Mổ u bì buồng trứng ở đâu

Tỷ lệ mắc bệnh u nang buồng trứng ngày càng gia tăng trong cộng đồng và phần lớn mọi người đều nghĩ rằng u nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trưởng thành, nhưng thực tế bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc căn bệnh này, thậm chí có những trẻ mầm non cũng bị u nang buồng trứng. Tối ngày 31/01/2021, các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã phẫu thuật nội soi cấp cứu thành công cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho cháu Nguyễn B.L. (05 tuổi, trú tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang), giúp bảo tồn toàn bộ vòi trứng và buồng trứng cho trẻ.

Mổ u bì buồng trứng ở đâu

Các bác sỹ phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho cháu B.L. (05 tuổi)

Bác sỹ CKI Phạm Đăng Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: “Cháu Nguyễn B.L. nhập viện Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng đau bụng cơn liên tục vùng hạ vị và hố chậu phải, kèm nôn trớ thức ăn và được chuyển vào Khoa Ngoại để các bác sỹ theo dõi bệnh. Tại Khoa Ngoại, trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết, siêu âm Doppler và chụp X-quang. Sau khi có kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chúng tôi có chẩn đoán sơ bộ ban đầu là trẻ bị u nang buồng trứng phải xoắn và mời các bác sỹ Khối Sản là Bác sỹ CKII Thân Ngọc Bích - Trưởng Khoa Sản I, Bác sỹ CKII Hoàng Vân Yến - Trưởng Khoa Đẻ hội chẩn và thống nhất chẩn đoán xác định cháu Nguyễn B.L. bị u nang bì buồng trứng phải xoắn, khối u to với kích thước 06 x 08 cm chiếm gần trọn tiểu khung và hố chậu phải; đồng thời có chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cắt bỏ khối u, phương pháp gây mê nội khí quản và cố gắng bảo tồn buồng trứng cho trẻ. Với phương pháp phẫu thuật nội soi này giúp giảm chấn thương, giảm chảy máu, hạn chế nguy cơ dính ruột, tắc ruột sau mổ, vết mổ mang tính thẩm mỹ hơn và giúp bệnh nhi phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau phẫu thuật”.

Mổ u bì buồng trứng ở đâu

Khối u nang bì buồng trứng phải xoắn kích thước 06 x 08 cm đã chuyển màu tím sẫm trong ổ bụng của bệnh nhi B.L. 05 tuổi

19h10ph ngày 31/01/2021, Bác sỹ CKII Thân Ngọc Bích - Trưởng Khoa Sản I tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho bệnh nhi B.L. bằng các dụng cụ nội soi qua 03 lỗ Trocar. Quan sát trong ổ bụng bệnh nhi thấy buồng trứng phải có khối u nang kích thước 06 x 08 cm xoắn 1,5 vòng, kèm theo xoắn cả buồng trứng và vòi trứng phải, khối tổ chức bị xoắn đã chuyển màu tím sẫm, Bác sỹ CKII Thân Ngọc Bích tiến hành tháo xoắn và bóc tách, cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải, bảo tồn được vòi trứng, loa vòi trứng và phần buồng trứng lành cho bệnh nhi. Mẫu bệnh phẩm lấy ra từ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn của bệnh nhi B.L. có chứa các cấu trúc như: da, tóc, răng, xương và một số tổ chức giống bã đậu...

Sau hơn 02 tiếng phẫu thuật, ca phẫu thuật đã được thưc hiện thành công. Sau 06 tiếng được theo dõi sát sao trong Phòng Hồi sức hậu phẫu, cháu Nguyễn B.L. được chuyển về điều trị tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Hai ngày sau ca phẫu thuật, sức khỏe cháu B.L. phục hồi tốt, da niêm mạc hồng hào, ăn ngủ tốt, có thể vận động nhẹ nhàng được. Và 01 tuần sau mổ là cháu B.L. được xuất viện về nhà với gia đình.

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng và thường có 03 loại: u nang nước, u nang bì và u nang nhầy. U nang buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ em gái, 90% khối u được phát hiện ở trẻ là lành tính. 

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng. Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh nhi B.L 05 tuổi là bé gái thứ 03 và nhỏ tuổi nhất bị u nang buồng trứng xoắn (02 bé gái bị u nang buồng trứng trước đây ở độ tuổi 07 tuổi và 09 tuổi) được Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tiếp nhận điều trị. Cả 03 bé gái đều được đội ngũ bác sỹ chuyên khoa Phụ Sản giàu kinh nghiệm của Bệnh viện phẫu thuật nội soi thành công cắt bỏ khối u và bảo tồn được toàn bộ buồng trứng của trẻ mà không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản sau này. 

U nang buồng trứng thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Đa số các trường hợp bị đau bụng đi thăm khám, siêu âm mới phát hiện ra khối u. Rất may là gia đình đã cho trẻ nhập viện Sản Nhi Bắc Giang để được phẫu thuật kịp thời bảo tồn buồng trứng bởi nếu để chậm trễ thêm một vài giờ nữa thì buồng trứng xoắn sẽ bị hoại tử và sinh ra chất độc khiến trẻ bị nhiễm độc nặng (trẻ bị sốc do nhiễm độc), khi ấy sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vòi trứng, buồng trứng, ảnh hưởng lớn tới thiên chức làm mẹ khi trẻ trưởng thành.

Qua đây, các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cũng khuyến cáo rằng: Các bậc phụ huynh nên thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trường hợp bác sỹ thăm khám phát hiện có khối u vùng tiểu khung thì phải mời bác sỹ chuyên khoa Phụ Sản hội chẩn để chẩn đoán chính xác được bệnh lý vì dấu hiệu u nang buồng trứng ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoại khoa cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc ruột thừa, lồng ruột hay u đại tràng, từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhằm bảo toàn khả năng sinh sản của trẻ.

Hiền Chúc - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

  • Hiếm khi, các xét nghiệm tìm dấu hiệu khối u

Các khối u thường được phát hiện tình cờ nhưng cũng có thể có các triệu chứng và dấu hiệu gợi ý. Xét nghiệm thử thai để loại trừ chửa ngoài tử cung. Siêu âm qua đường âm đạo để chẩn đoán xác định.

Các khối có đặc điểm hình ảnh của ung thư (ví dụ, các thành phần của nang và dạng đặc, bề mặt sần sùi, bề ngoài đa dạng, hình dạng không đều) nên tư vấn chuyên gia và phẫu thuật cắt bỏ.

Các xét nghiệm đánh dấu khối u được thực hiện nếu một khối u cần phải cắt bỏ hoặc nếu nghi ngờ bệnh ung thư buồng trứng Chẩn đoán Ung thư buồng trứng thường gây tử vong vì nó thường được chẩn đoán muộn. Triệu chứng thường không có ở giai đoạn đầu của bệnh và không đặc hiệu ở giai... đọc thêm . Xét nghiệm có giá trị kinh tế với 5 chất chỉ điểm khối u (beta-2 microglobulin, kháng nguyên ung thư [CA] 125 II, apolipoprotein A-1, prealbumin, transferrin) có thể giúp xác định nhu cầu phẫu thuật. Các dấu ấn khối u này thường có giá trị theo dõi sau điều trị chứ không có giá trị để sàng lọc vì chúng thiếu độ nhạy, tính đặc hiệu, và các giá trị tiên lượng. Ví dụ, các đánh dấu khối u này cũng có thể tăng ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đại tràng, các bệnh viêm ruột hoặc các loại ung thư khác.

Mổ u bì buồng trứng ở đâu
Mổ u bì buồng trứng ở đâu

U bì buồng trứng, hay còn gọi u quái buồng trứng hoặc u nang bì buồng trứng, là một khối u phát triển bên trong buồng trứng từ các tế bào mầm biệt hóa. Các khối u này có cấu trúc chứa mô tuyến bã, da, tóc, xương…

U nang bì có thể lành tính hoặc ác tính. Trong hầu hết trường hợp, khối u thường là lành tính.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng u bì buồng trứng là gì?

Thực tế, u nang bì buồng trứng không gây ra bất kì triệu chứng nào nên người bệnh sẽ không thể phát hiện bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể phát hiện bệnh khi bạn khám phụ khoa định kỳ.

Đôi khi, các u nang bì lớn có thể gây xoắn buồng trứng, dẫn đến đau bụng hoặc đau vùng chậu. Ngoài ra, bạn cũng có các triệu chứng sau:

  • Các cơn đau âm ỉ liên tục
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
  • Đầy bụng, đau bụng và khó chịu trong tử cung
  • Đau tức và chướng bụng ở vùng dưới rốn
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau từng cơn hoặc liên tục ở vùng xương chậu, có thể lan tỏa ra đùi và thắt lưng
  • Khó chịu và đau ở vùng bụng dưới, xương chậu khi quan hệ tình dục
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn do khối u chèn ép trực tràng

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây u bì buồng trứng là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây u nang bì, chẳng hạn như:

  • Nang trứng phát triển không đầy đủ, không thể hấp thụ chất lỏng trong buồng trứng
  • Mạch máu nang trứng vỡ dẫn đến xuất huyết u nang
  • Thừa hormone HCG
  • U nang phát triển nhanh do hormone LH kích thích buồng trứng
  • Các vấn đề về nội tiết tố
  • Lạc nội mạc tử cung. Tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Một số mô có thể gắn vào buồng trứng và phát triển thành u nang bì
  • Nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng. Nếu nhiễm trùng lan đến buồng trứng, nó có thể gây ra khối u
  • Từng mắc u nang bì trước đó

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm hình ảnh sau:

  • Chụp X-quang hệ niệu. Xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát thấy các thành phần canxi và răng trong vùng chậu
  • Siêu âm vùng chậu
  • Chụp CT
  • Chụp MRI vùng chậu

Những phương pháp nào giúp điều trị u bì buồng trứng?

Tùy thuộc vào sự phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như:

Mổ nội soi

Nếu u nang bì được phát hiện sớm, kích thước u còn nhỏ và lành tính, bác sĩ sẽ cho mổ nội soi để loại bỏ khối u khỏi cơ thể.

Phẫu thuật mở (Phẫu thuật truyền thống)

Nếu khối u quá lớn, bác sĩ không thể làm phẫu thuật nội soi mà chỉ có thể tiến hành mổ truyền thống. Họ sẽ tạo một vết mổ trên bụng và lấy khối u ra. Tuy nhiên, nếu khối u là ác tính (ung thư), bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ buồng trứng và tử cung để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

U bì buồng trứng có nguy hiểm không?

Nếu không điều trị kịp thời hoặc đúng cách, u nang bì buồng trứng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phụ nữ.

Các biến chứng của u bì gồm:

  • Xoắn cuống nang: Nếu các khối u có cuống dài, đường kính 8-10cm, chúng sẽ rất nặng và dễ dịch chuyển. Điều này sẽ gây xoắn cuốn nang.
  • Xoắn buồng trứng: Các u nang bì mở rộng có thể làm buồng trứng dịch chuyển, dẫn đến xoắn buồng trứng. Các dấu hiệu của tình trạng này bao gồm cơn đau nghiêm trọng ở vùng chậu khởi phát đột ngột, buồn nôn và nôn. Xoắn buồng trứng có thể làm giảm hoặc ngưng lưu lượng vận chuyển đến buồng trứng.
  • Vỡ nang: Khi các nang vỡ có thể gây đau dữ dội và chảy máu bên trong. U nang bì càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao. Ngoài ra, các hoạt động mạnh đến xương chậu, như quan hệ tình dục, cũng khiến nang dễ vỡ hơn.
  • Chèn ép lên các cơ quan khác: Các khôi u có thể chèn ép lên các cơ quan sinh sản, dẫn đến các biến chứng như vô sinh, sẩy thai, sinh non…
  • Phát triển thành ung thư.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa u bì buồng trứng?

Thực tế không có phương pháp nào giúp phòng bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, do bệnh diễn biến âm thầm và không gây ra triệu chứng, nên phụ nữ cần khám phụ khoa định kì để có thể phát hiện sớm bệnh. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các u lành tính thành ung thư.

Ngoài ra, nếu bạn có các dấu hiệu bất thường như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng chậu, ăn không ngon, sút cân không rõ lý do…, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.