Mẹo trị hắt hơi sổ mũi

Từ lời khuyên của bác sĩ và các mẹo dân gian, chúng ta có rất nhiều cách trị sổ mũi tại nhà hiệu quả. Không chỉ giúp loại bỏ sạch nước mũi, mà còn hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh. Những phương pháp tự nhiên, an toàn dành riêng cho người lớn để hết sổ mũi có thể kể tới như xông hơi, tắm nước nóng, bấm huyệt…

Dịch mũi tiết ra nhằm mục đích giữ ẩm cho màng mũi, đồng thời chống lại sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nếu chất nhầy trong mũi tiết ra quá nhiều sẽ gây sổ mũi. Không những thế, dịch mũi có thể chảy ngược vào vòm họng và gây đờm ở cổ họng dẫn đến ho.

Chảy nước mũi thường khiến bạn khó chịu. Vậy làm thế nào để khắc phục?

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, sổ mũi xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cụ thể như dị ứng thời tiết, cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm khuẩn do viêm xoang,… Cho dù là yếu tố nào gây nên bệnh lý này, bạn cũng nên điều trị sớm. Bởi ngoài triệu chứng chảy nước mũi, sổ mũi còn có mối quan hệ mật thiết với các bệnh tai – mũi – họng khác. Do đó, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đau tai, viêm họng hoặc sưng amidan,… 

Các chuyên gia thường khuyên bạn nên thăm khám và điều trị sổ mũi sớm để tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường sổ mũi do cảm lạnh thông thường gây nên, các bạn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các cách chữa sổ mũi cho người lớn tại nhà sau đây.

Uống nước nóng là một trong những mẹo chữa sổ mũi hiệu quả được nhiều bệnh nhân ứng dụng mỗi khi cảm lạnh “ghé thăm”. Theo một số nghiên cứu công bố trên Rhology vào năm 2009 cho biết, nước nóng có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm lạnh, trị sổ mũi.

Bởi hơi nóng của nước có khả năng kích thích các dây thần kinh liên quan đến khoang mũi và miệng. Từ đó, giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở mũi và họng. Bên cạnh đó, nước nóng còn có tác dụng làm loãng đờm, giúp giảm ho và tống xuất dịch nhầy ra ngoài dễ dàng.

Xông hơi là một trong những cách trị sổ mũi được nhiều người biết đến bởi tính hiệu quả cao và dễ thực hiện. Để kiểm soát triệu chứng chảy nước mũi, bạn chỉ cần sử dụng một tô nước nóng để cách mặt khoảng cách vừa phải và hít lấy hơi nước bốc lên.

Trong quá trình xông hơi, để cách làm này phát huy tác dụng tối đa, các bạn có thể thêm một ít tinh dầu vào nước. Các hoạt chất chiết xuất trong tinh dầu không chỉ giúp tạo cảm giác dễ chịu mà còn giúp kháng viêm và kháng khuẩn, giúp cải thiện bệnh và ngăn ngừa viêm nhiễm cao. Một số tinh dầu có thể sử dụng trong xông hơi như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, dầu tràm,…

Xông hơi giúp làm giảm đờm và giúp ngưng chảy nước mũi

Để giảm bớt áp lực bên trong xoang mũi và ngăn ngừa sổ mũi, bạn có thể tắm nước nóng dưới vòi hoa sen. Việc hít hơi nóng tự nhiên trong quá trình tắm không chỉ giúp đầu óc và cơ bắp thư giãn, thoải mái mà còn giúp lưu dẫn khí ở hốc xoang. Đồng thời, cách làm này còn giúp tăng độ ẩm cho niêm mạc mũi và làm loãng đờm, giúp thông mũi và cải thiện tình trạng chảy nước mũi.

Các bạn chỉ cần đặt một chiếc khăn ấm lên mặt vài phút sẽ giúp làm giảm bớt áp lực bên trong mũi xoang, đồng thời giúp cải thiện triệu chứng sổ mũi. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Nhúng một chiếc khăn ướt vào trong nước nóng
  • Sau đó vắt khăn thật sạch cho đến khi khăn còn âm ấm
  • Trùm khăn lên mặt và để khoảng 2 – 3 phút

Thực hiện cách trị sổ mũi tại nhà này 2 – 3 lần mỗi ngày, giúp kiểm soát chứng sổ mũi khó chịu. Bên cạnh đó còn giúp làm dịu vòm họng, hạn chế ho và đau rát ở họng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nên lưu ý, khăn không nên quá nóng. Bởi hơi nóng có thể gây bỏng da mặt và kích thích niêm mạc mũi khiến bệnh thêm trầm trọng.

Ngủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mới và thúc đẩy khả năng bình phục nhanh. Tuy nhiên, đồng hành với sổ mũi là tình trạng nghẹt mũi thường khiến bạn ngủ không ngon giấc. Do đó, để khắc phục vấn đề này, các bạn nên dùng gối kê cao đầu khi ngủ. Cách làm này giúp chất lỏng chảy tự nhiên, không bị tồn đọng. Bên cạnh đó, kê cao đầu thường giúp bạn dễ dàng thở hơn.

Khi ngủ nên nằm gối cao đầu giúp trị sổ mũi

Có thể khắc phục triệu chứng sổ mũi bằng cách dùng nước và bột baking soda. Mẹo trị sổ mũi này không chỉ giúp loại bỏ chất nhờn, làm sạch mũi mà còn giúp ngăn ngừa viêm ở mũi.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 3 gram muối, 1 nhúm bột baking soda, 240 ml nước ấm và 1 chai xịt nhỏ
  • Cho muối và bột baking soda vào cốc nước ấm, khuấy đều cho tan hoàn toàn
  • Sau đó, cho dung dịch này vào bình xịt và dùng nhỏ mũi
  • Mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần

Cách làm này có tác dụng khắc phục triệu chứng sổ mũi nhưng bạn không nên quá lạm dụng để tránh trường hợp bệnh không khỏi mà ngày càng tồi tệ thêm.

Để làm giảm cảm giác nghẹt mũi do sổ mũi gây nên, các bạn có thể thử bấm huyệt xung quanh mũi. Cụ thể, bạn bấm huyệt nghinh hương. Huyệt này nằm ở hai bên cánh mũi. Bạn dùng hai đầu ngón trỏ ấn mạnh vào. Với cách bấm huyệt trị nghẹt mũi này, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày và mỗi lần 10 – 15 cái giúp hít thở dễ dàng.

Các thức ăn chứa gia vị cay như ớt, wabasi, gừng, cải ngựa hoặc tiêu ma,… được xem là lựa chọn tuyệt vời giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi do sổ mũi gây nên. Các hoạt chất chứa trong những gia vị này có tác dụng làm giãn tĩnh mạch ở niêm mạc mũi. Từ đó giúp dẫn lưu khí ở xoang tốt, giúp giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều các thực phẩm chứa chất cay. Bởi chúng giúp làm giảm nghẹt mũi nhưng có thể làm sổ mũi nặng.

Chanh chứa lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nguyên liệu tự nhiên này còn có tác dụng điều trị chứng chảy nước mũi hiệu quả. Để cải thiện bệnh, bạn chỉ cần vắt nước cốt chanh của 1/2 quả chanh pha trong ly nước ấm, thêm ít mật ong và uống. Nên uống nước chanh và mật ong 2 – 3 lần trong ngày để đạt kết quả tốt.

Nước chanh và mật ong giúp cải thiện triệu chứng sổ mũi hiệu quả ngay tại nhà

Chưa có nghiên cứu nào nói rõ gừng có tác dụng điều trị sổ mũi. Tuy nhiên, theo một số kinh nghiệm dân gian cho thấy, các hoạt chất cay nồng chứa trong gừng có khả năng làm giảm chứng nghẹt mũi và sổ mũi ở người bệnh. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng sổ mũi, bạn nên uống 1 – 2 cốc trà gừng mỗi ngày.

Cách làm đơn giản như:

  • Gừng tươi đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng
  • Cho 2 – 3 lát gừng vào cốc nước đun sôi và hãm trong 5 phút
  • Tiếp đó thêm ít đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống

Các chuyên gia khuyên bạn nên xì mũi để làm sạch chất nhầy trong hốc mũi. Đây cũng được xem là cách tốt nhất giúp nước mũi ngừng chảy. Tuy nhiên, khi xì mũi, bạn nên thực hiện đúng thao tác để tránh trường hợp dịch mũi ứ đọng trong mũi gây nghẹt hoặc chảy ngược vào họng và tai gây viêm. Cách hỉ mũi đúng đó là bạn nên dùng đầu ngón tay trỏ bịt một bên mũi và hỉ nhẹ. Tuyệt đối không bịt cả 2 bên.

Trong trường hợp chảy nước mũi nhiều, các bạn có thể xé khăn giấy và cuộn thành quả bóng nhỏ rồi đặt vào lỗ mũi. Khăn giấy có tính chất hút ẩm giúp thấm dịch mũi, cải thiện tình trạng sổ mũi. Khi đó, bạn nên hít thở bình thường bằng mũi hoặc qua đường miệng. Lưu ý, khi thấy khăn giấy ướt mềm, các bạn nên thay bằng miếng giấy khác.

Với 12 cách trị sổ mũi tại nhà nêu trên, bạn có thể lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu chảy nước mũi là do yếu tố bệnh lý liên quan đến hốc xoang, bạn nên khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

 31,396 

Trẻ thường hay bị hắt hơi sổ mũi khi thay đổi thời tiết hoặc bị cảm lạnh, cảm cúm. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ có thể chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng những phương pháp hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm: Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi?

Việc quan trọng và hiệu quả nhất mà mẹ có thể áp dụng để cải thiện ngay tình trạng trẻ hắt hơi sổ mũi là sử dụng nước muối sinh lý.
Nước muối sinh lý cần lựa chọn loại dịu nhẹ, an toàn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mà vẫn đảm bảo tác dụng. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý có nguồn gốc rõ ràng như nước muối sinh lý Pháp Fysoline được tin dùng trên toàn thế giới. Cách dùng nước muối sinh lý Fysoline hỗ trợ chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ như sau:

Đầu tiên, mẹ sử dụng nước muối để rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi ho. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng với tác dụng:

  • Vệ sinh hàng ngày loại bỏ bụi bẩn, dị vật trong mũi.
  • Loại bỏ các chất nhầy trong niêm mạc, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nước muối sinh lý đẳng trương – Fysoline Hồng có thành phần 100% nước muối tinh khiết, 0% chất bảo quản nên an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Fysoline Hồng rửa mũi an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi

Mẹ cũng có thể sử dụng nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt cho các bé từ 3 tháng tuổi giúp vệ sinh mũi nhanh chóng tiện lợi. Nước muối biển sâu – Fysoline Xanh xịt có tác dụng:

  • Vệ sinh niêm mạc mũi.
  • Duy trì độ ẩm tự nhiên cho khoang mũi.
  • Làm loãng dịch nhầy và kích thích hỉ mũi
Fysoline Xanh xịt sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi

Sau khi mũi đã được vệ sinh sạch sẽ, mẹ sử dụng nước muối sinh lý kháng viêm – Fysoline Vàng ống hoặc Fysoline Vàng xịt để hỗ trợ điều trị các triệu chứng.

Nước muối sinh lý Pháp kháng viêm – Fysoline Vàng là sản phẩm KHÔNG PHẢI KHÁNG SINH nhưng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.

Với các thành phần tự nhiên: 0.9g NaCl, Polysorbate 80, chiết xuất Thymol, Glycerol, Đồng sunfat pentahydrate, nước 100% tinh khiết, Fysoline Vàng loại bỏ tốt các triệu chứng khó chịu cho bé.

Nước muối sinh lý kháng viêm – Fysoline Vàng ống sử dụng cho bé từ 0 ngày tuổi. Dạng xịt dùng cho các bé từ 3 tháng tuổi.

Fysoline Vàng ống điều trị hiệu quả viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi

Trẻ khi hắt hơi sổ mũi thường hay nôn trớ và vì thế bị thiếu nước. Thiếu nước làm da trẻ xanh xao, nước tiểu đậm màu, trẻ mệt mỏi hơn. Do đó, khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước ấm.

Nước ấm sẽ làm dịu khoang họng nếu bé bị đau họng. Khi trẻ được cung cấp đủ nước, nó sẽ hạ nhiệt cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, Nước còn giữ cho não và cơ bắp của chúng hoạt động ở hiệu suất cao nhất bôi trơn các khớp.

Mẹ nên cho trẻ uống nước ấm làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 2-3 muỗng.

Lưu ý:

Nên cho trẻ uống nước ấm khi trẻ đã bắt đầu chuyển sang ăn thức ăn rắn. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ ăn hoàn toàn sữa mẹ.

Cho trẻ uống nước ấm để tránh bị mất nước

Trẻ nhỏ rất thích được tắm nước ấm. Theo các nghiên cứu, tắm nước ấm giúp trẻ thư giãn hơn do nó giống với môi trường chất lỏng ấm áp trong bụng mẹ. Trẻ được tắm nước ấm làm các lỗ chân lông mở ra, thải độc.

Nước ấm còn có tác dụng giúp lưu thông máu, giúp trẻ ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi khi bị hắt hơi sổ mũi.

Lưu ý:

  • Đảm bảo nước tắm vừa đủ ấm nhưng không nóng trước khi đặt em bé vào. Hãy cho nước lạnh vào bồn tắm trước, sau đó thêm nước nóng vào.
  • Trộn đều nước để đảm bảo không có bất kỳ điểm nóng nào. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị bỏng nước.

11 cách trị ho sổ mũi cho bé hiệu quả mẹ không thể bỏ qua

Cho trẻ tắm nước ấm cải thiện đáng kể triệu chứng hắt hơi sổ mũi

Mẹ có thể áp dụng massage tại nhà để cải thiện nhanh chóng và an toàn các triệu chứng hắt hơi sổ mũi của trẻ. Mẹ có thể massage toàn thân cho bé để làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu, giúp trẻ thoải mái, tránh mệt mỏi.

Mẹ cũng có thể thực hiện massage riêng cho khu vực mũi để trẻ nhanh khỏi hắt hơi sổ mũi. Mẹ sử dụng ngón trỏ và ngón tay cái nhẹ nhàng kẹp vào hai bên sống mũi của bé. Sau đó, từ từ vuốt nhẹ theo chiều từ dưới lên trên chân mày. Thực hiện khoảng 5-10 phút sẽ giúp bé tránh nghẹt mũi, dễ thở hơn.

Động tác này có tác dụng làm ấm xoang mũi, đưa dưỡng chất đến khu vực bị tổn thương.

Lưu ý:

Mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng, theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé cảm thấy đau, mẹ cần giảm nhẹ áp lực xuống.

Massage mang lại nhiều lợi ích cho trẻ khi bé bị hắt hơi sổ mũi

Đây là phương pháp chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ hiệu quả từ y học cổ truyền. Tác động huyệt nghinh hương có tác dụng giảm phù mặt, trừ phong nhiệt, thông khiếu,…

Mẹ bấm huyệt nghinh hương trị sổ mũi hắt hơi cho bé như sau:

  • Xác định vị trí huyệt nghinh hương: Huyệt cách mũi khoảng 0.8cm. Huyệt nằm trên rãnh mũi má, mỗi cánh mũi có một huyệt nằm đối xứng.
  • Sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón cái bấm vào 2 huyệt. Day nhẹ để huyệt nóng lên.
  • Thoa một ít dầu nóng vào vị trí 2 huyệt. Mỗi ngày bấm huyệt 3-4 lần, mỗi lần khoảng 3 phút.
Bấm huyệt nghinh hương có tác dụng giảm hắt hơi sổ mũi

Tai và mũi là những bộ phận quan trọng của đường hô hấp trên. Khi bé bị hắt hơi sổ mũi, mẹ cần giữ ấm các cơ quan này. Chườm ấm sẽ có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, thư giãn cơ thể, làm loãng dịch nhầy trong mũi, tránh tắc mũi.

Mẹ có thể sử dụng chai thủy tinh đổ nước ấm vào. Bọc bên ngoài bằng một chiếc khăn mềm và chườm cho trẻ.

Lưu ý:

Tránh chườm quá nóng hoặc chườm lâu một vị trí.

Hẹ rất giàu chất chống oxy hóa flavonoid giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chống lại chứng viêm. Chúng cũng giải độc cơ thể và tăng cường sức khỏe làn da. Lutein và zeaxanthin là các hợp chất trong lá hẹ giúp tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp. Hẹ có chứa các hợp chất sulfuric giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Theo y học dân gian thì hẹ có tính ấm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu đờm. Sử dụng hẹ sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi.

Mẹ dùng lá hẹ như sau:

  • Chuẩn bị: 10g lá hẹ, 20g nghệ tươi, 1 quả chanh tươi. Nghệ nướng chín gạo vỏ giã nát, chanh thái lát mỏng, hẹ rửa sạch cắt khúc.
  • Cho các nguyên liệu trên vào bát, thêm nước lọc ngập mặt và hấp cách thủy trong 15 phút.
  • Chắt lấy nước cho bé uống 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

Nên cho bé dùng sau ăn. Thực hiện trong 5-7 ngày để thấy có hiệu quả.

Lá hẹ có nhiều hợp chất chống hắt hơi sổ mũi

Tỏi có tính nóng, cay và hăng, dùng tốt nhất cho các chứng lạnh và ứ trệ. Tỏi cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình hạ sốt. Nó chứa chất diaphoretic giúp cơ thể ấm lên bị ớn lạnh.

Tỏi đặc biệt có tác dụng làm giảm tắc nghẽn. Tỏi kích thích dòng chảy của chất nhầy đồng thời giúp làm loãng và tống chất nhờn ra khỏi cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có hiệu quả trong cả việc ngăn ngừa và giải quyết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tỏi nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn và đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại nhiều mầm bệnh khác nhau.

Mẹ nên tận dụng loại thuốc tự nhiên này để cải thiện chứng hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng cách:

  • Giã nát 1 củ tỏi, cho vào một chiếc cốc.
  • Đổ nước sôi vào cốc, chờ khoảng 3 phút để nước bốc hơi lên.
  • Cho trẻ xông hơi qua phễu.

Lưu ý:

Điều chỉnh khoảng cách để tránh trẻ bị bỏng khi xông hơi.

Tỏi là gia vị chữa triệu chứng hắt hơi sổ mũi tốt

Các hợp chất có trong tía tô có thể kích hoạt hoạt động của interferon, giúp thúc đẩy sức khỏe của hệ thống miễn dịch và do đó ngăn chặn nhiều bệnh tật. Hạt tía tô và cây có chứa nhiều Luteolin giúp ngăn ngừa nhiều vi khuẩn hoạt động ở đường hô hấp.

Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp ngăn ngừa cảm mạo, sổ mũi.

Mẹ dùng lá tía tô cho trẻ như sau:

  • Lấy cả rễ, thân và lá tía tô rửa sạch cho vào nồi đun.
  • Khi nước sôi, đổ ra thau nước và cho bé xông hơi.
  • Áp dụng 2 ngày 1 lần cho tới khi bé khỏi các triệu chứng.

Mẹ cũng có thể tắm cho bé với nước lá tía tô bằng cách pha loãng nước sau khi xông hơi.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay lập tức

Lá tía tô cải thiện tốt triệu chứng nghẹt mũi sổ mũi

Gừng có chứa các hợp chất gingerols và shogaols có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Các nghiên cứu đã chứng minh gừng có thể giúp làm giảm viêm họng.

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu. Gừng giúp làm thông thoáng đường hô hấp trên khi sử dụng.

Mẹ có thể sử dụng gừng chữa hắt hơi sổ mũi cho bé như sau:

  • Lấy một nhánh gừng tươi rửa sạch, đập dập.
  • Bỏ gừng vào chậu tắm, cho nước sôi vào ngâm trong 5 phút.
  • Mẹ dùng nước này tắm cho trẻ.

Lưu ý:

Tránh dùng quá nhiều gừng tươi có thể làm bỏng rát làn da bé.

Gừng là gia vị có thể cải thiện chứng tắc nghẹt mũi cho trẻ

Mật ong có thể cải thiện triệu chứng hắt hơi sổ mũi bằng cách phủ và làm dịu cổ họng bị kích thích. Mật ong có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Chanh giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hỗn hợp này còn cung cấp năng lượng giúp trẻ tránh mệt mỏi.

Cách làm như sau:

  • Mẹ dùng 1 quả chanh rửa sạch cắt lát, loại bỏ hạt.
  • Cho mật ong vào ngập mặt chanh, đem hấp cách thủy trong 20 phút.
  • Chắt lấy nước cho trẻ uống 2-3 thìa mỗi lần. Ngày uống 2 lần.

Lưu ý:

Không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì có thể gây dị ứng mật ong.

Chanh mật ong là sự kết hợp tuyệt vời giúp tăng cường sức đề kháng cho bé

Hoa hồng trắng giàu chất chống oxy hóa và các loại vitamin, khoáng chất đa dạng. Nó có tác dụng giảm viêm, ho, bổ phế, ngừa cảm lạnh và giúp làm loãng chất nhầy trong mũi. Nó cũng giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi.

Mẹ có thể sử dụng các cách chữa hắt hơi sổ mũi từ hoa hồng như sau:

Cách 1:

  • Dùng 20g cánh hoa hồng trắng rửa sạch để ráo nước.
  • Cho hoa hồng trắng vào bát, thêm đường phèn lên trên rồi hấp cách thủy trong 15 phút.
  • Chắt lấy nước cho bé uống 3 lần trong ngày.

Cách 2:

  • Chuẩn bị cánh hoa hồng trắng, đường phèn, 1 quả quất.
  • Quất cắt lát loại bỏ hạt đem bỏ chung với đường phèn và hoa hồng trắng.
  • Hấp cách thủy chắt lấy nước cho bé uống ngày 2 lần.
Hoa hồng bạch là vị thuốc dân gian tốt cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi

Tần dày lá hay còn gọi là húng chanh có nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Trong tần dày lá có chứa carvacrol và codein với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, tần dày lá còn giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, thông thoáng đường thở.

Mẹ sử dụng tần dày lá chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ như sau:

  • Dùng 20g tần dày lá rửa sạch để ráo nước.
  • Giã nát lá trộn chung với nước ấm và chắt lấy nước cốt cho bé uống 2 lần mỗi ngày.
Tần dày lá chứa nhiều tinh chất tốt cho trẻ

Húng quế có chứa hai chất chống oxy hóa flavonoid hòa tan trong nước quan trọng, được gọi là orientin và viceninare. Những chất chống oxy hóa mạnh này tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cấu trúc tế bào. Vì vậy sử dụng lá húng quế giúp chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ.

Cách dùng húng quế chữa hắt hơi sổ mũi:

  • Mẹ lấy 15 lá húng quế rửa sạch để ráo nước.
  • Lấy 3-4 tép tỏi nướng chín bóc vỏ giã nát với lá húng quế. Thêm vào 4 thìa nước khuấy tan.
  • Cho bé uống 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần.
Dùng lá húng quế chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ

Giấm táo lên men tự nhiên có thể cân bằng pH, chứa các đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấm táo giúp đẩy chất nhầy từ xoang mũi ra ngoài. Nó cũng giúp làm dịu cơn ho và cơn đau họng do cảm lạnh.

Mẹ sử dụng giấm táo chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ như sau:

  • Dùng 3 thìa giấm táo, 1 thìa mật ong, 8 thìa nước ấm.
  • Khuấy đều các hỗn hợp và cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày.
  • Áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi. Cho trẻ uống hỗn hợp sau khi ăn.
Giấm táo hỗ trợ cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi

Bằng những cách trên đây, hy vọng các mẹ có thể chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ hiệu quả. Khi các triệu chứng có dấu hiệu nặng hơn hoặc dai dẳng không dứt, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề