Lượng mưa trên thế giới phân bố ở đâu

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Trên thế giới lượng mưa phân bố nhiều nhất ở đâu?

Các bạn trả lời giúp mình với

Các câu hỏi tương tự

Câu 7: Nêu và giải thích tình hình lượng mưa phân bố theo vĩ độ.

Lời giải

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ.

– Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo là do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực chủ yếu là đại dương và rừng Xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.

– Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam là do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.

– Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam là do khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

– Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam là do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.

Lý thuyết:

III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

Do sự tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới [hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam].

- Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều.

- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng.

- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió không, ở phía nào.

- Nguyên nhân: Phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh; gió thổi từ biển vào từ phía đông hay phía tây.

lượng mưa trên thế giới phân bố nhiều nhất ở : A, ở 2 bên xích đạo B, ở 2 bên đường chí tuyến C, ở 2 vùng cực bắc và nam D, ở chí tuyến bắc

Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.

2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất

Qúa trình hình thành: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ  tạo thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.

a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương      

- Dụng cụ đo lượng mưa → thùng đo mưa [vũ kế]. Đơn vị: mm.

- Cách tính lượng mưa trung bình:

   + Lượng mưa trung bình ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày.

   + Lượng mưa trung bình tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng.

   + Lượng mưa trong năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng.

   + Trung bình trung bình nhiều năm = lượng mưa nhiều năm/số năm.

b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

 - Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

   - Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.

Loigiaihay.com

Toán 6

Ngữ văn 6

Tiếng Anh 6

Khoa học tự nhiên 6

Tin học 6

Lịch sử và Địa lý 6

Công nghệ 6

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 6

Tư liệu lớp 6

Đề thi

Xem nhiều nhất tuần

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0

Cũ nhất Mới nhât Thích nhiều

  • Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất: 
    1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ:
    Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
    - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
    - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới [hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam].
    Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam. 

    2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương:

    Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

  • lượng mưa trên trái đất phân bố không đồng đều . sự phân bố lượng mưa trên trái đất phụ thuộc các nhân tố :

    1. Khí áp + Các khu khí áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. + Các khu khí áp cao, không khí từ trên cao hạ xuống, không khí ẩm không bốc lên được, cộng thêm chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên rất ít mưa, hoặc không có mưa.

    2. Frông

    + Dọc các frông nóng, hoặc frông lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa. + Miền frông, đặc biệt là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường có mưa nhiều, vì không khí được đưa lên cao, đó là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

    3. Gió

    + Sâu trong nội địa, mưa ít, chủ yếu do ngưng kết hơi nước bốc hơi từ các hồ, ao, sông, rừng cây. + Miền có gió mậu dịch ít mưa, vì gió này khô. + Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều hơi nước.

    4. Dòng biển

    + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa. + Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

    5. Địa hình

    + Cùng một sườn núi, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiêu. Tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

    + Cùg một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

Video liên quan

Chủ Đề