Lương y như từ mẫu thầy thuốc như mẹ hiền

Y đức – Một danh từ thể hiện sự cao cả của người thầy thuốc, là tinh thần trách nhiệm, hết lòng yêu thương bệnh nhân, và là tấm gương cho những người khác noi theo.

Y đức là nền tảng đạo lý cho người thầy thuốc hành nghề.

Y đức là cơ sở để phát triển ngành y tế.

Y đức thể hiện niềm tự hào của những con người thầm lặng cống hiến cho con người, xã hội thông qua việc cứu người.

Lương y như từ mẫu thầy thuốc như mẹ hiền

Thế nào là Y Đức

Có thể có rất nhiều người có suy nghĩ  Y đức là một cái gì đó quá to tát, cao xa. Nhưng thật sự, điều đó thể hiện hằng ngày, trong cuộc sống, trong công việc và trong tâm tình mỗi người.

ĐIều đó càng thể hiện nhiều trong môi trường bệnh viện, trạm xá, phòng khám .v…v… nơi mà bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân.

Ở trên các diễn đàn mạng và trên các phương tiện thông tin đại chúng, vấn nạn phong bì được nhiều người bày tỏ quan điểm bức xúc, cho rằng đó là sự “thất đức”.

Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, việc sử dụng phong bì là do người bệnh làm “hư” y bác sĩ. Thậm chí có người còn nhận định, việc sử dụng phong bì là “bệnh” của nhiều người khi muốn làm việc gì cũng nhanh và theo được ý mình.

Ngành nghề nào cũng cần phải có đức chứ không riêng gì ngành Y. Tuy nhiên ngành Y là một ngành rất nhạy cảm vì đối tượng chăm sóc là con người nên nó dễ bị đánh giá và dễ bị “xúc phạm”.

Những đối tượng bị lên án nhiều khi chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến cả đội ngũ những người hết lòng vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Có rất nhiều bác sĩ đang ngày đêm vất vả, giành giật sự sống cho bệnh nhân, thậm chí hi sinh cả những điều thường nhật trong cuộc sống hàng ngày.

Đối mặt với rất nhiều vất vả, thậm chí là cả hiểm nguy khi giờ đây nạn bạo hành bác sĩ tại bệnh viện đang gây bức xúc, những người thầy thuốc rất đáng được trân trọng vì sự nghiệp sức khỏe của nhân dân.

Y đức cũng phải rèn luyện

Khi nghe đên Y đức, người ta thường hiểu như câu “Lương y như từ mẫu”.

Đây là một ngành rất đặc thù. Rất dễ bị phàn nàn nếu bệnh nhân không hài lòng.

Đây cũng là một khó khăn buộc người thầy thuốc phải vượt qua.

Chỉ có chăm chỉ học hành, rèn luyện, người thầy thuốc mới có thể tạo cho mình một đức tính tốt. https://credit-n.ru/zakony/fz-o-creditnih-istoriah/fz-o-vi.html

Gần đây trên mạng có bài viết cho rằng câu nói: “Lương y như từ mẫu” không còn phù hợp với y học hiện đại. Có thực vậy không?

Khi nói về y đức ở nước ta, câu nói được trích dẫn nhiều nhất là “Lương y như từ mẫu”. Từ lâu, “Lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.

Giống như con chim đại bàng muốn bay cao phải có hai đôi cánh, người thầy thuốc muốn hành nghề tốt phải luôn có hai điều kiện là phải giỏi và phải thương người.

Vậy “Lương y như từ mẫu” là như thế nào?

Bởi vì nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Nói một cách ngắn gọn là người thầy thuốc phải có tâm và có tầm. Giống như con chim đại bàng muốn bay cao phải có hai đôi cánh, người thầy thuốc muốn hành nghề tốt phải luôn có hai điều kiện là phải giỏi và phải thương người. Câu “Lương y như từ mẫu” hay “thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền” chính để nhấn mạnh hai điều kiện phải có của người thầy thuốc. Nếu thầy thuốc giỏi mà không có tấm lòng của người mẹ hiền thì khác gì chim đại bàng còn có một cánh, làm sao bay cao được? Hay người thầy thuốc có lòng thương người bệnh nhưng tay nghề quá yếu, không nắm vững chuyên môn thì có khi trở thành kẻ hại người một cách vô tình, thậm chí kẻ sát nhân không chủ ý.

Thầy thuốc giỏi?

Thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, luôn tìm cách cập nhật kiến thức y dược để làm chủ thông tin và trang bị thiết bị hiện đại hầu chữa trị tốt người bệnh. Nhưng thầy thuốc giỏi không thôi thì chưa đủ. Bởi vì người thầy thuốc không có sự tận tụy và lòng thương người thì dễ đi đến lỗi lầm. Một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách đến ghê gớm nhất là vô cảm, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh, mà những con người đáng thương này đã đặt tất cả hy vọng, niềm tin vào người thầy thuốc. Chính vì thế, người thầy thuốc giỏi phải có tấm lòng của người mẹ hiền là mong ước muôn đời của tất cả mọi người.

Lương y như từ mẫu thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc giỏi giống như mẹ hiền là như thế nào?

Ai cũng biết tấm lòng thương yêu bao la của người mẹ đối với con của mình. Đặc biệt, lòng mẹ thương con hình như tăng lên bội phần khi đứa con bị bệnh. Sự chăm sóc con bị bệnh ở người mẹ luôn có vẻ tận tình hơn khi con khỏe mạnh. Thậm chí có nhiều bà mẹ có thái độ tha thiết sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho sự hết bệnh sống còn ở con. Nói “Lương y như từ mẫu” thật ra đúng là sự ví von. Thầy thuốc nếu là nam giới thì sao như mẹ hiền cho được? Sự ví von như thế chỉ nhằm thể hiện sự mong muốn người thầy thuốc phải có tấm lòng yêu thương người bệnh hết mực, có tinh thần trách nhiệm trong nghệ nghiệp cao nhất, có sự tận tụy chăm sóc phục vụ người bệnh hết lòng.

Đối với người bệnh, người thầy thuốc giỏi có tấm lòng như người mẹ hiền luôn được xem là ân phúc của họ. Và người thầy thuốc thì luôn nỗ lực hết mình vì sự kỳ vọng của người bệnh.

Vẫn phù hợp với thời hiện đại

Hiểu sâu sắc “Lương y như từ mẫu” có nghĩa thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền của thời hiện đại. Người mẹ hiền thời nay không còn là người mẹ quê mùa, chỉ biết thương yêu con với tình yêu mù quáng, chỉ biết rầy la mắng mỏ con với thái độ gia trưởng. Mà là bà mẹ có học thức, biết chăm sóc con với kiến thức khoa học, giỏi tâm lý tiếp xúc, khi cần là người bạn chân tình ngang hàng con cái chứ không phải kẻ cả. Thời nay, rõ ràng con cái dù mẹ hiền và tốt đến đâu vẫn thích tâm sự với bạn thân chí cốt của mình, sẵn sàng thổ lộ tình cảm và đón nhận ý kiến của bạn bè nếu người mẹ không sẳn sàng làm bạn với con mình.

Nếu hiểu sâu sắc vừa nêu trên thì “Lương y như từ mẫu” vẫn có thể áp dụng cho y học hiện đại. Thầy thuốc giỏi trong thời đại hiện nay là bác sĩ hành nghề theo y học thực chứng đã nêu ở trên. Và nếu thầy thuốc đó có tấm lòng mẹ hiền sẽ làm tốt việc phối hợp kiến thức kỹ năng chuyên môn được cập nhật những chứng cứ khoa học là thử nghiệm lâm sàng có độ tin cậy cao nhất với sự tôn trọng nỗi đau và kỳ vọng của bệnh nhân. Thầy thuốc giỏi không phán lệnh như gia trưởng mà đối xử bệnh nhân như người bạn chân tình, để bác sĩ và bệnh nhân cùng đóng vai trò quyết định phương án điều trị dựa vào chứng cứ tốt nhất.

Như vậy, ta thấy câu “Lương y như từ mẫu” nếu hiểu một cách sâu sắc vừa có thể xem là cách ví von tuyệt vời về từ ngữ vừa có ý nghĩa phù hợp với y học hiện đại dựa trên y học thực chứng.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

(Đại học Y Dược TPHCM)


Cập nhật: 01/11/2021 15:49 | Người đăng: Nguyễn Hằng

“Lương Y như từ Mẫu” là câu nói quen thuộc đối với những người thầy thuốc, tương tự như câu “ Thầy thuốc như mẹ hiền”. Đây là thước đo của tấm lòng cao cả, tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu của bác sĩ dành cho người bệnh.

1. Lương y như từ mẫu là gì?

Nhiều người đặt ra câu hỏi “Lương y như từ mẫu” là gì bởi không hiểu hết ý nghĩa trong câu nói này. Lương y chính là những người thầy thuốc, bác sĩ chữa bệnh cho mọi người. “Từ mẫu” được hiểu là người mẹ nhân từ, hiền lành, hết mực thương yêu con cái.

Lương y như từ mẫu thầy thuốc như mẹ hiền
Lương y như từ mẫu - chuẩn y đức cao quý của thầy thuốc

Như vậy, bạn có thể dễ hình dung câu nói “Lương y như từ mẫu” là những người làm nghề Y phải luôn đề cao đạo đức của nghề nghiệp. Một người thầy thuốc phải có tấm lòng nhân ái bao la, hết mực thương yêu và quý trọng người bệnh như người mẹ hiền chăm sóc con cái của mình. Trước tiên, người thầy thuốc phải giỏi chuyên môn và có đạo đức. Như Bác Hồ xưa có câu “ Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Do vậy, một lương y ngoài chữa hay chẩn đoán được tất cả các bệnh thì họ còn phải luôn thân thiện, ân cần, chu đáo đối với người nhà và bệnh nhân.

Khi đặt “Lương Y” cạnh “Từ mẫu” có thể thấy được tấm lòng người thầy đối với bệnh nhân cũng tương tự như tình cảm mẫu tử. Điều đó thể hiện cho đạo đức – y đức đối với người thầy thuốc luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Nghề y thực hiện một sứ mệnh quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Chỉ cần chẩn đoán sai bệnh thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Bởi vậy mà yếu tố giỏi chuyên môn cũng rất quan trọng. Nghề Y đóng vai trò cần thiết cho cuộc sống, hay bất kỳ quốc gia nào. Sự phát triển của một quốc gia sẽ song hành cùng với sự phát triển của ngành Y Dược. Điều đó càng đòi hỏi vấn đề tâm, y đức của bác sĩ được chú trọng nhiều hơn.

2. “Lương y như từ mẫu” - Chuẩn mực y đức cao quý nhất của thầy thuốc

Cùng với sự phát triển Y Học trên thế giới thì càng đề cao vấn đề đạo đức của người thầy thuốc. Đây cũng là một phần quan trọng đối với khoa y học, có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả và đạo đức nghề nghiệp của thầy thuốc.

Lương y như từ mẫu” người thầy thuốc - người mẹ hiền luôn được cả xã hội tôn trọng và yêu quý. Chắc hẳn chúng ta từng nghe đến câu nói “Cứu một mạng người hơn xây mười tòa tháp”, không thể nào phủ nhận được sự hi sinh cao quý của một người thầy thuốc. Tuy nhiên, với mỗi người thầy đôi khi chỉ cần một lời động viên, một lời khen, an ủi sẽ là động lực rất lớn để họ hoàn thành tốt sứ mệnh của mình. Chúng ta luôn đề cao đạo đức nghề nghiệp đối với các Y bác sĩ thì những gì họ mang lại cùng cần phải được thừa nhận. Một lời cảm ơn, một hành động an ủi cũng tiếp thêm sức mạnh lớn cho các chiến sĩ áo trắng.

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng đòi hỏi có sự yêu nghề, tận tâm với công việc sẽ để cùng trải qua những khó khăn. Nhất là trong bối cảnh cả thế giới đang phải căng mình chống dịch Covid 19, các nhân viên y tế không quản ngại khó khăn, từ bỏ những lợi ích cá nhân để tham gia khám, chữa bệnh cho người mắc Covid 19. Các y, bác sĩ dâng cao quyết tâm trong việc đẩy lùi một số mặt tiêu cực trong ngành y. Để đúng như câu nói: Lương y như từ mẫu.

Tuy nhiên, một số trường hợp các y bác sỹ vẫn còn lơ đãng trong công việc, không tập trung vào nhiệm vụ chính của mình, chẩn đoán sai bệnh, quên một số thiết bị y tế trong cơ thể của người bệnh. Hay trường hợp chẩn đoán mổ xương chân phải nhưng lại phẫu thuật nhầm chân trái của bệnh nhân. Còn khá nhiều trường hợp cho thấy tính tắc trách của y bác sỹ dẫn đến hậu quả không lường trước được. Thế mới thấy, không phải bất kỳ các y bác sĩ nào cũng được gọi là lương y..

Tư tưởng “Lương y như từ mẫu thầy thuốc như mẹ hiền” do Chủ tịch Hồ Chí Minh răn dạy, không chỉ góp phần tôi luyện nên một thế hệ thầy thuốc tài năng, giàu lòng nhân ái để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời họ còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm là cánh tay đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến trước đây, mà còn là kim chỉ nam để xây dựng đội ngũ thầy thuốc vững mạnh về mọi mặt, nhằm để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của toàn dân trong tình hình mới.

3. Sáng danh sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Thấm nhuần những nghĩa cử cao đẹp của ngành Y đã đưa rất nhiều bạn sinh viên đến với ngôi trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Bạn Thanh Hương K13 - Khoa Dược cho biết “ Em ước mơ trở thành Dược sĩ chữa bệnh cứu người từ những năm còn là học sinh. Năm vừa qua, e đăng ký nguyện vọng vào trường ĐH Y Dược nhưng không đủ điểm. Mới đầu em khá thất vọng về bản thân, nhưng bố mẹ đã động viên em đăng ký vào trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Được biết đây là ngôi trường uy tín do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã Hội chỉ đạo nên em cũng không phải lo lắng trong việc chọn trường. Mùa dịch vừa qua, em thấy nhiều anh chị sinh viên trường tham gia chống dịch, em cũng mong mình nhanh chóng tốt nghiệp để được cống hiến cho xã hội và gia đình.”

Lương y như từ mẫu thầy thuốc như mẹ hiền
Y Đức luôn được đề cao trong ngành Y

Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chuyên đào tạo nguồn nhân lực Y tế có trình độ Cao đẳng các chuyên ngành: Dược, Điều Dưỡng và Kỹ thuật Phục hồi Chức năng và Y sĩ Y học cổ truyền,…cho đất nước. Ngôi trường được đánh giá có chất lượng đào tạo tốt bởi những lý do sau:

3.1. Học đi đôi với hành

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một số ít trong các trường đào tạo theo mô hình đưa bệnh viện vào trường học. Các bạn sinh viên vừa được học kiến thức trên giảng đường vừa được thực hành để ghi nhớ những điều đã học. Ngành Y Dược có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, bởi vậy mà việc tham gia quá trình thực hành và tự học thì bạn mới có thể nhanh chóng tiếp thu những kiến thức với những kinh nghiệm từ người đi trước. Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ không còn bỡ ngỡ với công việc.

3.2. Rèn luyện tinh thần dũng cảm

Trong mỗi mùa tuyển sinh thì ngành Y Dược luôn đón nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Có thể thấy, trước khi lựa chọn ngành này các bạn phải chuẩn bị tâm lý dũng cảm, thậm chí là một tinh thần thép để trải qua những khó khăn trong việc học và làm việc.

Ngành Y Dược là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, do vậy mà trách nhiệm đối với những người học này cũng rất cao. Bởi trọng trách của nhưng y bác sĩ là đối mặt trực tiếp với sinh mạng của con người. Đây là điều không dễ dàng khi bạn phải quyết định đến sinh mang của người bệnh.

3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành hiện đại

Cùng với sự phát triển nghề nghiệp, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch luôn tạo điều kiện tốt nhất để các bạn sinh viên được tiếp xúc với trang thiết bị hiện đại, kiến thức, quy trình sản xuất và kỹ thuật mới từ đó giúp các em không chỉ thành thạo chuyên môn mà còn có thêm những kỹ năng làm việc.

3.4. Đào tạo kỹ năng mềm

Ngoài kiến thức chuyên môn cùng với những kỹ năng làm việc, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chú trọng nhiều đến việc đào tạo đến tiếng Anh nhằm giúp các em có thể cơ hội tìm việc làm tốt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.

Bên cạnh đó, các sinh viên còn được đào tạo thêm những kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện những đức tính cẩn thận, phẩm chất đạo đức, tính ngăn nắp đối với một người thầy thuốc.

3.5. Nhiều trải nghiệm thú vị

Ngành nghề Y Dược sẽ giúp bạn được tiếp xúc với nhiều câu chuyện, bài học thực tế, đó chính là điều mang đến sự thú vị trong cuộc sống này. Không chỉ là những buổi học lý thuyết khô khan trên giảng đường, các bạn sẽ có những buổi thực hành, thực tế rèn luyện kỹ năng. Được các thầy cô, bác sĩ kể cho những câu chuyện thực tế liên quan đến công việc. Hay những buổi thực hành tại bệnh viện, bạn mới có nhiều trải nghiệm, được tiếp xúc thực tế với nhiều trường hợp bệnh nhân và người nhà. Qua đó giúp bạn có thêm kỹ năng về cách giải quyết vấn đề trong từng tình huống và trau dồi kinh nghiệm.

3.6. Rèn luyện Y Đức ngay từ đầu

Nhiều người cho rằng, Y đức là một điều gì đó cao xa và to tát, tuy nhiên Y Đức được thể hiện từ những công việc, hành động hàng ngày của mỗi người. Hơn hết, vấn đề Y Đức cần được rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Ngành Y được đánh giá rất nhạy cảm và dễ bị “ xúc phạm”, bị “ đánh giá” khi công việc của họ phải tiếp xúc với nhiều người. Những đối tượng “ con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến cả đội ngũ y bác sĩ hết lòng phục vụ người dân. Những vấn đề này đều sẽ được nêu cao tinh thần đối với các bạn sinh viên Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch để trở thành các Y, bác sĩ có công tốt nhất. 

Những chia sẻ về “Lương y như từ mẫu” trên đây hi vọng sẽ giúp cho đội ngũ y, bác sĩ đã và đang phục vụ đất nước sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời giúp các bạn sinh viên theo học ngành này có định hướng để trở thành người có ích.