Lãi suất ngân hàng năm 2011 là bao nhiêu mới nhất năm 2022

Lãi suất ngân hàng năm 2011 là bao nhiêu mới nhất năm 2022

Lãi suất cho vay đã giảm nhanh với mức giảm từ 5 -8%/năm so với cuối năm 2011, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động VND tương đối ổn định với kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, giảm khoảng 0,5%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Hiện nay, lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1 - 2%/năm; kỳ hạn dưới 1 tháng 2%/năm; từ 01 tháng đến dưới 12 tháng 8,8 - 9%/năm, từ 12 tháng trở lên 10 - 12%/năm.

Theo đó, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm.

Nếu như cuối năm 2011, lãi suất cho vay lên tới trên 20%/năm, các doanh nghiệp chỉ “mơ” lãi suất giảm còn 15 – 16%/năm, nhưng hiện giờ mức lãi suất cho vay mà các ngân hàng thương mại đưa ra chỉ dao động 12% – 13%/năm, thậm chí còn thấp hơn.

Đánh giá về xu hướng giảm lãi suất hiện nay, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Lãi suất cho vay đã giảm nhanh với mức giảm từ 5 -8%/năm so với cuối năm 2011, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2012, Chính phủ  đã yêu cầu, trong tháng 12 này, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, yêu cầu “xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại”.

Thị trường tiền tệ đang chờ đợi quyết  định cắt giảm lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước.

Từ đầu tháng 11 , lãi suất huy động VND được khá nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm từ 0,3% - 0,8%. Ví dụ, tại Techcombank, lãi suất huy động cao nhất hiện chỉ còn 12%/năm, thay vì mức 12,5%/năm trước kia. Hay như ngân hàng Eximbank, lãi suất cao nhất chỉ còn 12%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng, thay vì mức 12,3 - 12,8% cũ.

Agribank huy động 12%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, còn kỳ hạn 12 tháng và 18 tháng lần lượt ở mức 11%/năm và 11,5%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ở Vietinbank là 12%/năm và từ 10 - 11%/năm cho kỳ hạn từ 13 - 36 tháng…

Những ngày gần đây, một vài ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền đồng.

Theo bảng niêm yết lãi suất sáng ngày 7/12 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), lãi suất cao nhất chỉ còn 12%/năm  ở kỳ hạn 13 và 36 tháng. Kỳ hạn từ  1-9 tháng, lãi suất cao nhất chỉ còn 8,8%/năm.

Tại Eximbank, lãi suất huy động tiền đồng được ngân hàng này giảm sâu hơn, mức cao nhất chỉ còn 11,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 và 13 tháng. Từ kỳ hạn 15 tháng trở đi, lãi suất chỉ còn 11%/năm… 

Tại một số ngân hàng lớn khác như Vietcombank, lãi suất huy động VND cho khách hàng cá nhân hiện cũng chỉ còn 10,5%/năm cho các kỳ hạn dài 12 - 24 - 36 - 48 - 60 tháng, còn lãi suất huy động từ khối doanh nghiệp kỳ hạn 12 tháng còn 10%/năm. Tại Vietinbank, kỳ hạn 12 - 13 tháng được gửi ở mức 11%/năm, từ 13 đến 36 tháng là 10%/năm và kỳ hạn trên 36 tháng chỉ còn duy trì ở mức 9%/năm...

Công Trí


Thời điểm cuối năm 2021, một số ngân hàng có động thái tăng lãi suất huy động, thậm chí thị trường đã xuất hiện mức lãi suất tiết kiệm trên 10%/năm. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng gần gấp đôi so với đầu tháng 12, dao động từ 1,34 - 3,37%/năm. Điều nảy sẽ ảnh hưởng gì tới lãi vay năm 2022?

Lãi suất ngân hàng năm 2011 là bao nhiêu mới nhất năm 2022

Dự báo lãi suất cho vay khó tăng trong thời gian tới

TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng bước qua năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng nhẹ do áp lực lạm phát khi nhu cầu vốn tăng sau khi nền kinh tế phục hồi. Thế nhưng lãi suất cho vay cơ bản ổn định theo định hướng chung của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội. Lãi suất điều hành (tái cấp vốn) của NHNN hiện nay là 4% và theo ông Lực, mức này không nên giảm nữa nếu không muốn đánh tín hiệu lãi suất tiền gửi giảm, ảnh hưởng tới tiền gởi trong dân cư. Thực tế năm 2021, người dân đã gửi tiền ngân hàng ít đi và chuyển một phần lớn sang đầu tư chứng khoán, bất động sản... Còn lãi suất cho vay hiện nay ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua và cũng không phải là điểm nghẽn bởi vì tín dụng vẫn tăng.

“Lãi suất sẽ giữ ở mức thấp kỷ lục”, đó là nhận định của Ngân hàng UOB cho phần dự báo lãi suất vào năm 2022. Theo phân tích của nhà băng này, lạm phát năm 2021 dự báo tăng vừa phải 1,9% so với 3,2% năm 2020 và sau đó tăng lên 3,2% vào năm 2022. Với bối cảnh lạm phát tương đối lành tính và triển vọng không chắc chắn do biến chủng Omicron mới xuất hiện của dịch Covid-19 ngay khi đất nước lấy lại vị thế sau làn sóng lây nhiễm vừa qua, NHNN có khả năng sẽ giữ ổn định chính sách của mình để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi. Với kỳ vọng tình hình sẽ được quản lý tốt giống như đã từng xảy ra trước đây, nên cả lãi suất tái cấp vốn ở mức 4% và lãi suất tái chiết khấu ở mức 2,5% sẽ vẫn giữ ở mức thấp kỷ lục ở thời điểm hiện tại.

Dự báo lãi suất năm 2022, GS-TS Trần Ngọc Thơ - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhận định: “Lãi suất không thể tăng trong thời gian tới, ngay cả khi lạm phát có xuất hiện đi nữa thì cũng phải giữ cho lãi suất ổn định để hỗ trợ nền kinh tế. Trường hợp lạm phát không có hoặc thấp thì kéo lãi suất giảm xuống nữa”. Theo vị giáo sư này, khả năng lạm phát xuất hiện nhưng sẽ kiểm soát được. Nếu lạm phát đi đúng như dự báo của các quốc tế rằng toàn cầu đến giữa năm 2022 sẽ giảm thì sẽ tác động lạm phát trong nước giảm phần nào, làm giảm đi sức ép lên lãi suất. Nhưng biến chủng Omicron vẫn là một ẩn số để đánh giá trong thời gian tới. Nếu diễn biến phức tạp hơn, làm chuỗi cung ứng bị tắc lần nữa sẽ dẫn đến chi phí tăng lên, giá nhập khẩu tăng lên, mọi thứ tăng lên hết thì chỉ số lạm phát chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Liên quan đến gói tín dụng bù lãi suất có quy mô 40.000 tỉ đồng, tương đương dư nợ tín dụng 1 triệu tỉ đồng, ông Trần Ngọc Thơ cho rằng gói bù lãi suất 3 - 4%/năm nếu triển khai trong thời gian tới sẽ là niềm động viên đối với doanh nghiệp. Thế nhưng bù lãi suất không phải là lãi suất chính sách mà mang tính lãi suất định hướng vào nhóm đối tượng nào đó được ưu tiên vay. Chính vì vậy, gói tín dụng này nếu không đủ lớn cũng khó có thể tác động đến lãi suất thị trường.

Đồng quan điểm, TS Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên cao cấp, kế toán và tài chính tại Đại học Bristol (Anh) cho rằng gói hỗ trợ lãi suất khả năng sẽ hướng đến những lĩnh vực khôi phục lại được, những doanh nghiệp còn hoạt động, từ đó kéo hoạt động sản xuất trở lại, tăng trưởng kinh tế dù dịch có quay trở lại hay không. Nếu lạm phát trong nước dưới 5% thì không áp lực quá lớn để thay đổi lãi suất. Lãi suất vay sẽ được cố giữ ở mức hiện tại hoặc có thể điều chỉnh giảm đôi chút vì nền kinh tế vẫn đang cần được hỗ trợ.

“Về dài hạn, khi lãi suất cho vay có thể bắt đầu tăng lên sẽ là là một tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế, chứ ngân hàng mà thanh khoản dồi dào, dư thừa tiền trong năm 2022 nữa thì chứng tỏ doanh nghiệp “chết” rồi nên không thể vay nữa, hoặc ngân hàng thấy kinh tế quá rủi ro không dám cho vay. Khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn sẽ tăng lên từ từ, room tín dụng từ 12% đổ lại thì lãi suất sẽ không quá căng thẳng. Còn nếu nhu cầu vốn tăng quá mạnh không chừng lãi vay lại bị kéo lên. Nhưng đó cũng sẽ là tín hiệu kinh tế phục hồi”, ông Hồ Quốc Tuấn nhận xét.

Trước những thách thức của lạm phát, ông Phạm Thanh Hà - Phó thống đốc NHNN cho rằng, đây là vấn đề toàn cầu và ngân hàng trung ương các nước đang thu lại biện pháp nới lỏng tiền tệ, điều chỉnh tăng lãi suất. Vì vậy, NHNN cũng sẽ theo dõi sát các nguy cơ, rủi ro gia tăng lạm phát để điều hành chính sách tiền tệ một cách phù hợp. Sẽ tiếp tục duy trì thanh khoản cho hệ thống, ổn định mặt bằng lãi suất để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế nhưng cũng không chủ quan đối với lạm phát. Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế đi đôi với đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng có thể thực hiện được khi các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc tăng vốn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh như hiện nay. Tựu chung lại, trong năm 2022, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN sẽ phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, kịp thời với các biến động của kinh tế vĩ mô và thị trường.

Tin liên quan

Có gần 10 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm trong giai đoạn nửa cuối tháng 5, phần lớn đều tăng lãi suất, dao động 0,1-0,8% một năm.

Trong đó, VIB có mức tăng 0,8% một năm cho tiền gửi online kỳ hạn 9, 11 tháng và kỳ hạn 9 tháng gửi tại quầy. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong toàn ngành tính từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, các kỳ hạn khác cũng được cộng thêm lãi suất 0,3-0,7% một năm. Tuy nhiên với mức nền lãi suất cũ khá thấp, thứ hạng của VIB cũng không được cải thiện nhiều sau động thái trên.

Các ngân hàng như OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB... đợt này cũng đua nhau tăng lãi suất với mức phổ biến 0,3-0,4% một năm. Nhờ đó, BaoVietBank nâng thứ hạng từ vị trí 11 lên xếp thứ 4 ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường. OceanBank cũng tăng 6 bậc lên đứng vị trí thứ 6. Còn lại các nhà băng như BacABank, GPBank... chỉ nhích nhẹ thêm 0,1-0,2% một năm.

Sau đợt điều chỉnh này, đã có 20 trong số 34 đơn vị được VnExpress khảo sát niêm yết lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy trên 6% một năm. Con số này với kênh online là 23 nhà băng. Trung bình mặt bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy và online lần lượt đạt 6,11% và 6,28%, tăng 0,04-0,05% so với hồi giữa tháng 5.

SCB tiếp tục là quán quân lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. Nhà băng này trả 7,3% cho cả tiền gửi tại quầy và giao dịch online. Mức lãi suất trên đã được SCB áp dụng từ giữa tháng 5.

Giao dịch viên đang kiểm đếm tiền tại một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Trước đó, giữa tháng 5 cũng đã có 11 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, nhiều nhà băng đưa ra biên độ tăng trên 0,3% một năm như NCB, GPBank, Sacombank, VietABank...

Lãi suất tiền gửi liên tục đi lên giúp huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong quý đầu năm tăng 2,15% so với cùng kỳ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước. Riêng người dân đã gửi ròng gần 174.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền gửi của cư dân lên mức 5,47 triệu tỷ đồng, tăng 3,28% so với cuối năm 2021.

Xu hướng đổ về kênh tiền gửi ngân hàng cũng diễn ra trong bối cảnh các kênh đầu tư nóng trước đó dần hạ nhiệt. Tính từ đầu tháng 4, thị trường chứng khoán có 27 phiên thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng. Trong đó, gần một tháng qua chỉ có 5 phiên giao dịch vượt mốc 15.000 tỷ đồng. Mức thanh khoản trên tương đối thấp so với trung bình 26.000 tỷ đồng trong quý đầu năm.

Kênh trái phiếu cũng dần lắng xuống sau nhiều động thái vĩ mô nhằm siết chặt thị trường. Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, tháng 4 có 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 16.470 tỷ đồng, tuy tăng so với 2 tháng liền trước nhưng vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của năm ngoái.

Tăng lãi suất đang trở thành xu hướng chính của các ngân hàng tư nhân từ đầu năm đến nay (trong khi đó, bốn nhà băng quốc doanh: Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank lại đứng ngoài cuộc đua). Theo thống kê của VnDirect, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của khối tư nhân vào cuối tháng 4 đã lần lượt tăng 14 điểm cơ bản và 13 điểm cơ bản so với mức cuối năm 2021.

VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9-6,1% một năm vào cuối năm 2022 (hiện ở mức 5,5-5,7% một năm), vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một năm.

Cùng quan điểm, Chứng khoán BSC cho rằng mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0,5-1% trong năm 2022. Dự báo trên đến từ kịch bản lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại.

Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức (cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng), không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách (khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ). Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Tất Đạt