Mỏ ác ở đâu

Khi bé được vài tháng tuổi, sờ trên đầu bé sẽ thấy có chỗ mềm ở vùng mỏ ác, phập phồng nhẹ, điểm đó được gọi là thóp trước. Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ.

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm. Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.

Mỏ ác ở đâu

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết

Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín. Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp.

Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Chức năng của thóp vô cùng quan trọng là bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đã bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

Nhiều cha mẹ lo lắng khi chạm phải thóp mềm của bé. Nhưng thực tế, việc bạn chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé. Thóp gồm nhiều màng dày, vì thế, bạn sẽ không thể làm bé bị thương bằng việc chạm nhẹ.

Thóp đóng sớm

Thóp trẻ khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biển hiện của bệnh lý. Thông thường khi khám bệnh, các bác sĩ nhi khoa trước khi hỏi về triệu chứng bệnh của trẻ, việc đầu tiên là sờ tay vào thóp trẻ để sơ bộ hiểu được tình hình phát triển và sức khỏe của trẻ vì thóp như là một “cửa sổ” qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Mỏ ác ở đâu

Việc chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé

Nếu thóp trẻ khép lại sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm. Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Thóp đóng muộn

Ngược lại, nếu thóp và khe xương cần đóng lại mà không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây nên.

Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, điều đó không đúng. Trên thực tế, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác. Cần quan sát và sờ để kiểm tra tính chất và trạng thái của thóp để biết được tình hình phát triển sinh trưởng của trẻ.

Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.
Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy…

Mỏ ác ở đâu

Khi phát triển bình thường, thóp có biểu hiện bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim

Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên. Điều cần lưu ý là khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên do đó cần kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh. Nếu thấy thóp có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa bé đi khám để được giúp đỡ. 

Như vậy, việc sờ vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ. Ngoài việc sờ vào thóp, bạn cũng nên quan sát bên ngoài cũng như vòng đầu của trẻ để kết hợp với thóp mà có được kết luận đúng đắn.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đau tức vùng ức là tình trạng có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Nó có thể đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn, mệt mỏi… Đây thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cần sớm phát hiện và can thiệp kịp thời.

Đau tức vùng ức là một trong số những triệu chứng thường gặp, có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nếu chỉ là một cơn đau tức thoáng qua thì không có gì đáng quan ngại. Bởi nó có thể là triệu chứng của các bệnh thông thường, điển hình như chứng ăn uống khó tiêu.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau tức vùng ức diễn ra thường xuyên với mức độ tăng dần thì nên đặc biệt chú ý. Nhất là khi nó đi kèm với những triệu chứng đặc trưng khác như khó thở, tức ngực, buồn nôn… Lúc này, có khả năng nó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cần sớm quan tâm.

Thông thường, tình trạng đau tức vùng ức ngay dưới mỏ ác có thể sẽ liên quan đến một số vấn đề sau đây:

Bệnh lý này sẽ khởi phát khi mà một hay nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp lại, đồng thời bị cản trở. Thường là do những mảng bám có dấu hiệu hình thành và tích tụ ngay bên trong mạch máu.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia cùng lối sống ít vận động. Ngoài ra, bệnh có nguy cơ cao xuất hiện ở những người bị huyết áp cao, béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

Ngoài triệu chứng đau tức vùng ngực và vùng ức thì bệnh còn gây ra rất nhiều triệu chứng khác. Điển hình như cảm giác nén ép tim hay tim bị bóp chặt lại, vùng ngực nóng ran, nặng nề, đau bụng…

Khi bệnh mạch vành trở nên nặng nề, máu sẽ lưu thông khó khăn hơn. Điều này khiến cho tim không nhận đủ oxy và máu để duy trì sự sống. Làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, thậm chí đe dọa cả tính mạng.

Tình trạng đau tức vùng ức thường xuyên cũng được cho là liên quan trực tiếp đến một số bệnh lý về đường hô hấp. Hệ hô hấp bị ảnh hưởng sẽ hạn chế lượng oxy nạp vào cơ thể. Chính điều này gây ra các triệu chứng đau tức vùng ức, chóng mặt, buồn nôn…

Mỏ ác ở đâu
Bệnh về phổi và đường hô hấp có thể kích hoạt cơn đau tức ở vùng ức

Sau đây là một số bệnh hô hấp thường gặp liên quan đến triệu chứng đau tức vùng ức:

  • Hen suyễn: Đặc trưng bởi tình trạng đường dẫn khí bị tắc nghẽn và sưng lên, gây ra hiện tượng khó thở, đau ngực, ho khan có đờm. Dễ gặp các phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với mạt bụi, phấn hoa, khói thuốc. Cảm lạnh, căng thẳng hay tập thể dục không đúng cách cũng có thể làm bộc phát cơn hen.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Nhóm bệnh này bao gồm viêm phế quản mãn tính, phổi phí thũng và trường hợp hen suyễn có tổn thương những túi khí nhỏ ở trong phổi. Ngoài đau tức ức, bạn còn dễ bị khó thở, ho nhiều, ho có đờm.
  • Phù phổi: Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng có nhiều chất lỏng tích tụ ngay trong túi khí ở phổi. Bạn thường sẽ thấy khó chịu ở vùng ức và khó thở khi nằm. Đồng thời một số triệu chứng khác như tim đập nhanh, ngột ngạt, ho ra máu hay ho sùi bọt mép cũng có thể phát sinh.

Tuyến tụy chính là cơ quan nằm ngay tại vùng ức dưới mỏ ác, bên cạnh dạ dày và ruột non. Một số vấn đề về tuyến tụy cũng có thể sẽ khiến vùng ức bị đau tức. Trong đó điển hình và phổ biến nhất là bệnh viêm tụy cấp.

Viêm tụy cấp là bệnh lý xuất hiện khi cơ quan này xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm một cách đột ngột. Nguyên nhân thường là do uống nhiều rượu, nhiễm trùng, sỏi mật hay rối loạn miễn dịch.

Cơn đau do các bệnh tuyến tụy gây ra thường bắt đầu từ vùng ức ngay dưới mỏ ác và có thể sẽ lan rộng ra cả vùng lưng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác như buồn nôn, đầy bụng, sốt, tim đập nhanh cũng có thể sẽ xuất hiện đồng thời.

Đây cũng là một trong những bệnh lý gây ra triệu chứng đau tức ở vùng ngực ngay phía dưới ức. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường khởi phát trong trường hợp dạ dày tăng tiết acid quá mức. Điều này khiến acid dịch vị dư thừa nhiều và có xu hướng trào ngược lên.

Suy cơ thắt dưới thực quản, áp lực ổ bụng, thoát vị cơ hoành hay ứ đọng thức ăn trong dạ dày là nguyên nhân trực tiếp của bệnh. Ngoài đau tức, khó chịu ở vùng ức, người bệnh sẽ dễ gặp những triệu chứng khác. Điển hình như buồn nôn, miệng tiết nhiều nước bọt, khó nuốt, ho khan…

Bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn nếu tiếp diễn trong thời gian dài mà không được can thiệp. Các phản ứng viêm sẽ rất dễ phát sinh khi acid trào ngược bào mòn niêm mạc thực quản và họng.

Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng các phản ứng viêm tấn công khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Ở các trường hợp bệnh nặng, những vết loét còn có thể xuất hiện ngay tại niêm mạc dạ dày.

Mỏ ác ở đâu
Viêm loét dạ dày cũng được cho là bệnh lý liên quan trực tiếp

Nhiễm vi khuẩn Hp, ăn uống kém khoa học, căng thẳng stress hay sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài chính là những nguyên nhân gây bệnh.

Thông thường, các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh vẫn có thể cảm thấy đau tức vùng ức ngay dưới mỏ ác. Bệnh viêm loét dạ dày nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa trên hay hẹp môn vị.

Viêm thực quản là bệnh lý khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng lớp niêm mạc ngay tại cơ quan này bị các phản ứng viêm tấn công và gây sưng. Đây có thể là hệ quả của việc uống rượu bia, hút thuốc lá hay bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.

Còn loét thực quản chính là diễn tiến nặng của tình trạng viêm kéo dài. Bởi vậy nó thường nghiêm trọng với những triệu chứng có phần nặng nề hơn rất nhiều.

Viêm loét thực quản ngoài gây ra tình trạng sưng đau, khó nuốt, buồn nôn, chán ăn… thì cũng có thể gây ảnh hưởng và khiến vùng ức bị đau tức. Tuy nhiên, cơn đau tức ở vùng ức dưới mỏ ác thường không quá dữ dội.

Nếu không sớm can thiệp thì bệnh viêm loét thực quản sẽ rất dễ phát sinh biến chứng. Nguy hiểm nhất phải kể đến là xuất huyết tiêu hóa trên, hẹp thực quản, vỡ thực quản, ung thư thực quản…

Đây cũng được cho là một nguyên nhân trực tiếp có liên quan đến những cơn đau tức vùng ức ngay dưới mỏ ác. Sự tổn thương có thể sẽ khu trú tại các mô mềm ở thành ngực, cơ ngực hoặc xương sườn.

Cơn đau gây ra do các chấn thương thường sẽ có nhiều điểm khác biệt so với tình trạng đau tức do bệnh lý. Ở trường hợp này, người bệnh có thể thấy đau dữ dội hơn khi vận động hay di chuyển các cơ ở vùng ngực. Đôi khi việc hít thở sâu cũng có thể sẽ khiến cho cơn đau tức bộc phát.

Động mạch chủ chính là động mạch lớn nhất, quan trọng nhất của cơ thể, đảm nhận vai trò làm cầu nối cung cấp máu tới các cơ quan. Bóc tách động mạch chủ là tình trạng lớp nội mạc tại cơ quan này bị rách. Điều này khiến máu len lỏi vào bên trong, gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ và có thể dẫn đến vỡ động mạch chủ.

Đau tức vùng ngực lan tỏa xuống vùng ức ngay dưới mỏ ác, khó thở, choáng váng, thậm chí ngất xỉu đều là những triệu chứng của hiện tượng này. Đây là một trường hợp rất nguy hiểm, có thể dẫn đến suy tim cấp và đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.

Co thắt thực quản đặc trưng bởi hiện tượng rối loạn hoạt động của cơ trơn ngay tại thực quản. Điều này gây ra sự gián đoạn và đồng thời cũng sẽ cản trở quá trình vận chuyển thức ăn xuống dưới các cơ quan tiêu hóa.

Mỏ ác ở đâu
Đau tức vùng ức có thể là triệu chứng của bệnh co thắt thực quản

Tổn thương hệ thần kinh, quá trình nhiễm trùng hay yếu tố di truyền đều được cho là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh co thắt thực quản cũng có thể khiến bạn bị đau tức và khó chịu ở vùng ức. Đồng thời nó còn đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn, khó nuốt, thở khò khè, hôi miệng…

Bệnh co thắt thực quản rất dễ phát sinh các biến chứng nếu không nghiêm túc điều trị sớm. Trong đó nguy hiểm nhất phải kể đến là chứng ung thư thực quản.

Vùng ức ngay dưới mỏ ác là khu vực tập trung rất nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể. Chính vì thế bạn cần cẩn trọng khi vị trí này thường khuyên kích hoạt tình trạng đau tức.

Trường hợp những cơn đau tức vùng ức dưới mỏ ác chỉ là thoáng qua thì không có gì đáng quan ngại. Nhất là khi nó ít đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng khác. Lúc này có thể là do bạn bị rối loạn tiêu hóa hay căng thẳng, stress, vận động với cường độ cao. Việc nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể giúp khắc phục vấn đề.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, đau tức vùng ức là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cần theo dõi sát sao để phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Cụ thể, nên thăm khám bác sĩ khi gặp phải các vấn đề sau:

  • Tình trạng đau tức ngực và vùng ức kéo dài không bớt
  • Cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc
  • Buồn nôn, nghẹn cổ, khó nuốt, ợ hơi
  • Ho ra máu, khó thở, sốt
  • Rối loạn nhịp tim, huyết áp không ổn định
Mỏ ác ở đâu
Nếu cơn đau kích hoạt thường xuyên thì bạn hãy chủ động tìm đến bác sĩ

Đau tức vùng ức dưới mỏ ác dù là do bệnh lý nào gây nên thì đều tiềm ẩn những vấn đề nguy hiểm khi không can thiệp kịp thời. Tốt nhất khi tình trạng này kích hoạt thường xuyên thì bạn nên sớm thăm khám.

Đối với từng bệnh lý, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định một phác đồ riêng phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Việc bạn cần làm là nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Điều này sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng phát sinh.

Phác đồ có thể là sử dụng thuốc hoặc cân nhắc can thiệp phẫu thuật trong những trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối với dùng thuốc cần tuân thủ về liều lượng cũng như tần suất. Còn với phẫu thuật cần chăm sóc tốt theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng hậu phẫu.

Như vậy, có thể thấy rằng, đau tức vùng thượng vị dưới mỏ ác là dấu hiệu nghiêm trọng tuyệt đối không được chủ quan. Cần theo dõi sát sao biểu hiện của triệu chứng để kịp thời thăm khám và can thiệp đúng cách.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Đau vùng thượng vị về đêm là bệnh gì, nguy hiểm không?