Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh

Việc tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt quá mức đều có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vì thế, việc theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh nên được thực hiện thường xuyên. Đây chính là cách hiệu quả để giúp bố mẹ nhận biết tình trạng bất thường của trẻ, xử lý nhanh chóng, hạn chế việc tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức và trong trường hợp cần thiết, có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời.

1. Theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh

Thân nhiệt trẻ sơ sinh được cho là bình thường nếu nhiệt độ cặp ở nách cho kết quả từ 36,5°C đến 37,2°C. Trong trường hợp thân nhiệt của trẻ có những bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng xử trí để tránh tình trạng trẻ bị tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức, để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt ở nách của trẻ

Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 37,5°C: Đây là một dấu hiệu cho thấy thân nhiệt của trẻ đang tăng. Trong trường hợp này, mẹ cần để trẻ nằm trong phòng thoáng đãng, không khí trong lành, không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật hoặc quấn tã quá chặt mà hãy nới lỏng quần áo hoặc mặc những bộ đồ rộng rãi cho trẻ. Sau đó, khăn ướt sạch và ấm để chườm lên trán, nách và bẹn của trẻ, đồng thời tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh.

Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 38,5°C, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Trường hợp thân nhiệt của trẻ thấp hơn 36°C: Mẹ nên tích cực ủ ấm cho trẻ bằng chăn ấm hoặc dùng phương pháp da kề da.

Mẹ lưu ý, khi đo nhiệt độ cho trẻ, mẹ có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể trẻ, bao gồm đo ở tai, đo ở miệng, đo ở nách hoặc đo ở hậu môn. Ở những vị trí này, các kết quả có được có thể khác nhau, nhưng nếu ở trong những mức sau thì thân nhiệt của trẻ vẫn đang ở mức bình thường:

  • Đo hậu môn: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 36,6 đến 38°C.
  • Đo ở tai: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 35,8 đến 38°C.
  • Đo ở miệng: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 35,5 đến 37,5°C.
  • Đo ở nách: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 34,7 đến 37,3°C.

Đo thân nhiệt cho trẻ ở miệng

Khi thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh, cha mẹ sẽ nhận thấy, kết quả thân nhiệt đo được ở nách luôn thấp hơn so với kết quả đo được ở khoang miệng, nhưng kết quả đo được ở khoang miệng còn thấp hơn kết quả đo được ở hậu môn. Do đó, nếu đo thân nhiệt, mẹ nên đo ở hậu môn của trẻ để có được kết quả chính xác nhất vì đây chính là nhiệt độ cơ bản để cho chúng ta biết rằng mọi hoạt động trong cơ thể của trẻ đang diễn ra bình thường. Tình trạng tăng thân nhiệt quá mức hoặc hạ thân nhiệt quá mức đều rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ chỉ mới được vài tuần tuổi.

2. Tăng thân nhiệt hay hạ thân nhiệt quá mức đều có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm

2.1. Tăng thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh

Tình trạng tăng thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh còn gọi là hiện tượng sốt. Đây chính là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân khiến thân nhiệt của trẻ bị tăng thường là do trẻ bị cảm lạnh hay nhiễm virus. Khi mẹ theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và phát hiện sớm những biểu hiện khác thường thì sẽ có thể xử lý kịp thời và hiệu quả.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể kể đến như tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí là nhiễm trùng máu hoặc do trẻ bị bệnh viêm màng não. Ngoài ra, tăng thân nhiệt cũng có thể xảy ra khi trẻ gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin hoặc có thể do cha mẹ mặc quá nhiều ấm cho con, do trẻ phải ở trong nhà quá lâu trong những ngày thời tiết nóng bức.

Chườm ăn khăn ấm giúp trẻ hạ sốt

Triệu chứng tăng thân nhiệt của trẻ là trán trẻ ấm, trẻ cáu gắt, quấy khóc nhiều hơn bình thường, trẻ ăn ngủ kém, ít hoạt động, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng co giật.

Đối với những trường hợp trẻ dưới 1 tuổi gặp phải những triệu chứng trên thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Dùng khăn ấm để lau người cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Lưu ý cho trẻ uống đủ nước để tránh mất nước, cho trẻ bú hoặc uống dung dịch oresol pha đúng tỉ lệ.
  • Trẻ từ 6 tháng trở lên đã đi khám và không phát hiện bệnh lý, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc ibuprofen.

2.2. Hạ thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh

Tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của trẻ ở dưới mức 36,5°C, nếu không được xử trí sớm có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm đến sức khỏe.

Triệu chứng của tình trạng hạ thân nhiệt là trẻ ăn uống kém, khóc yếu, mệt mỏi, lờ đờ, da mát hoặc lạnh, màu sắc da nhợt nhạt,..

Nguyên nhân gây ra hạ thân nhiệt là do trẻ bị sinh non, nhẹ cân (dưới 1,5kg khi chào đời), thiếu chất béo cách nhiệt, hệ thống thần kinh của trẻ chưa trưởng thành, phòng sinh lạnh, hoặc trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng.

Phương pháp da kề da giúp trẻ tăng thân nhiệt

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu hạ thân nhiệt, bạn nên mặc thêm quần áo cho trẻ, có thể tăng nhiệt độ phòng bằng máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên khi đã áp dụng những cách trên mà thân nhiệt của cơ thể trẻ vẫn không được cải thiện, mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Tên đây là những hướng dẫn giúp các bậc phụ huynh theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và cách xử trí khi có bất thường. Cha mẹ cần nhớ rằng, việc theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ luôn luôn là một yếu tố quan trọng để chăm sóc bé tốt hơn và phòng tránh tình trạng tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức, gây nguy hiểm cho trẻ.

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế tin cậy hàng đầu trong việc chăm sóc và điều trị những vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ có băn khoăn, thắc mắc, cần được tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 1900 56 56 56, để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh thường xuyên, đúng cách sẽ giúp phát hiện nhanh chóng các bất thường về sức khỏe để kịp thời xử trí, đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ cùng cha mẹ cách thực hiện điều ấy để không còn lo lắng về việc nhận diện sai thân nhiệt của trẻ.

1. Làm cách nào để theo dõi thân nhiệt trẻ sơ sinh cho đúng

1.1. Thân nhiệt ở trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường

Tùy từng thời điểm khác nhau mà nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh cũng có sự chênh lệch. Tuy nhiên thân nhiệt của trẻ sơ sinh được xem là bình thường khi:

- Dùng nhiệt kế đo ở hậu môn cho kết quả 36.6 - 38 độ C.

- Dùng nhiệt kế đo ở tai cho kết quả 35.8 - 38 độ C.

- Dùng nhiệt kế đo ở miệng cho kết quả 35.5 - 37.5 độ C.

- Dùng nhiệt kế đo ở nách cho kết quả 34.7 - 37.3 độ C.

Thân nhiệt ở trẻ sơ sinh được xem là bình thường khi nó duy trì trong khoảng 36 - 37 độ C

Về cơ bản, nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh luôn phải ở trong trạng thái trao đổi bình thường thì thân nhiệt mới duy trì trong khoảng 36 - 37 độ C được. Tuy chỉ tăng hay giảm 1 độ C thôi nhưng sự chênh lệch này cũng vô cùng nguy hiểm. Ví dụ như khi theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh phát hiện bé mới 38 độ C thì đây chỉ là sốt nhẹ nhưng khi đã lên đến 39 độ C và quá ngưỡng đó thì trẻ đã sốt cao rồi.

Trong các vị trí đo thân nhiệt thì thường nhiệt độ ở khoang miệng sẽ thấp hơn nhiệt độ hậu môn khoảng 0.3 - 0.5 độ C. So với nhiệt độ ở khoang miệng thì nhiệt độ ở nách lại thấp hơn 0.3 - 0,5 độ C. Điều đó có nghĩa là nếu theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh thì nên đo nhiệt độ hậu môn là chính xác hơn cả.

1.2. Cách theo dõi thân nhiệt cho trẻ sơ sinh tại nhà

Muốn đo nhiệt độ chính xác để theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh thì cha mẹ nên làm theo các bước sau:

- Bước chuẩn bị

+ Không cho trẻ mặc quần áo dày và không vận động nhiều.

+ Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ có nhiệt độ trung bình.

- Bước đo nhiệt độ

Thực tế cho thấy trong quá trình theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh, hầu hết các bậc cha mẹ sẽ đo nhiệt độ nách. Tuy nhiên, ít ai biết rằng phương pháp này lại ít khi chính xác. Trẻ dưới 3 tuổi thì đo nhiệt độ hậu môn là tốt nhất. Phương pháp đo nhiệt độ miệng chỉ phù hợp với các trẻ trên 4 tuổi. Tùy từng vị trí mà việc đo nhiệt độ nên diễn ra như sau:

Tư thế cho trẻ nằm khi đo nhiệt độ ở hậu môn

+ Đo ở nách: lau khô nách trước rồi dùng nhiệt kế để vào nách sau đó ép cánh tay xuống để giữ chắc nhiệt kế trong 2 phút.

+ Đo ở miệng: rửa sạch nhiệt kế và kiểm tra để xác định chắc chắn nhiệt kế không bị rạn nứt hay bị vỡ. Tiếp sau đó hãy đặt đầu của nhiệt kế dưới lưỡi trẻ và bảo trẻ ngậm miệng lại trong 3 phút (nếu là nhiệt kế thường) và khoảng 30s (nếu là nhiệt kế điện tử). Tuy nhiên phương pháp này tương đối nguy hiểm, do đó chỉ nên áp dụng với trẻ đã lớn.

+ Đo ở tai: đặt đầu nhiệt kế vào trong tai khoảng 10s. Phương pháp này không nên áp dụng với trẻ hiếu động và trẻ dưới 6 tháng tuổi.

+ Đo ở hậu môn: đầu tiên cho trẻ nằm úp trong lòng người lớn hoặc nằm ngửa lên giường sau đó bôi một chút kem bôi trơn vào cuối nhiệt kế rồi nhẹ nhàng đặt vào hậu môn trẻ cho đến lúc không thấy phần bạc ở đầu nhiệt kế nữa. Giữ như vậy khoảng 2 phút nếu là nhiệt kế thủy ngân và 30s nếu là nhiệt kế điện tử.

2. Cách xử lý khi thân nhiệt của trẻ có sự bất thường

Trong quá trình theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh cha mẹ sẽ không thấy khó khăn đối với việc nhận ra sự bất thường về thân nhiệt của con mình. Đây cũng là cách để cha mẹ biết được trẻ đang nóng hay lạnh. Đối với trẻ sơ sinh thì thân nhiệt cao hay thấp hơn 1 - 2 độ C so với nhiệt độ bình thường đều sẽ tiềm ẩn những nguy cơ nhất định cho sức khỏe của trẻ.

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh giúp cha mẹ phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe của con mình

- Nếu trẻ có thân nhiệt dưới 36 độ C thì mẹ cần ủ ấm lập tức cho trẻ để tránh gây cảm lạnh từ đó sinh ra các bệnh lý đường hô hấp.

- Nếu trẻ có thân nhiệt cao hơn 37.5 độ C thì trẻ đang hơi nóng, cần được nới lỏng quần áo hoặc mặc quần áo thoáng mát, nghỉ ngơi ở nơi có không khí thoáng, cởi bỏ tất hoặc mũ nếu trẻ đang dùng.

- Nếu trẻ có thân nhiệt trên 38.5 độ C tức là trẻ đang bị sốt. Cha mẹ cần chườm ấm cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng cân nặng và theo dõi nếu không thấy có dấu hiệu hạ sốt khi đã dùng thuốc thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị sốt.

Thực ra nhiệt độ của trẻ rất dễ thay đổi dưới tác động của môi trường bên ngoài nên trẻ có thể giảm hoặc tăng nhiệt nhanh chóng. Đối với những trẻ sinh non và nhẹ cân, do lớp mỡ dưới da không đủ để cách nhiệt nên dễ bị mất nhiệt. Trẻ đang bị mắc bệnh về phổi thân nhiệt cũng dễ bị hạ. Thậm chí ngay trong mùa hè vẫn có thể xảy ra hiện tượng mất nhiệt.

Những trẻ được ủ ấm quá thì lại dễ xảy ra tình trạng tăng thân nhiệt do nóng bức từ đó khiến trẻ khó chịu, bứt rứt không yên. Khi bị bệnh lý nào đó hoặc có tình trạng nhiễm trùng, nhiệt độ cơ thể trẻ cũng dễ tăng cao. Vì thế cha mẹ nên chú ý theo dõi thân nhiệt của con mình thường xuyên để phát hiện sớm và nhanh chóng xử lý bất thường. Có như vậy mới giảm thiểu được những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Nếu trong quá trình theo dõi thân nhiệt ở trẻ sơ sinh có vấn đề gì cần hỗ trợ, cha mẹ có thể gọi ngay cho chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56. Chúng tôi tự tin sẽ đồng hành cùng cha mẹ để đưa ra cách xử trí phù hợp, chính xác nhất nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ và giải tỏa nỗi lo cho cha mẹ.