Pha sữa nước bao nhiêu độ là dụng

Với các sữa của các nước như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc hay Việt Nam… việc pha sữa khá đơn giản, chỉ cần cho nước ấm vào bình, sau đó cho một lượng sữa bột tương ứng như trên bảng hướng dẫn vào, xoay bình sau đó cho bé sử dụng. Nhưng pha sữa Nhật, và đặc biệt là sữa cho giai đoạn sơ sinh thì phức tạp và rắc rối hơn nhiều.

Pha sữa nước bao nhiêu độ là dụng
Ảnh minh họa

Tại sao sữa Nhật yêu cầu phải sử dụng nước pha sữa ở nhiệt độ 70 độ C?

Sự khó khăn nhất trong pha sữa Nhật (cho trẻ dưới 1 tuổi) có lẽ nằm ở việc phải sử dụng nước pha sữa ở nhiệt độ 70 độ C. Nhiều mẹ cho rằng, đây là nhiệt độ giúp các vitamin không bị thay đổi hoặc để kích hoạt các hoạt chất có ích trong sữa.

Thật ra, nguyên nhân đơn giản chỉ xuất phát từ sự lo lắng của người Nhật về hệ miễn dịch của bé.

Tuy nhiên quy tắc pha sữa này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên thế giới, bằng chứng là hiện nay, đa phần các loại sữa công thức tại các nước tiên tiến trên thế giới đều yêu cầu nước pha sữa ở nhiệt độ phòng. Đây được xem là nhiệt độ an toàn cho trẻ nhỏ uống sữa.

Trong sữa bột trẻ nhỏ có một số chất dinh dưỡng rất dễ phản ứng với nhiệt độ cao như vitamin A, vitamin C, DHA. Nếu dùng nước ở mức nhiệt từ 70 độ C trở lên sẽ xuất hiện các hạt vón cục màu trắng và gây biến đổi các chất dinh dưỡng. Vì vậy, chỉ nên pha sữa với nước ấm, sữa bột sau khi pha xong đạt nhiệt độ trong khoảng 37 – 42 độ C – tương đương với sữa mẹ, không quá nóng, ấm vừa phải. Ở nhiệt độ này sẽ bảo tồn thành phần dinh dưỡng có trong sữa hiệu quả nhất.

Các loại sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn probiotic nếu pha nước nhiệt độ quá nóng sẽ giết chết các lợi khuẩn này.

Vậy có nên phải dùng nước nóng 70 độ C để pha sữa cho bé hay không?

Không phải lúc nào mẹ cũng có thể đảm bảo đủ nước nóng ở nhiệt độ chuẩn 70 độ C để pha sữa cho con. Theo hướng dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bố mẹ hoàn toàn có thể pha sữa cho con bằng cách dùng nước sạch (nước uống được) ở nhiệt độ phòng. Sữa pha với nước có nhiệt độ dưới 70 độ C thì nên dùng liền và có thể bảo quản để cho bé dùng trong vòng 2 giờ sau khi pha.

Trên thực tế, tất cả các loại sữa công thức dù pha với nhiệt độ nào cũng được khuyến cáo chỉ nên để được tối đa 2 giờ. Không để trẻ dùng lại sữa để thừa sau 2 giờ  nhằm tránh cho trẻ nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono. Lượng sữa còn dư thừa thì nên đổ bỏ hoặc mẹ uống hết, không nên để trẻ tiếp tục uống cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của trẻ, sữa không còn sạch nữa.

Pha sữa nước bao nhiêu độ là dụng
Ảnh minh họa

Như vậy, đối với nhiều loại sữa yêu cầu nhiệt độ pha cao hơn nhiệt độ phòng (trên 45 độ C) mẹ vẫn có thể pha với nước ấm mà không nhất thiết phải đảm bảo đủ 70 độ C, miễn làm đúng theo những khuyến cáo đi kèm từ Tổ chức Y tế Thế giới.

Đặc biệt lưu ý nguồn nước dùng để pha sữa cho trẻ cần được lọc sạch và loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, một số chất hữu cơ, kim loại và đã qua khử clo, … Nếu gia đình bạn sử dụng nước giếng, nên kiểm tra thử mẫu nước để chắc chắn rằng nó an toàn trước khi sử dụng. Không dùng nước thấp hơn nhiệt độ phòng để pha vì sữa không tan hết, trẻ khó có thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ sữa.

Đồng thời, bố mẹ phải luôn luôn lưu ý nguyên tắc vệ sinh khi pha sữa. Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải được sạch sẽ. Tiếp đến, mẹ cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở nắp hộp. Phải tiệt trùng bình sữa và các dụng cụ đi kèm thật kỹ.

Không bao giờ làm ấm bình sữa trong lò vi sóng để tránh làm sữa nóng lên không đều, có thể tạo nên những phần quá nóng gây phỏng miệng bé, đồng thời làm sữa biến chất – không còn đủ dinh dưỡng. Khi rửa bình sữa, phụ huynh cần dùng bàn chải rửa bình dài rửa sâu trong bình sữa và rửa bằng xà phòng.

Mỗi bé có thể có sở thích uống sữa ấm hay lạnh khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ nên đảm bảo nhiệt độ nước pha sữa theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất, sau đó mới làm mát hoặc hâm nóng phù hợp theo sở thích của con.  

Ngoài ra bố mẹ cần lưu ý, tùy từng độ tuổi, sở thích uống sữa của trẻ sẽ thay đổi. Trẻ sơ sinh thường thích bình sữa ấm hơn do giống sữa mẹ (sữa mẹ thì nhiệt độ bằng thân nhiệt người là 37 độ C). Trẻ mọc răng thì thích bình sữa lạnh hơn một chút, điều này giúp làm dịu nướu răng đang bị đau. Còn trẻ mới biết đi, sau khi mọc răng, đã cai sữa mẹ có thể thích sữa công thức nguội ở nhiệt độ phòng nhất. 

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chất dinh dưỡng trong sữa công thức sẽ bị hao hụt hoặc biến chất nếu pha với nước ở nhiệt độ khoảng 60 - 80 độ C. Bởi vậy, nhằm giữ gìn trọn vẹn dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ nên pha sữa ở nhiệt độ 40 độ C là thích hợp nhất.

Bên cạnh đó cũng có một số dòng sữa công thức khuyến nghị nên pha với nước nóng 70 độ C. Khi pha sữa bố mẹ nên đọc kỹ lại hướng dẫn sử dụng và làm theo đúng thông tin nhà sản xuất đưa ra, sau đó mới tiến hành làm nguội sữa. Bố mẹ có thể ngâm bình sữa vào bát nước mát, lắc bình để đảm bảo nhiệt phân bổ đều, luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho trẻ uống bằng cách nhỏ vài giọt vào mặt trong cổ tay của mình.

Với nhiệt độ nước pha sữa thích hợp cùng các bước chuẩn chỉnh giúp giữ trọn dinh dưỡng, trẻ hấp thu tốt hơn.

Chuẩn bị dụng cụ pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Ngoài chú ý đến nhiệt độ nước pha sữa thích hợp, bố mẹ cũng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cần thiết trước khi pha sữa cho trẻ. Mục đích giúp quá trình pha sữa diễn ra nhanh chóng, đúng cách, đảm bảo vệ sinh cùng như ấm/mát vừa miệng bé. 

Các dụng cụ pha sữa chính gồm:

  • Bình sữa: Tùy từng giai đoạn của trẻ mà mẹ chọn dung tích bình phù hợp.
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ nước: Một chiếc nhiệt kế là khá cần thiết giúp bố mẹ biết chính xác nhiệt độ nước pha sữa, đảm bảo giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng trong sữa.
  • Thiết bị khử khuẩn bình sữa: Hiện nay có nhiều loại máy tiệt trùng sấy khô, tiệt trùng bình sữa nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho bé. Nếu không có điều kiện, bố mẹ có thể tiệt trùng bình sữa bằng cách dùng nước sôi 100 độ C.
  • Các dụng cụ khác: Bố mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm máy hâm sữa, máy đun nước cài nhiệt độ chuẩn pha sữa,... để giúp việc pha sữa cho con trở nên nhẹ nhàng hơn.

Việc tiệt trùng bình sữa là vô cùng quan trọng khi pha sữa cho trẻ sơ sinh.

Một vài lưu ý khác khi pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

  • Nên chọn mua sữa uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sữa với ưu lợi thế riêng (tập trung tăng cân nặng, tập trung phát triển chiều cao, tập trung phát triển trí não). Khi chọn sữa cho trẻ sơ sinh nhất là trẻ lần đầu tập bú sữa công thức thì bố mẹ nên ưu tiên dòng sữa mát, tốt cho tiêu hóa. Chẳng hạn như, sữa Morinaga Hagukumi (Nhật nội địa) chứa hàm lượng Lactoferrin tăng cường sức đề kháng cho bé (hàm lượng chứa nhiều nhất trong sữa non), đồng thời, được đánh giá là dòng “sữa mát” giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ. 
  • Khi chuẩn bị pha sữa cho trẻ nên nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh như: tiệt trùng bình, sát khuẩn tay,... Bố mẹ cũng lưu ý rằng, thời gian chuẩn bị sữa càng gần với thời gian cho con bú thì càng tốt. Cho trẻ bú ngay sau khi pha sữa đảm bảo nguyên vị thơm ngon, trọn vẹn chất dinh dưỡng. 
  • Chỉ pha đủ lượng sữa cho một lần bú của trẻ, không pha nhiều rồi ép trẻ bú hết; không lưu trữ hay cho trẻ bú lại phần sữa thừa. Mặt khác, sữa đã pha sẵn cho trẻ nhưng để ngoài nhiệt độ phòng quá 1 tiếng hoặc trong tủ lạnh quá 2 tiếng nên bỏ đi. 
  • Tuyệt đối không hâm nóng sữa bằng cách cho vào lò vi sóng bởi lò vi sóng tỏa nhiệt không đều, dễ tạo ra các điểm cực kỳ nóng, gây bỏng cho trẻ.  

Sữa Morinaga vừa lành tính với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh, vừa bổ sung Lactoferrin giúp tăng đề kháng.

Chăm con nhỏ đòi hỏi bố mẹ cần luôn trau dồi kiến thức, kinh nghiệm mỗi ngày, từ những điều nhỏ nhất như chú ý nhiệt độ nước pha sữa công thức cho trẻ, pha sữa đúng cách, cho con bú đúng cách,... Hãy thường xuyên truy cập website Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để cập nhật thông tin mới nhất hoặc giải đáp với bác sĩ bố mẹ nhé.

Pha sữa bằng nước bao nhiêu độ?

- Nhiệt độ nước thích hợp nhất để pha sữa công thức là ở khoảng từ 30 độ C cho đến 45 độ C, tùy theo loại sữa nhất định. Bạn không nên pha sữa công thức ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa.

Sữa SMA phá bao nhiêu độ?

Ba mẹ pha sữa ở nhiệt độ 40 độ C, không quá nóng và không quá lạnh tránh làm mất chất dinh dưỡng của sữa. Khi sữa đã pha cần cho bé sử dụng trong vòng 1 giờ đồng hồ, nếu chưa dùng ngay thì bảo quản bằng ngăn mát tủ lạnh và tuyệt đối không dùng lò vi sóng để hâm nóng gây bệnh cho trẻ.

Nước pha sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu độ?

6.3. Bước 1: Chuẩn bị nước pha sữa có nhiệt độ khoảng 40 - 50 độ C. Bước 2: Dùng muỗng trong hộp sữa để đong lượng sữa đúng chuẩn theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Bước 3: Đậy nắp bình sữa cẩn thận và lắc đều để sữa bột được hòa tan. Bước 4: Lắp núm ti vào và cho bé uống.

Nhiệt độ pha sữa cho bé là bao nhiêu độ?

1.7. Đa phần các loại sữa công thức đều yêu cầu nước pha sữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C (trong hướng dẫn sử dụng đã ghi rõ với từng loại sữa). Một số sữa có chứa một lượng nhỏ vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các cấu trúc của các vitamin, làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa.