Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Đểmở quán trà sữa, bạn cần chuẩn bị những gì để tình hình kinh doanh ổn định, cũng như mở rộng quy mô phát triển. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm lập kế hoạchmở quán trà sữa kinh doanh, không biết nên bắt đầu từ đâu thì nên tham khảo những thông tin bổ ích trong bài viết này.

Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Lập kế hoạch mở quán trà sữa cụ thể sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả (Ảnh: Internet)

Khi các loại đồ uống nói chung vàtrà sữanói riêng đang chiếm lĩnh trên thị trường, hàng loạt chuỗi cửa hàng lớn, nhỏ từ các thương hiệu trong và ngoài nước xuất hiện, việc phát triển mô hình kinh doanh trà sữa mở rộng không phải là câu chuyện dễ dàng nữa.

Đối với các mô hình vừa và nhỏ, thương hiệu mới ra đời, chưa có vị trí vững chắc trong lòng người dùng, việc này càng trở nên khó khăn gấp bội phần nhưng không phải không thực hiện được. Do đó, lập kế hoạch mở quán trà sữa cụ thể sẽ giúp bạn tránh những rủi ro ngoài mong muốn.

Kế Hoạch Kinh Doanh Trà Sữa Chi Tiết

Để xây dựng được kế hoạch kinh doanh chi tiết và đầy đủ, bạn có thể sử dụng phương pháp 5W  1H. Nghĩa là, bạn trả lời những câu hỏi như: What, where, when, why, who và how dựa trên ý tưởng kinh doanh trà sữa.

Chọn Mô Hình Kinh Doanh Trà Sữa

Hiện nay, trên thị trường có những mô hình trà sữa phổ biến như:nhượng quyền thương hiệu, local brand (thương hiệu Việt), take away, nhỏ và vừa Tùy thuộc vào mỗi mô hình kinh doanh sẽ có nguồn vốn đầu tư, nhóm khách hàng khác nhau. Khi tìm và lựa chọný tưởng kinh doanh trà sữa, bạn nên tham khảo thị trường hiện tại.

Xác Định Đối Tượng Khách Hàng

Trà sữa là thức uống được nhiều người ưa chuộng, kể cả trẻ em đến người lớn. Do đó, bạn có thể khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu của mình như: học sinh, sinh viên; nhân viên văn phòng; gia đình Khi xác định được nhóm đối tượng phù hợp, bạn sẽ dễ dàngđịnh giá bán đồ uống, lựa chọn khẩu vị phù hợp, phong cách và trang trí quán

Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Học làm trà sữa là một trong những bước chuẩn bị trước khi kinh doanh (Ảnh: Internet)

Dự Trù Các Chi Phí Mở Quán Trà Sữa

Những khoảnchi phí khi mở quán trà sữakinh doanh dành cho người mới bắt đầu gồm có:

  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí thiết kế và trang trí quán
  • Chi phí nguyên liệu,dụng cụ mở quán trà sữa
  • Chi phí duy trì hoạt động (điện, nước, wifi, marketing)

Ngoài ra, còn có một số khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình mở quán trà sữa. Do đó, chi phí cố định sẽ giúp bạnkiểm soát thu  chitại cửa hàng, tránh thất thoát và lỗ vốn kinh doanh.

Thiết Kế Và Trang Trí Trước Khi Mở Quán Trà Sữa

Bất kỳ một quán trà sữa hay quán cà phê nào đều cần thống nhất concept tổng thể chung. Thứ nhất, điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng khiến khách hàng nhớ đến. Concept càng rõ ràng, phối hợp hài hòa với nhau sẽ dễ dàng định hướng sản phẩm, chiến lược marketing, địa điểm

Hiện nay, quán trà sữa có rất nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Để gây ấn tượng với khách hàng, ngoài sản phẩm thì không gian quán là một trong những yếu tố quyết định.Kinh nghiệm mở quán trà sữalà bạn nên chọn những kiểu thiết kế mang lại sự thoải mái cho khách hàng, chỗ ngồi rộng rãi, màu sắc bắt mắt và dễ chịu.

Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Thiết kế không gian xanh đang được nhiều thương hiệu trà sữa lựa chọn (Ảnh: Internet)

Không chỉ có thói quen đi cà phê, nhiều khách hàng đã lựa chọn đi trà sữa là hình thức để thư giãn, gặp gỡ bạn bè và thậm chí là không gian làm việc yêu thích. Một trong những xu hướng thiết kế quán đồ uống đang được ưa chuộng là phong cách tối giản, màu đơn sắc và tận dụng ánh sáng tự nhiên.

Tuyển Dụng Nhân Sự

Để đào tạo và quản lý nhân sự tốt, bạn cần tìm hiểu về kiến thức pha chế, lập kế hoạch đào tạo kỹ năng phục vụ cho nhân viên, đưa ra những quy định chung, chế độ khen thưởng Tuyển dụng nhân sự trước khi mở quán sẽ đảm bảo cho cửa hàng hoạt động suôn sẻ. Đồng thời, nhân viên sẽ nhanh chóng làm quen với công việc và thực hiện đúng tinh thần làm việc.

Demo Sản Phẩm Và Thiết Kế Menu

Bên cạnh thói quen uống những món trà sữa quen thuộc, khách hàng thích khám phá những điều mới mẻ. Họ thường đổi khẩu vị mỗi ngày, để trải nghiệm hương vị trà sữa đó như thế nào. Vì vậy, bí quyết kinh doanh trà sữa thành công nằm ở công thức trà sữa phù hợp với khẩu vị người Việt, nhưng vẫn có yếu tố khác biệt hay còn gọi là mang hương vị đặc trưng.

Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Tìm hiểu những khẩu vị trà sữa phù hợp với khách hàng tại các lớp học

Vì vậy, để thiết kế menu trà sữađầy đủ và đa dạng như thị trường hiện nay. Bạn có thể tham gia các khóa học pha chế trà sữa để cập nhật đa dạng công thức. Tuy nhiên, menu trà sữa nên có đầy đủ các loại trà sữa truyền thống, topping cơ bản và đi kèm với những món độc  lạ chỉ có tại cửa hàng của bạn.

Lập Kế Hoạch Marketing

Gợi ý một sốchiến lược marketingphù hợp với các mô hình đồ uống như:

  • Mua 1 tặng 1, mua 2 tính tiền 1
  • Giảm giá 20% vào ngày thứ ba, check in giảm 10%
  • Chiến dịch bảo vệ môi trường: sử dụng ống hút tre, inox; tặng quai vải
  • Bán đồ uống theo mùa: trà sữa bơ, trà dưa hấu
  • Freeship đối với hoá đơn trên 200 nghìn đồng. Tìm Hiểu NgayPha Chế Đặc BiệtTìm Hiểu NgayKhóa Học BaristaTìm Hiểu NgayKhóa Học BartenderTìm Hiểu NgayKhóa Học Kem ÝTìm Hiểu NgayKhởi Sự Kinh Doanh Nhà Hàng - CafeTìm Hiểu NgayNghiệp Vụ Bar TrưởngTìm Hiểu Ngay

4 Kế Hoạch Phát Triển Thương Hiệu Trà Sữa

Sau khi cửa hàng đã bắt đầu ổn định, bạn có thể nghĩ đến việc phát triển thương hiệu trở nên quy mô tầm cỡ hơn.

Mở Rộng Nhiều Chi Nhánh

Cách thức phổ biến được sử dụng để mở rộng quy mô là xây dựng thêm nhiều chi nhánh khác. Lựa chọn này phù hợp với các quán trà sữa ra đời ít nhất từ 1.5  3 năm, có hoạt động kinh doanh vững vàng, chất lượng đồ uống và dịch vụ tốt, nguồn lợi nhuận ổn định.

Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Những chi nhánh cần có sự đồng bộ về không gian, đồ uống, concept (Ảnh: Internet)

Cần mở rộng theo mô hình tam giác, tức là dựa trên ước lượng bán kính (km) khách hàng để chọn địa điểm mở quán kế tiếp tránh cạnh tranh, xung đột với chính quán của mình. Làm tương tự cho quán tiếp theo, tạo thành từng hình tam giác ba quán với khả năng gom trọn khách hàng trong phạm vi lớn. Đây chính là kinh nghiệm mở quán trà sữa theo vị trí rất thiết thực.

Đa Dạng Hóa Hình Thức Bán Trà Sữa

Xem xét đến việc đa dạng hóa nhiều kênh bán hàng là cách buôn may bán đắt cho người kinh doanh. Trong thời đại công nghệ không ngừng phát triển, ngoài kinh doanh offline, hình thức bán trà sữa online trở nên phổ biến. Sự đa dạng các kênh bán hàng trên trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instargram cũng đang được xem là xu hướng không thể bỏ qua.

Yếu Tố Then Chốt: Phát Triển Chiều Sâu Quán

Mở rộng quy mô không có nghĩa chỉ mở rộng chi nhánh, phát triển quán bằng cách phát triển các sản phẩm, dịch vụ bên trong mới là lựa chọn đáng suy ngẫm. Khi công việc kinh doanh thuận lợi và tốt lên, với nguồn lợi nhuận thu về đáng kể, nếu không muốn mở chi nhánh khác, bạn dùng số tiền này đầu tư trực tiếp vào chiều sâu của quán.

Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa
Lập bản kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Trang bị thêm những kiến thức về pha chế trà sữa

Không cần chú trọng mở rộng cơ sở vật chất với quy mô huy hoàng, không cần phải biến thành quán trà sữa có menu hơn 1000 thức uống khác nhau. Nâng cấp chiều sâu của quán bằng tay nghề pha chế các thức uống chất lượng, độc đáo, các món mới thường xuyên xuất hiện theo định kỳ mỗi tuần/mỗi tháng mới là bí quyết thành công.

Mở Rộng Dựa Trên Cơ Sở Đã Có

Không đủ chi phí, không muốn mở rộng sang thị trường địa lý khác, bạn hãy cân nhắc sử dụng, nâng cấp cửa hàng hiện tại của mình như thiết kế lại không gian, đầu tư cơ sở hạ tầng hay mở rộng mặt bằng Phạm vi mở rộng dựa trên cơ sở có sẵn còn được hiểu là sự mở rộng tổng hợp của các hình thức dưới đây:

  • Mở rộng theo sản phẩm: ngoài sản phẩm chủ đạo thì mở rộng kết hợp với các loại đồ uống, thức ăn khác (trà sữa và thức ăn nhanh,trà sữa và các thức uống từ trà)
  • Mở rộng theo chiều ngang: mở rộng các sản phẩm pha chế mới với những kết hợp nguyên liệu sáng tạo khác nhau dựa trên công thức nền cơ bản:trà sữa trân châu  trà sữa trân châu đường đen, trà sữa nha đam  trà sữa nha đam mật ong
  • Mở rộng theo nhóm khách hàng tiềm năng: ngoài đối tượng chính của quán là học sinh, sinh viên, bạn nên nâng cấp quán để phù hợp với tất cả các đối tượng khác nhau.

Hi vọng nhữngkế hoạch mở quán trà sữamà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ, giúp bạn có thêm ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngoài ra, bạn nên tham khảo về khóa học pha chế trà sữa tại DPCAAu.

Có thể bạn quan tâm:

  • Có Nên Kinh Doanh Trà Sữa Trong Năm Nay Hay Không?
  • Tương Lai Phát Triển Của Các Mô Hình Trà Sữa
  • Những dụng cụ không thể thiếu khi mở quán trà sữa kinh doanh