Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là gì

Trong giao tiếp nhất định sẽ có những khi bất đồng ý kiến, tức giận, vì vậy học cách làm chủ bản thân và cách kiềm chế cảm xúc để tránh ảnh hưởng đến các mối quan hệ không mong muốn.

Học cách làm chủ bản thân và kiềm chế cảm xúc để tránh ảnh hưởng đến các mối quan hệ không mong muốn

Nhận thức và kiềm chế được những cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn quản lý sự căng thẳng, suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo để tự tin và giao tiếp tốt với người khác. Để có nhiều mối quan hệ tốt hơn, bạn nên rèn luyện các kỹ năng kiềm chế cảm xúc dưới đây.

10 Cách Kiềm Chế Cảm Xúc Và Làm Chủ Bản Thân

Tránh suy nghĩ tiêu cực

Tránh những suy nghĩ tiêu cực về vấn đề xảy ra sẽ làm bạn không kiềm chế được tức giận

Tránh những suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ trầm trọng về vấn đề xảy ra sẽ làm bạn không kiềm chế được cảm xúc tức giận. Vì thế, bạn không nên căng thẳng, chán nản với thực tế và tìm cách khắc phục vấn đề. Tự động viên bản thân là mình có thể giải quyết được việc này tốt hơn. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng quản trị cảm xúc hơn.

Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân

Khi gặp vấn đề khó khăn, lỗi lầm xảy ra, bạn thường có xu hướng đổ lỗi, chê trách người khác với tâm trạng khó chịu. Thói quen này sẽ gây mất kiểm soát cảm xúc dẫn đến tức giận, làm tổn thương người khác. Vì thế, để kiềm chế cảm xúc, bạn cần học cách suy tính đến trách nhiệm của bản thân với vấn đề xảy ra.

Dừng ngay tranh cãi và cùng nhau giải quyết vấn đề

Thay vì tức giận và trách cứ người gây ra sai lầm thì cần tập trung tìm phương án giải quyết, khắc phục

Sai lầm có thể xảy ra với bất cứ ai, vì vậy bạn nóng giận và trách mắng thậm tệ người đó thì cũng không thay đổi được thực tế đã xảy ra. Do đó, việc quan trọng lúc này không phải là tìm ra ai chịu trách nhiệm cho sơ suất này, mà là cùng nhau tìm ra phương án khắc phục những hậu quả gây ra và giải quyết được vấn đề.

Không nên có ác cảm hoặc thù hận

Có ác cảm hoặc thù hận với người khác không chỉ làm mất thời gian và năng lượng của bản thân, thậm chí tự bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực ấy. Vì vậy, giải quyết vấn đề và tha thứ, không giữ lại thù hận sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng làm việc, sức khỏe và hạnh phúc.

Những điểm tốt đẹp người khác làm cho bạn

Cảm xúc tức giận xảy ra nhanh chóng khiến bạn mất khả năng kiểm soát, vì thế nên tránh mặt người đó và tìm đến một nơi yên tĩnh để viết ra những điều tốt đẹp người đó đã làm cho bạn. Cân bằng cảm xúc để đánh giá khách quan những lỗi lầm để công bằng xử trí vấn đề. 

Khiến bản thân trở nên bận rộn

Nếu bạn không đối diện với vấn đề xảy ra ngay lập tức, bạn sẽ có thời gian kiểm soát được cơn tức giận

Để kiềm chế cảm xúc, bạn nên đánh lạc hướng tâm trí bản thân bằng cách làm cho bản thân thật bận rộn. Nếu bạn không đối diện với vấn đề xảy ra ngay lập tức, bạn sẽ có thời gian kiểm soát được cơn tức giận. Do đó, thay vì nổi nóng làm mọi thứ rối tung lên thì bạn hãy để tâm vào những công việc khác, hứng thú và vui vẻ hơn.

Học cách đối mặt với khó khăn                                                   

Trong cuộc sống, giao tiếp chúng ta thường xuyên gặp phải những khó khăn phải đối mặt, vì thế, thay vì trốn tránh, bạn đương đầu với khó khăn và tìm cách vượt qua chúng. Không chỉ trích người khác, mà học cách tranh luận để kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân.

Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Cơn nóng giận sẽ làm bạn mất bình tĩnh, nổi cáu, thậm chí gây hại với người khác

Cơn nóng giận sẽ làm bạn mất bình tĩnh, nổi cáu, thậm chí gây hại với người khác. Vì vậy, khi gặp những khó khăn, thử thách bạn hãy cố gắng bình tĩnh để giải quyết. Bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề toàn diện để khắc phục tránh hậu quả xấu.

Học cách nhìn nhận lại

Nhìn nhận lại hậu quả khiến bạn tức giận và suy nghĩ có nên làm như vậy hay không

Đã bao giờ bạn tức giận gây hậu quả nghiêm trọng? Bạn đã bao giờ mất mối quan hệ vì không kiềm chế cảm xúc? Hãy nhìn nhận lại hậu quả khiến bạn tức giận và suy nghĩ có nên làm như vậy hay không. Điều này sẽ giúp bạn có cân nhắc với những trường hợp tương tự tránh những hậu họa không hay.

Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn nên học cách giải tỏa cảm xúc trước khi trở nên tức giận.

  • Chia sẻ những cảm xúc với những người bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc căng thẳng và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
Viết nhật ký để trút bỏ được những tức giận trong lòng
  • Nếu là một người khó mở lòng chia sẻ thì thói quen viết ra những cảm xúc tiêu cực để giải tỏa những khó chịu trong lòng mà không làm tổn thương ai. Viết ra là bạn đã trút bỏ được những tức giận trong lòng. Đọc lại những dòng nhật ký này để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.
  • Để tránh cơn giận ngay tức thời, bạn có thể nghĩ đến những chuyện vui mà mình đã trải qua, câu chuyện hài hước đã từng đọc nghe ở đâu đó hay uống một cái gì đó thật lạnh,… Những hành động này sẽ giúp làm giảm nóng giận để làm chủ bản thân tốt hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức lực của cơ thể, giúp tinh thần khỏe mạnh, tránh những căng thẳng để kiểm soát được cảm xúc, tránh tức giận. 
  • Cuộc sống vội vàng và nhiều áp lực khiến bệnh trầm cảm dễ dàng phát triển hơn. Nhưng nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống thì căn bệnh này sẽ không có cơ hội chen chân vào. Và bạn có biết tin, ghế massage cũng có tác dụng cải thiện mức độ trầm cảm không?Massage làm tăng các hoocmon “hạnh phúc” bao gồm: serotonin, dopamine và endorphins.

    Nghiên cứu cho biết, người trưởng thành chỉ cần sử dụng 15 phút massage 2 lần một tuần trong 5 tuần liên tiếp sẽ làm gia tăng đáng kể sóng delta giúp giấc ngủ sâu hơn, tinh thần trở nên thư thái, hạn chế sóng beta gây tình trạng stress, giúp bạn thoải mái hơn, bớt nóng giận, kiềm chế cảm xúc tốt hơn.

Thiền định giúp tĩnh tâm và kiềm chế cảm xúc tốt hơn
  • Tham gia hoạt động thiền định: Sự căng thẳng, lo lắng là nguyên nhân dễ dàng làm bùng nổ những cơn nóng giận. Vì vậy, thiền định là cách con người trở lên tĩnh tâm kiềm chế cảm xúc tốt hơn.

Người không thể giữ được bình tĩnh, cả giận mất khôn sẽ gây những hậu quả không đáng có. Những người không thể kiểm soát được sự tức giận của bản thân sẽ trở thành người khó gần, khó kết giao. Vì vậy, học cách kiềm chế cảm xúc và làm chủ được bản thân sẽ giúp bạn giao tiếp, kết giao được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Nếu bạn cần một ai đó có chuyên môn giúp bạn học cách kiềm chế cảm xúc tốt hơn, hãy liên hệ với MindaLife nhé. MindaLife sẽ luôn mở rộng cánh cửa, chào đón bạn đến và cùng chúng tôi nâng cao giá trị.

Mindalife – Nơi cung cấp giải pháp & kỹ năng phát triển bản thân

Giao tiếp hằng ngày khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc từ vui vẻ, hạnh phúc đến tức giận. Nếu không biết cách kiềm chế cảm xúc rất dễ gây nên những thói quen tiêu cực. Chính vì thế, bài viết dưới đây chia sẻ kỹ năng giúp bạn kiểm soát cảm xúc để không gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

1. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc  không phải là loại bỏ hết cảm xúc của bản thân mà là cách để bạn kiểm soát hành vi, thái độ của bản thân dù trong bất kỳ tình huống tiêu cực nào. Nói một cách dễ hiểu, đây là cách giúp bạn trở về trạng thái cảm xúc cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể,...

Ngược lại, nếu không kiểm soát tốt cảm xúc rất dễ khiến bạn thất bại trong giao tiếp, đàm phán hay thậm chí hủy hoại các mối quan hệ. Chính vì thế, học cách kiềm chế cảm xúc sẽ giúp bạn giao tiếp khéo léo  hơn, giúp bạn có những mối quan hệ tốt đẹp hơn, và thành công hơn trong công việc.

2. 5 cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc không hề đơn giản. Tuy nhiên, áp dụng 5 cách dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp của mình:

Điều chỉnh hành động cơ thể

Một vài tình huống sẽ đẩy bạn rơi vào trạng thái tiêu cực, hãy nhanh chóng kiểm soát nó một cách tức thời. Bạn có thể điều chỉnh lại một số hành động cơ thể đơn giản như:

+ Thả lỏng cơ thể: điều này sẽ giúp bạn xoa dịu tâm trí, thư giãn và quản lý cảm xúc hiệu quả

+ Hít thở sâu: hít thở sâu để giữ bình tĩnh, giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng.

+ Mỉm cười

+ Thay đổi tư thế đứng, ngồi một cách thoải mái nhất

Chỉ một vài thay đổi hành động đơn giản, bạn có thể tập trung và suy nghĩ được hướng đi mới.

>> Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên

>> Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bất kỳ ai cũng nên rèn luyện

Rèn luyện tư duy

Con người có khả năng điều khiển cảm xúc bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn quản lý cảm xúc để đưa ra hành động ứng xử. 

Để rèn luyện được tư duy cảm xúc, bạn cần nhìn mọi việc theo hướng tích cực, hãy luôn mỉm cười dù cho bất kỳ chuyện gì xảy ra để hạn chế những cảm xúc tiêu cực nảy sinh. Thay vì chỉ chú ý đến nhược điểm của người khác, hãy nhìn vào ưu điểm của họ để học tập tích lũy cho bản thân.

Người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt chắc chắn sẽ bình tĩnh xử lý trong mọi tình huống, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, sẵn sàng tiếp thu và sửa chữa những nhược điểm của bản thân.

Khéo léo trong sử dụng ngôn từ

Nhiều người thường hay than vãn khi gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, thói quen này vô tình lại đem đến suy nghĩ tiêu cực cho cả người đối diện.

Vì vậy, ngừng suy nghĩ tiêu cực, không than vãn, thay vào đó sử dụng những từ ngữ mang tính động viên, khích lệ cho đối phương. Đây là cách giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và nhìn nhận cuộc sống tích cực hơn.

>> Top 6 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn thăng tiến trong công việc

Tự tin vào bản thân

Thiếu tự tin cũng chính là lí do đẩy bạn đến với những cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm thấy mình yếu kém, không có đủ năng lực bằng người khác trong việc giải quyết vấn đề. Chính vì thế, bạn dễ cảm thấy tiêu cục, tức giận vô cớ. Nếu bạn đủ tự tin, bạn sẽ có khả năng đương đầu với khó khăn nên dễ kiểm soát được cảm xúc bản thân. Điều này cũng giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét của người khác, từ đó lạc quan và tràn đầy năng lượng.

Một số cách giúp bạn rèn luyện sự tự tin:

+ Dáng vẻ và ngôn ngữ cơ thể tự tin

+ Hãy nhìn thẳng vào mắt người khác khi giao tiếp để giúp bạn được tin tưởng và yêu mến hơn

+ Thử thách bản thân ở những điều mới lạ trong mọi tình huống và lĩnh vực

+ Nghĩ đến thành công chứ không phải thất bại khi làm bất cứ việc gì

Kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Để có những cảm xúc tích cực, bạn có thể:

+ Không đổ lỗi cho người khác

+ Dám nhận sai và tìm cách giải quyết

+ Không so đo, tính toán thiệt hơn

+ Vứt bỏ những lời phàn nàn, mà thay vào đó là lời khen ngợi

+ Nghĩ tích cực về tất cả mọi việc

Rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc là điều không hề dễ dàng. Hãy rèn luyện từng ngày để giúp bạn trở thành người tích cực, giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Video liên quan

Chủ Đề