Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

Mỗi giống cây trồng thích hợp với một khoảng pH nhất định, nhưng hầu hết đều giao động xung quanh mức pH từ 5 – 7. Việc kiểm tra đo độ pH và duy trì pH phù hợp sẽ giúp cây trồng hấp thu tối đa dưỡng chất, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao nhất

Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

Những nguyên nhân khiến đất bị chua

Đất chua là đất có độ pH < 7, trong đó pH 5-7 là đất chua ít, cây trồng sinh trưởng phù hợp, pH dưới 5 là đất chua nhiều, cần cải tạo

Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.

Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K), ngoài ra còn hút khá nhiều (Ca, Mg…) do trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều.

Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua.

Cách điều chỉnh pH của đất

Để điều chỉnh độ pH của đất, trước hết bà con cần tiến hành đo pH của đất

Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

Tham khảo máy đo pH đất tại Dungcunongnghiep.vn

Sau khi có kết quả dựa vào chỉ số pH, và loại đất bà con tiến hành bón vôi theo hướng dẫn sau

Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng)
pH = 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 2 tạ / 1000 m2)
pH = 4,5 – 5,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 1 tạ / 1000 m2)
pH = 5,5 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 50kg / 1000 m2)
Với đất có tỷ lệ cát cao
pH = 3,5 – 4,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (1 tạ / 1000 m2)
pH = 4,5 – 5,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (50 kg / 1000 m2)
pH = 5,5 – 6,5 bón 0,25 tấn vôi cho 1 hecta (25kg / 1000 m2)
Khi bón vôi cần kết hợp với các phương pháp đào xới đất, giúp vôi được trộn đều vào đất.

Trường hợp đất kiềm, pH > 7, cần bổ sung các chất gây acid hóa như Lưu huỳnh, sắt sunphat.
Trên đây là các cách điều chỉnh độ pH của đất trồng, để cây trồng sinh trưởng ổn định, duy trì năng suất cần thường xuyên kiểm tra lại độ pH, và duy trì pH phù hợp với từng giống cây trồng. Chúc bà con thành công

Đất chua, đất trung tính và đất kiềm là gì ?

Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

  • 1. Đất chua (đất acid)
  • 2. Đất trung bình (trung tính)
  • 3. Đất kiềm

1. Đất chua (đất acid)

Đất Acid là đất có giá trị pH từ 3.0 – 6.5. Đất acid cao hay còn gọi là đất rất chua có nồng độ vi chất Mn, Al và ion Fe tăng mạnh. Các dưỡng chất Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molipden,… giảm hoặc khó hòa tan, bị đất giữ chặt.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất chua, một phần là do kết cấu đất. Kết cấu đất nhẹ, đất dốc, đất pha cát thường dễ bị rửa trôi các ion kiềm thổ khiến đất bị chua. Nguồn nước tưới và nước mưa dư thừa cũng làm cho các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (Magie), K (Kali) bị rửa trôi xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ làm đất trở nên chua.

Ngoài ra trong quá trình canh tác cây trồng lâu năm trên đất cũng làm cho đất trở nên chua. Vì trong quá trình sinh trưởng cây hút các dưỡng chất từ đất như N, P, K và các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… Lâu dần đất mất các chất kiềm trở nên chua.

Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích cũng làm đất trở nên chua và chai cứng. Phân hữu cơ trong quá trình phân hủy thải ra các acid hữu cơ cũng khiến đất trở nên chua. Bởi các acid này cũng có thể hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Một số phân khoáng như Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân khi bón vào đất cũng làm đất bị chua.

Đọc thêm: pH đất sụt giảm mạnh do những nguyên nhân nào?

Đất chua ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng ?

  • Hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.
  • Đất chua nhiều ion Al cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho rễ cây. Làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được.
  • Cây trồng khó hấp thụ các vi chất K, Ca, Mg… dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này.
  • Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Đọc thêm:

  • Độ pH đất
  • Độ pH thấp ảnh hưởng như thế nào đến dinh dưỡng trong đất

Khắc phục:

Sử dụng lân nung chảy kết hợp với vôi dolomite để gia tăng độ pH. Kết hợp bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ, để cỏ tạo sinh khối hữu cơ làm gia tăng chất đệm trong đất để giữ cho pH đất luôn được cân bằng.

2. Đất trung bình (trung tính)

Đất trung tính hay còn gọi là đất acid trung bình là đất có giá trị pH từ 6.5 – 7.5. Đây là loại đất phù hợp với phần lớn các loại cây trồng thông thường. Trừ một số loại cây ưa đất chua.

Đối với đất trung tính, lượng dinh dưỡng có trong đất luôn được duy trì ở trạng thái thích hợp giúp cây trồng dễ dàng hấp thu. Quá trình trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ và đất được dễ dàng thực hiện giúp cây trồng phát triển rất mạnh.

Ngoài ra trong môi trường đất trung tính, các loại vi sinh vật có lợi hoạt động rất tốt. Chúng làm việc để tổng hợp thêm đạm, phân giải lân và hữu cơ giúp cho đất ngày càng màu mỡ, hạn chế các loài gây hại phát sinh,…

Đối với loại đất trung tính này gần như không cần phải tác động thêm. Chỉ việc duy trì đầy đủ lượng hữu cơ cho đất là cây trồng có thể phát triển một cách ổn định và cho năng suất cao.

3. Đất kiềm

Đất kiềm là đất có giá trị pH từ 7.5 – 9. Loại đất này thích hợp để trồng các loài cây họ đậu. Đất kiềm làm cho các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

Khắc phục

Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, …

Tìm hiểu cách kiểm tra sức khỏe đất để biết đất của bạn đang như thế nào Kiểm tra sức khỏe đất canh tác

Xem thêm về: Hiểu về đất, pH đất

Danh mục: Đất, Hiểu đúng về đất

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

  • Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

    MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

    180,000  Thêm vào giỏ hàng
  • Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

    WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

    895,000 Thêm vào giỏ hàng
  • Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

    Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

    215,000 Thêm vào giỏ hàng
  • Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

    Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

    540,000  Thêm vào giỏ hàng
  • Nguyên nhân gây nên hiện tượng đất bị chua

    Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

    850,000 Thêm vào giỏ hàng