Nguyên nhân cá nhiễm độc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Cá ngừ là một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu muối khoáng, chứa nhiều axit béo không bão hòa, vitamin D, photpho, đồng thời ít chất béo nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp ngộ độc do ăn cá ngừ có thể xảy ra và là nguyên nhân của các vụ ngộ độc tập thể.

1. Ăn cá ngừ ngộ độc tại sao?

Thực tế, cá ngừ không phải là một loại cá độc nhưng trong cá ngừ có chứa hàm lượng chất Histidine tự do cao. Khi cá còn sống, một số vi khuẩn sẽ sản sinh ra men Decarboxylase chuyển hóa histamine trong thịt cá (tại mang, ruột cá) và không gây hại cho cá. Tuy nhiên nếu người tiêu dùng mua phải cá ngừ bị ươn, để lâu ngày và bắt đầu hư hỏng thì khi đó hàng rào bảo vệ của cá không thể ức chế vi sinh vật và các sinh vật sinh trưởng, lây lan vào thịt cá sản xuất ra men chuyển hóa tạo histamine trong cá. Đây chính là nguyên nhân khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

Histamin là chất có khả năng gây dị ứng dữ dội cho người dùng như phù, nhức đầu, nôn mửa, ngứa đỏ ngoài da hay tiêu chảy, choáng váng, tim đập nhanh, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, quá trình hình thành histamin trong cá ngừ cũng diễn ra rất nhanh, histamin bền không bị phá hủy qua quá trình đông lạnh, nấu chín, hun khói, tiệt trùng hay đóng hộp nên có thể gây độc cho người sử dụng.

Các biểu hiện ngộ độc của bệnh nhân ăn phải cá ngừ thường xuất hiện sau 20-30 phút với các triệu chứng như:

  • Chóng mặt, đỏ bừng mặt, nhức đầu
  • Khô miệng, nóng cổ họng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng, tiêu chảy

Phát ban, nổi mề đay là triệu chứng thường gặp nhất, các vùng phát ban giống như bị cháy nắng với đường biên phân định rõ ràng. Ban thường xuất hiện ở phần trên cơ thể như: ngực, vai, cổ, cánh tay và mặt. Trong trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện co thắt phế quản, suy hô hấp và hạ huyết áp (sốc giãn mạch)

Nguyên nhân cá nhiễm độc

Bệnh nhân ngộ độc cá ngừ có biểu hiện như tiêu chảy và đau bụng

3. Cách xử trí khi ngộ độc cá ngừ

Hầu hết các trường hợp ngộ độc cá ngừ là nhẹ và chỉ những trường hợp bị tiêu chảy, ói nhiều mới dẫn tới tụt huyết áp do mất nước. Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ nổi mẩn đỏ, ngứa ngoài da và cần tới các cơ sở y tế để được điều trị thuốc kháng histamin là có thể khỏi bệnh sau 2-3 ngày.

XEM THÊM: Bà bầu sau khi ăn cá ngừ bị đau bụng, phải làm sao?

Trong trường hợp ngộ độc nặng, người bệnh có thể buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, tụt huyết áp và bắt buộc phải nhập viện để điều trị thuốc cũng như truyền dịch để bù lại lượng nước và điện giải bị mất qua nôn ói, tiêu chảy.

Có thể phòng ngừa ngộ độc cá ngừ bằng các biện pháp sau:

  • Nên mua cá ngừ ở siêu thị, nơi cá được bảo quản tốt, không hôi ươn và biến chất
  • Nếu mua cá ngoài chợ cần chọn những nơi bán có phương tiện bảo quản lạnh (nhiệt độ dưới 4,4°C) hoặc bảo quản bằng đá cục (đá phủ kín lên cá), chọn cá được ướp muối, khoanh cá khi cắt ra còn máu tươi
  • Đối với người bệnh có sẵn cơ địa dị ứng với những loại thực phẩm này thì tuyệt đối không nên ăn cá ngừ vì những lần dị ứng sau có thể nặng hơn so với lần đầu.

Cá ngừ là loại cá giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây ngộ độc thực phẩm. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chọn mua loại cá tươi, có phương tiện bảo quản lạnh tốt. Nếu có tiền sử bị dị ứng thì không nên tiếp tục sử dụng loại cá này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Thành phần dinh dưỡng trong cá ngừ đại dương
  • Ăn cá ngừ sống có tốt không?
  • Giá trị dinh dưỡng khi ăn các loại cá

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Cá nóc dù được biết đến là một loại cá độc nhưng vẫn được tiêu thụ và phục vụ trong các món ăn như sushi hay sashimi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những trường hợp ngộ độc cá nóc nặng do tetrodotoxin và có thể dẫn đến tử vong.

1. Vì sao ăn cá nóc bị ngộ độc?

Nguyên nhân gây ngộ độc cá nóc chính là do độc chất tetrodotoxin ở trong cá nóc, tập trung ở trứng, ruột và tinh hoàn cá, một trong những chất có độc lực rất mạnh tìm thấy trong tự nhiên. Tetrodotoxin là chất độc không protein, tan trong nước và không bị nhiệt phá hủy (nấu chín hay phơi khô) nhưng bất hoạt trong môi trường acid hoặc kiềm mạnh.

Tetrodotoxin được hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa sau 5-15 phút và đạt đỉnh nồng độ sau 20 phút, thải trừ đáng kể qua nước tiểu. Độc chất này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh, ức chế kênh natri, đặc biệt là ở cơ vân dẫn tới cản trở phát sinh điện thể và dẫn truyền xung động với hậu quả chính là liệt cơ và suy hô hấp.

Nguyên nhân cá nhiễm độc

Nguyên nhân gây ngộ độc cá nóc chính là do độc chất tetrodotoxin ở trong cá nóc, tập trung ở trứng, ruột và tinh hoàn cá

2. Các triệu chứng ngộ độc cá nóc

Biểu hiện ngộ độc cá nóc thường xảy ra sau 10-45 phút sau khi ăn cá nóc còn độc tố, kể cả khô hay ruốc cá. Ban đầu, người bệnh sẽ thấy tê miệng, lưỡi, 2 môi, tăng tiết nước bọt, buồn nôn và nôn, kèm theo đó có thể có các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt;
  • Khó nói;
  • Ngón, bàn tay, bàn chân tê yếu;
  • Mất phản xạ;
  • Hạ huyết áp nghiêm trọng;
  • Trong 4-6 giờ các triệu chứng có thể tiến triển nặng thêm và dẫn tới tê liệt, mất ý thức cuối cùng là suy hô hấp và tử vong.

Để phân độ tác động gây độc của tetrodotoxin có thể chia làm 4 mức ảnh hưởng về thần kinh và tim mạch như sau:

  • Độ 1: Chỉ tê bì, dị cảm quanh miệng, có thể có hoặc không có triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy;
  • Độ 2: Tê bì ở lưỡi lan lên mặt, đầu chi và các vùng khác, liệt vận động và thất điều, nói ngọng, đau đầu vã mồ hôi nhưng các phản xạ vẫn bình thường
  • Độ 3: Bệnh nhân co giật, liệt mềm toàn thân, suy hô hấp, nói không thành tiếng, đồng tử giãn tối đa mất phản xạ ánh sáng, có thể vẫn còn tỉnh
  • Độ 4: Bệnh nhân nguy kịch, suy hô hấp nặng, loạn nhịp tim, hôn mê.

Nguyên nhân cá nhiễm độc

Biểu hiện ngộ độc cá nóc thường xảy ra sau 10-45 phút sau khi ăn cá nóc còn độc tố

3. Xử trí ngộ độc cá nóc như thế nào?

Nguyên tắc điều trị ngộ độc cá nóc gồm có:

  • Hạn chế sự hấp thu độc tốt của cơ thể
  • Điều trị triệu chứng
  • Can thiệp tích cực nếu có các biểu hiện đe dọa tính mạng như liệt toàn thân, suy hô hấp nặng

Để xử lý tại chỗ, nếu người bệnh có các triệu chứng của ngộ độc sau ăn cá nóc khoảng 3 giờ có thể cố gắng nôn ói, ho khạc, nên đặt người bệnh nằm nghiêng đầu thấp để chống sặc. Có thể cho người bệnh uống than hoạt tính khi còn tỉnh liều 30g pha với 250ml nước sạch. Đối với trẻ từ 1-12 tuổi, dùng liều 25g than hoạt tính với 100-200ml nước sạch. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì dùng 1g than hoạt tính/1kg cân nặng pha với 50ml nước sạch. Nên uống sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá nóc để đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với các bệnh nhân đã hôn mê hay rối loạn ý thức, khó thở hoặc thở yếu, ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo, thổi ngạt và đưa tới cơ sở y tế để được điều trị hồi sức cấp cứu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Ăn cá nóc độc như thế nào?
  • Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?
  • Tác nhân khiến bạn bị dị ứng với động vật có vỏ