Bà bầu làm thế nào để không bị phù mặt năm 2024

Rất khó để ngăn chặn phù nhưng bạn có thể “khống chế” để phù gây đau đớn và khắc phục căng bóng làn da.

- Cố gắng không tăng cân quá nhiều bằng cách ăn uống điều độ, giảm thực phẩm nhiều chất béo.

- Uống đủ nước để đảm bảo thận hoạt động tốt và khiến hệ thống tiết niệu hoạt động hiệu quả, hạn chế tích trữ nước trong cơ thể. Thực phẩm có khả năng duy trì chức năng thận và giống như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên (giúp bạn tiểu tốt) gồm cần tây, cải xoong, rau mùi, táo và các loại quả họ cam quýt (đặc biệt hành tây và tỏi giúp các chất lỏng trong cơ thể lưu thông tốt).

- Tránh ăn nhiều muối và đồ đóng gói sẵn. Thực phẩm chế biến có muối và các chất phụ gia khác góp phần trữ nước trong cơ thể. Nên ăn nhiều thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C và E như hoa quả, rau có màu xanh và màu đỏ, gồm dưa, khoai tây, cà chua, dâu tây, cải bắp, súp lơ... Thực phẩm giàu vitamin E gồm dầu thực vật (đặc biệt là dầu ngô, dầu đậu nành, lúa mỳ), hạt hướng dương, ngô ngọt, hạt điều, bơ thực vật...

- Tránh hút thuốc lá và khói thuốc lá.

- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, kê chân lên ghế nhưng không vắt chéo chân vì điều này làm hạn chế lưu thông máu và có thể gây ra các cục máu đông. Hãy ngồi xuống khi có thể nếu công việc của bạn phải đứng lâu. Hãy chuyển động từ chân này sang chân kia để làm tăng lưu lượng máu.

- Nhờ chồng bạn xoa bóp chân cho bạn nhẹ nhàng. Để anh ấy dùng cả hai tay, massage chân cho bạn từ bàn chân tới đầu gối, sử dụng một số tinh dầu cơ bản như tinh dầu hạt nho. Nếu chân của bạn sưng quá mức và da căng thì có thể bạn sẽ bị đau. Lúc này, không nên dùng tinh dầu massage. Thay vào đó, có thể ngâm chân trong một bát nước ấm với vài cánh hoa cúc (hoặc hoa oải hương) để thư giãn và làm dịu sự khó chịu. - Bạn cũng có thể đắp một lá bắp cải già (có màu xanh đậm, thường là lá bên ngoài) quanh chân để giảm sưng phù. Bạn chỉ nên lau sạch lá bằng khăn ẩm sạch, làm mát lá bắp cải trong tủ lạnh trước khi bọc nó quanh chỗ chân bị sưng như bàn chân hay mắt cá chân. Khi lá trở nên ướt, mềm thì nên thay thế bằng một chiếc lá bắp cải khác. Bởi vì khi đắp vào chỗ sưng, lá bắp cải hoạt động bằng áp suất thẩm thấu (hút nước dư thừa). Và bạn có thể thay lá bắp cải thường xuyên cho đến khi bạn thấy thoải mái hơn.

- Trà bồ công anh cũng giúp giảm phù nề nhưng không uống loại trà này nếu bạn có vấn đề về gan mật.

- Châm cứu có thể giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể, kích thích chức năng thận, xương, giảm căng thẳng, kích thích máu lưu thông cũng có lợi khi bạn bị sưng phù nặng.

- Thư giãn cũng được biết đến như một cách giảm phù (theo một nghiên cứu nhỏ).

Nguyên nhân, vị trí dễ bị phù

Phù gây ra bởi áp lực gia tăng trong các tĩnh mạch chân, cộng với áp lực từ em bé đang lớn lên, đè vào các tĩnh mạch lớn ở vùng háng. Khả năng giữ nước khi mang thai làm phù nặng hơn. Phù càng tiến triển nặng hơn nếu bạn ít vận động chân, khiến các chất lỏng tích tụ ở điểm thấp nhất (bàn chân). Thời tiết nóng và mệt mỏi cũng khiến phù nề nghiêm trọng.

Bình thường phù nề chỉ xảy ra ở bàn chân và mắt cá chân cả hai chân nhưng cũng có khi, phù “tiến lên” bắp chân và có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu phù chỉ ở một bên chân (đặc biệt bắp chân đỏ, mềm và sần) thì bạn nên đi khám vì có thể bạn đang có huyết khối (cục máu đông).

Phù cũng có thể xuất hiện ở ngón tay, cổ tay, khuôn mặt. Nếu nó xảy ra ở cả cổ tay và bàn tay thì sẽ gây nên hội chứng ống cổ tay, đè lên các dây thần kinh chạy lên cánh tay, gây đau cánh tay và bàn tay.

Nếu bạn bị phù khi mang thai thì bạn có nguy cơ tiếp tục phù 3-4 ngày sau sinh. Khi cơ thể bắt đầu trở lại bình thường thì các mô, mạch máu, chất lỏng cần cho thời kỳ mang thai đã bị “giải thể”, bài tiết qua nước tiểu (qua thận – đây là lý do vì sao bạn tiểu nhiều giai đoạn này). Tuy nhiên, thận không thể ngay lập tức bài tiết hết lượng chất lỏng mà cơ thể đã tích trữ trong thời kỳ mang thai; do đó, chất lỏng tiếp tục tích tụ trong các mô của cơ thể (gây phù sau sinh) cho đến khi được thận bài tiết hết.

Phù chân là hiện tượng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ gây không ít khó chịu, lo lắng cho người mẹ. Mặc dù khá lành tính nhưng một số trường hợp, phù chân có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo biến chứng thai kỳ hoặc tiền sản giật. Giảm phù chân khi mang thai là vấn đề được rất nhiều thai phụ quan tâm.

1. Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Thực tế cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, đây là sự thay đổi cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất nuôi dưỡng thai. Trong đó, hiện tượng phù chân khi mang thai khá thường gặp, đây chỉ là hệ quả của việc cơ thể thích nghi dần với sự lớn lên nhanh chóng của thai nhi trong bụng. Vì thế, phù chân thường xuất hiện và nghiêm trọng nhất ở những tháng cuối thai kỳ.

Bà bầu làm thế nào để không bị phù mặt năm 2024

Phù chân là tình trạng thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ

Ngoài phù chân, nhiều thai phụ còn bị phù ở cả những cơ quan khác, thường gặp là tay và mặt. Đa phần thai phụ bị phù chân khi chăm sóc và nghỉ ngơi tốt sẽ không gặp vấn đề sức khỏe đáng ngại nào. Song cần theo dõi hiện tượng này và nhận biết các trường hợp phù chân là dấu hiệu nguy hiểm của hội chứng bệnh lý thai nghén hoặc tiền sản giật.

Mẹ bầu cần lưu ý nếu ngoài bị phù chân còn xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:

  • Khó thở.
  • Chóng mặt, nôn mửa.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Mắt lờ mờ không nhìn rõ.
  • Đau vùng thượng vị và ngay dưới xương sườn phải.

Nếu hiện tượng sưng phù ở chân tăng lên nhanh chóng, đi kèm với nóng, đau, đỏ thì rất có thể mẹ bầu đã mắc bệnh lý huyết khối tĩnh mạch. Bệnh lý này liên quan đến sự xuất hiện bất thường của cục máu đông ở tĩnh mạch chân, cản trở tuần hoàn máu. Trường hợp này cũng cần thăm khám và can thiệp y tế sớm.

Bà bầu làm thế nào để không bị phù mặt năm 2024

Cẩn thận với phù chân là dấu hiệu bệnh lý thai kỳ

Với những mẹ bầu bị phù chân sinh lý trong thai kỳ, có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc đơn giản để giảm sưng phù, tăng khả năng vận động để đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.

2. Làm sao để giảm phù chân khi mang thai?

Chắc chắn rằng khi chân bị tích nước và sưng phù bất thường, mẹ bầu sẽ ít nhiều có cảm giác khó chịu, khó di chuyển. Vậy làm sao để giảm phù chân khi mang thai?

2.1. Hạn chế tiêu thụ natri từ thực phẩm và gia vị

Tình trạng tích nước sẽ dẫn đến sưng phù chân khi mang thai, do đó khi cắt giảm lượng natri tiêu thụ (muối) thì triệu chứng thai kỳ này cũng được cải thiện. Hơn nữa, bữa ăn chứa quá nhiều muối cũng khiến thận làm việc vất vả hơn, điều này lâu dài có thể dẫn tới nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe.

Do đó, mẹ bầu lưu ý chế độ ăn trong thai kỳ nên kiểm soát lượng muối trong gia vị và các thực phẩm, đặc biệt tránh xa thực phẩm đóng hộp, muối chua chứa rất nhiều Natri. Thay vào đó, hãy tăng cường sử dụng gia vị từ thảo mộc tự nhiên như kinh giới, hương thảo hay húng tây.

2.2. Tăng hàm lượng Kali

Theo các nghiên cứu, những mẹ bầu bị sưng phù chân nghiêm trọng, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ thường có hiện tượng thừa Natri và thiếu Kali. Vì thế đi đôi với việc giảm Natri thu nạp, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung Kali để dịch lỏng trong cơ thể cân đối hơn.

Bà bầu làm thế nào để không bị phù mặt năm 2024

Mẹ bầu nên tăng cường Kali để cân đối dịch lỏng trong cơ thể

Những thực phẩm tự nhiên chứa hàm lượng Kali cao bao gồm: chuối, các loại đậu, khoai tây và khoai lang, sữa chua, cá hồi, nước ép trái cây, cải bó xôi,… Ngoài ra, Kali cũng có thể nạp từ các viên uống bổ sung, song cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ về loại viên uống được sử dụng trong thai kỳ cũng như liều lượng phù hợp.

2.3. Uống nhiều và đủ nước

Nhiều người cho rằng, phù chân khi mang thai là do hiện tượng tích nước quá mức nên hạn chế uống nước sẽ cải thiện được tình trạng này. Song thực tế không uống đủ nước sẽ gây tác dụng ngược lại, khả năng loại bỏ muối, dịch thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể sẽ bị hạn chế. Hơn nữa, khi cơ thể nạp thiếu nước, não sẽ gửi tín hiệu cần tích nước nhiều hơn và từ đó hiện tượng sưng phù càng nghiêm trọng hơn.

Do đó, thai phụ nên bổ sung ít nhất 8 cốc nước chia đều uống trong ngày. Nếu đặc điểm công việc khiến bạn khó có thể uống thường xuyên, hãy luôn mang theo mình bình nước lớn và uống mỗi khi có thể. Ngoài nước tinh khiết, mẹ bầu có thể uống thay đổi với các loại trà thảo mộc hoặc nước trái cây, vừa kích thích uống nước nhiều hơn vừa tốt cho sức khỏe.

Bà bầu làm thế nào để không bị phù mặt năm 2024

Caffeine là yếu tố làm tăng tích dịch trong cơ thể

2.4. Hạn chế caffeine

Thực tế thai phụ được khuyên hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích như caffeine bởi nó không tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Hơn nữa, đây còn là tác nhân lợi tiểu, khiến quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra nhanh và nhiều hơn. Lúc này, cơ thể cũng nhận được tín hiệu cần giữ lại chất lỏng hơn để tránh mất nước do bài tiết nước tiểu nhiều.

Chất lỏng này sẽ một phần tích tụ thành dịch lỏng dẫn đến phù nề chân. Vì thế thay vì tiêu thụ caffein, mẹ bầu nên uống nhiều hơn sữa tươi hoặc trà thảo mộc, tốt nhất là vào các giữa các bữa ăn chính.

2.5. Kê cao chân và nằm nghiêng khi ngủ

Kích thước thai lớn sẽ gây không ít khó chịu cho mẹ bầu khi lựa chọn tư thế ngủ thoải mái. Các chuyên gia sản khoa cho biết, tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang trái, lúc này tuần hoàn máu sẽ tốt hơn và tình trạng sưng phù chân cũng được cải thiện hiệu quả. Nguyên nhân là do tĩnh mạch chủ dưới không phải chịu nhiều áp lực tử cung, khả năng bơm máu từ các chi về tim cũng tốt hơn.

Ngoài ra, khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn nên dùng gối để kê chân cao hơn tim so với mặt đất, điều này cũng giúp phòng ngừa tình trạng sưng phù trong những tháng cuối thai kỳ hiệu quả. Nếu có thể, hãy tập động tác nằm ngửa, nâng chân cao lên tường trong khoảng vài phút và vài lần trong ngày.

Bà bầu làm thế nào để không bị phù mặt năm 2024

Tư thế nằm nghiêng sang trái cũng giúp giảm phù chân

Ngoài những biện pháp giúp giảm phù chân khi mang thai trên, mẹ bầu có thể tìm đến các phương pháp massage chân để vừa cải thiện sưng phù, vừa tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Chắc chắn những tháng thai kỳ cuối cùng này sẽ dễ chịu và đáng nhớ hơn.