Nguyên nhân gây dị tật hở hàm ếch

Nguyên nhân gây dị tật hở hàm ếch

SKĐS - Bạn em lúc mang thai không bị ốm hay bị cảm cúm nhưng sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch. Em mới kết hôn và đang có kế hoạch chuẩn bị sinh con nên rất lo lắng.

Bạn em lúc mang thai không bị ốm hay bị cảm cúm nhưng sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch. Em mới kết hôn và đang có kế hoạch chuẩn bị sinh con nên rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách dự phòng.

Nguyễn Thị Hà (Kon Tum)

Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Các chuyên gia giải thích rằng, do quá trình ráp nối các bộ phận của răng hàm mặt ở thời kỳ phôi thai bị rối loạn gây nên sứt môi hoặc hở hàm ếch. Còn nguyên nhân gây rối loạn quá trình này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Nguyên nhân gây dị tật hở hàm ếch

Khám cho trẻ bị sứt môi hở hàm ếch tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TL

Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dị tật bẩm sinh này ở trẻ như dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiễm chất độc hóa học, do nhiễm tia X hoặc nhiễm siêu vi, bị cảm cúm, do cha mẹ mắc bệnh giang mai, lậu không được điều trị triệt để... Ngoài ra, người mẹ mang thai bị stress, khủng hoảng về tâm lý, suy nghĩ nhiều, hoang mang, điều kiện sống thấp, thiếu thốn hoặc người mẹ suy dinh dưỡng lúc mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến dị tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ. Những yếu tố về di truyền hay cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi, sức khỏe của thai phụ không tốt, mắc bệnh cúm kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai của thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị cả sứt môi và hở hàm ếch rất cao.

Để phòng bệnh, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai. Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kì. Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: chất hóa học, tia xạ, hoặc stress tinh thần.

Bác sĩ Lê Thị Viết


Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh ngày càng  trở lên phổ biến. Sứt môi, hở hàm ếch là một khuyết tật trên khuôn mặt xảy ra ở trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ. Ở Việt Nam, cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có khoảng 1 ca sứt môi và có khoảng 1/2500 trẻ sinh ra có nguy cơ bị hở hàm ếch. Căn bệnh không nguy hiểm nhưng gây ra tình trạng khó khi ăn, nói và giao tiếp. Quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự phát triển cũng như những cơ hội của đứa trẻ trong tương lai.

Ở trẻ sinh ra bị sứt môi và hở hàm ếch, sự và phát triển của xương hộp sọ và các mô ở đầu và mặt trong thời kỳ còn trong bụng mẹ không bình thường, dẫn đến các khe hở ở môi, vòm miệng hoặc cả hai.

Nguyên nhân gây dị tật hở hàm ếch

Dưới đây là  những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ mang thai sinh con bị sứt môi và hở hàm ếch mẹ bầu cần lưu ý, bao gồm:

Đọc  thêm:

  • >> Xét nghiệm NIPT

1. Có tiền sử gia đình bị sứt môi, hở hàm ếch
Theo nghiên cứu, nếu cha hoặc mẹ sinh ra với tình trạng sứt môi – hở hàm ếch, thì đứa con cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Mặc dù vậy, không có nghĩa là nếu cha hoặc mẹ bị sứt môi thì chắc chắn con bạn cũng sẽ trải qua điều tương tự.

2. Hút thuốc khi mang thai
Đối với những người phụ nữ mang thai đang hút thuốc thì nên dừng ngay thói quen này. Phụ nữ mang thai có thói quen hút thuốc có nhiều nguy cơ sinh con bị sứt môi. Không chỉ những người trực tiếp hút thuốc lá, những phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc xung quanh cũng có nguy cơ sinh ra trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch.

3. Thường xuyên sử dụng rượu khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn có nguy cơ cao sinh con bị sứt môi- hở hàm ếch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực sự có mối liên hệ giữa thói qen uống rượu khi mang thai với các trường hợp sứt môi ở trẻ sơ sinh.

4. Mẹ mang thai trong tình trạng béo phì – thừa cân
Nếu bạn dự định có thai nhưng thừa cân bao gồm cả béo phì, bạn nên giảm cân trước. Nguyên nhân là do bà bầu mang thai trong tình trạng béo phì có nguy cơ sinh con bị sứt môi rất cao.

5. Trong quá trình mang thai sử dụng tùy tiện một số loại thuốc
Một số loại thuốc được dùng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sứt môi ở trẻ sơ sinh. Những loại thuốc này bao gồm isotretinone (một loại thuốc trị mụn trứng cá), methotrexate (một loại thuốc chữa bệnh vẩy nến, viêm khớp và ung thư) và thuốc chống động kinh.. Vì vậy, không nên dùng thuốc một cách bất cẩn và hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng.

6. Mang thai trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ khiến quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi bị gián đoạn. Ví dụ, phụ nữ mang thai thiếu folat và vitamin A…, có xu hướng sinh con bị sứt môi nhiều hơn. Vì vậy, phải đảm bảo dinh dưỡng nhu cầu axit folic thích hợp trong thai kỳ để ngăn ngừa trẻ bị sứt môi.

7. Trẻ sinh ra  mắc hội chứng Pierre Robin
Hội chứng Pierre Robin có thể khiến trẻ sinh ra có hàm nhỏ và lưỡi nhô ra. Hầu hết trẻ  mắc hội chứng này sẽ được sinh ra đều hở vòm miệng. Mặc dù vậy, hội chứng này là một tình trạng hiếm gặp.

Trẻ sinh ra bị sứt môi có thể được phẫu thuật sứt môi nếu trẻ được 2 hoặc 3 tháng tuổi. Trong khi đó, đối với những trẻ sinh ra có khe hở vòm miệng thì nên phẫu thuật khi trẻ được 6 đến 12 tháng tuổi. Phẫu thuật khe hở môi có thể cần phải được thực hiện nhiều lần.

Phòng ngừa  sứt môi và hở hàm ếch

Mặc dù có một số yếu tố dẫn đến nguy cơ sứt môi – hở hàm ếch không thể phòng ngừa. Nhưng có thể phòng ngừa được hầu hết các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị sứt môi.  Ngoài việc làm các xét nghiệm, bạn cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ khi mang thai để có thể theo dõi sự tăng trưởng và sự phát triển của thai nhi.

Trên đây là những nguyên nhân có thể làm gia tăng nguy cơ trẻ sứt môi và hở hàm ếch  khi mẹ mang bầu. Để biết thêm chi tiết liên hệ chúng tôi Genlab theo đường dây nóng: 0968 589 489.