Phân tích bài Đường xa xa thật là xa

Đường xa thì thật là xa. Mượn mình làm mối cho ta một người.
Một người mười tám đôi mươi. Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

đôi mươi

@đôi mươi *Định từ -[tuổi] trên dưới hai mươi; thường dùng với ý đang ở độ tuổi đẹp nhất và sung sức nhất =lứa tuổi đôi mươi

làm mối

@làm mối *Động từ -làm trung gian giới thiệu cho hai bên làm quen với nhau để xây dựng quan hệ hôn nhân hoặc buôn bán =bà ta làm mối cô cháu gái cho tôi ~ bà làm mối cho tôi cô cháu gái

đường

@đường *Danh từ -chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường =ngọt như đường ~ nhà máy đường -lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi =đường đến trường ~ phá núi mở đường ~ tìm đường tiến thân -khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác =đường còn xa ~ đi đường vòng ~ đường chim bay -cái nối liền hai địa điểm, làm phương tiện truyền đi, chuyển đi cái gì đó =đường ống dẫn dầu ~ làm lại đường cống ~ đường thông tin bị gián đoạn -miền, trong quan hệ đối lập trong không gian với một miền khác =ở nơi đường rừng ~ "Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người." (Tố Hữu; 39) -hình tạo nên do một điểm chuyển động liên tục =đường thẳng ~ đường cong ~ đường gấp khúc -vạch, vệt do một vật chuyển động tạo ra =đường cày ~ đường kim mũi chỉ ~ đường bóng căng và hiểm -cơ quan có chức năng dẫn vào cơ thể hoặc dẫn ra ngoài những chất nhất định nào đó, nói chung =đường hô hấp ~ đường tiêu hoá -cách thức tiến hành hoạt động để đạt đến mục đích =liệu đường mà làm ăn ~ tìm đường tháo chạy -mặt, phương diện nào đó trong đời sống con người =đường con cái muộn màng ~ thành đạt về đường công danh *Tính từ -[hoa quả] thuộc loại có vị ngọt =cam đường ~ bưởi đường

người

@người *Danh từ -động vật tiến hoá nhất, có khả năng nói, tư duy, sáng tạo và sử dụng công cụ trong quá trình lao động xã hội =xã hội loài người ~ mặt người dạ thú -cơ thể, thân thể con người nói chung =người cao lớn, vạm vỡ ~ lách người qua khe đá ~ thấy trong người khoẻ ra -con người trưởng thành có đầy đủ tư cách =con cái đã nên người -người khác, người xa lạ, trong quan hệ đối lập với ta, với mình =bơ vơ nơi xứ người ~ làm dâu nhà người ~ của người phúc ta (tng) -từ dùng để chỉ từng cá thể người thuộc một loại, một tầng lớp nào đó =người lính ~ người thiếu nữ ~ người lao động -[viết hoa] từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba với ý coi trọng đặc biệt =Hồ Chủ tịch và sự nghiệp của Người ~ làm theo lời Người dạy -từ dùng để gọi người đối thoại với ý thân mật, hoặc khinh thường =các người lui ra ~ "Người ơi người ở đừng về (...)" (Cdao) *Tiền tố người ăn kẻ ở, người ba đấng của ba loài, người bệnh, người bình, người cá, người câm, người chết, người chửa cửa mả, người dại, người dưng, người đẹp, người đông, người đời, người gầy, người gian, người hùng, người khôn, người làm, người lớn, người máy, người mối, người ngay, người ngoài, người ngợm, người người, người nhà, người nhái, người ở, người phát ngôn, người rừng, người sang, người sống, người ta, người thân, người thương, người tình, người tốt, người trần mắt thịt, người trên kẻ dưới, người vượn, người xấu, người xa, người xưa, người yêu. *Hậu tố ăn người, con người, cờ người, của người, dáng người, đầu người, đẹp người, đời người, giống người, mã người, mặt người dạ thú, nên người, như người, phom người, (sướng) rơn người, suy bụng ta ra bụng người, thẳng người, thân người, tính người, trên người, vượn người. *Từ liên quan Ngừi (không có).

mượn

@mượn *Động từ -lấy dùng vật thuộc sở hữu của người khác trong một thời gian rồi sẽ trả lại, với sự đồng ý của người đó =tôi mượn xe của bạn ~ mượn sách ở thư viện -nhờ làm giúp việc gì =mượn người viết hộ lá đơn -nhờ làm rồi trả công =ông ấy đang mượn thợ để chữa nhà -nhờ, dựa vào, dùng làm phương tiện làm việc gì =anh ta mượn rượu để giải sầu ~ mượn cớ bỏ đi -tiếp nhận cái vốn không phải của mình để dùng =từ mượn của tiếng nước ngoài *Tiền tố mượn chén, mượn cớ, mượn danh, mượn dao (giết người), mượn đầu heo nấu cháo, mượn đỡ, mượn gió (bẻ măng), mượn giúp, mượn làm, mượn lời, (hỏi sư) mượn lược, mượn mõ, mượn rượu, mượn sách, mượn tay (kẻ khác), mượn tiền mượn bạc, mượn tiếng, mượn từ. *Hậu tố cho mượn, đồ mượn, từ mượn, vay mượn. *Từ liên quan Mượng (không có).

mười

@mười *Số từ -số [ghi bằng 10] liền sau số chín trong dãy số tự nhiên =lên mười tuổi ~ đếm từ một đến mười -từ chỉ số lượng không xác định, nhưng được coi là nhiều hoặc toàn vẹn =buôn một lãi mười ~ “Rằng trong ngọc đá vàng thau, Mười phần ta đã tin nhau cả mười.” (TKiều) *Tiền tố mười bảy (bẻ gãy sừng trâu), mười chết một sống, mười giờ, mười hai bến nước, mười lăm, mười năm, mười phân vẹn mười, mười phần chết chín, mười rằm cũng ừ mười tư cũng gật, mười voi không được bát nước xáo. *Hậu tố chục mười, (chơi) năm mười, số mười, vàng mười. *Khác trường nghĩa hoa mười giờ. *Từ liên quan Mừi (không có).

tươi

@tươi *Tính từ -dôi ra một chút so với khối lượng được ghi trên mặt cân =cân tươi lên để trừ bì ~ miếng thịt năm lạng tươi -[hoa lá, cây cối đã cắt, hái] đang còn giữ chất nước, chưa úa, chưa héo, chưa khô =rau tươi ~ củi còn tươi ~ "Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa." (TKiều) -[thực phẩm] còn mới, còn giữ nguyên chất, chưa ươn, chưa bị biến chất =tôm tươi ~ mớ cá tươi ~ miếng thịt còn tươi nguyên -còn rất mới, chưa ráo nước, chưa khô =ngã bật máu tươi ~ nét chữ còn tươi vết mực -[màu sắc] đẹp, sáng, ưa nhìn =mái ngói đỏ tươi ~ tà áo tươi màu -[nét mặt] có biểu hiện vui vẻ, phấn khởi =cười rất tươi ~ mặt tươi như hoa -khá hơn bình thường về đời sống vật chất, và vui vẻ hơn =cả nhà được một bữa ăn tươi *Tiền tố tươi cười, tươi đẹp, tươi hơn hớn, tươi mát, tươi màu, tươi nét, tươi như hoa, tươi phơi phới, tươi roi rói, tươi rói, tươi sáng, tươi sống, tươi tắn, tươi thắm, tươi tỉnh, tươi tốt, tươi trẻ, tươi vui. *Hậu tố ăn sống nuốt tươi, cá tươi, cân tươi, chết tươi, đẹp tươi, đỏ tươi, hoa tươi, màu tươi, mặt tươi, miệng tươi, rau tươi, thịt tươi, vàng tươi, xanh tươi, xinh tươi. *Từ liên quan Tưi (không có).

thật

@thật *Tính từ -hoàn toàn đúng với nội dung, bản chất hoặc tên gọi =nhà văn Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái ~ hàng thật hàng giả lẫn lộn -đúng y như đã có, đã xảy ra trong thực tế, chứ không thêm bớt, không bịa đặt ra =nói thật ~ chuyện thật mà như bịa ~ nói đùa mà cứ tưởng thật -ngay thẳng, có thế nào thì bộc lộ thế ấy, không dối trá, không giả tạo =yêu thật lòng ~ thật bụng giúp đỡ *Phụ từ -từ biểu thị mức độ hoàn toàn đầy đủ để có thể thấy rất rõ, không có gì còn phải nghi ngờ =gọi thật to ~ quét dọn thật sạch sẽ *trợ từ -từ biểu thị ý khẳng định về một mức độ cao của tính chất hay trạng thái mà người nói nhận thấy rất rõ và như muốn trao đổi, thông báo cho người đối thoại =chiếc áo đẹp thật ~ chết thật, tôi quên bẵng đi mất -từ biểu thị ý khẳng định về một việc qua thực tế thấy đúng như vậy, phải thừa nhận, không có gì còn phải nghi ngờ =tưởng nó chỉ nói doạ thế thôi, ai ngờ nó làm thật ~ quả có thế thật ~ đúng thật *Tiền tố thật lòng, thật lực, thật như đếm, thật quả, thật ra, thật sự, thật tâm, thật thà, thật tình. *Hậu tố chân thật, chuyện thật, đích thật, ngay thật, người thật, việc thật, quả thật, sự thật, thành thật. *Từ liên quan Thậc (không có).

đẹp

@đẹp *Tính từ -có hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú đặc biệt, làm cho người ta thích nhìn ngắm hoặc kính nể =chiếc áo đẹp ~ phong cảnh đẹp ~ một ngày đẹp trời ~ đẹp người đẹp nết -có sự hài hoà, tương xứng =đẹp đôi ~ "Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay, Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi, Trương." (TKiều) -có cảm giác thích thú =đẹp lòng ~ đẹp ý

mươi

@mươi *Số từ -mười, chục =ba mươi lăm ~ tuổi đôi mươi ~ mấy mươi năm trôi qua *Định từ -từ chỉ số lượng không xác định, khoảng mười hoặc trên dưới mười =có khoảng mươi, mười lăm người ~ việc này mất khoảng mươi hôm thì xong *Tiền tố mươi bữa nửa tháng, mươi đồng, mươi hào, mươi lăm, mươi người. *Hậu tố ba mươi, hai mươi, mười mươi, vài mươi. *Khác trường nghĩa ông ba mươi. *Từ liên quan Mưi (không có).

mình

@mình *Danh từ -bộ phận cơ thể của người, động vật, không kể đầu, đuôi [đối với động vật] và các chi =đau mình ~ để mình trần -cơ thể người, nói chung =lách mình qua khe đá ~ gieo mình xuống dòng nước -cái cá nhân của mỗi con người =sống hết mình ~ làm việc quên mình ~ một thân một mình -bộ phận cơ bản tạo ra hình dáng bên ngoài của một số vật =con cá dày mình ~ con đò đắm mình trong màn mưa *Đại từ -từ dùng để tự xưng hoặc để gộp bản thân cùng với người đối thoại một cách thân mật =cậu đi với mình ~ chúng mình ~ bọn mình học cùng một lớp -từ dùng để gọi nhau một cách thân mật giữa những người bạn trẻ tuổi =thỉnh thoảng cậu lại đến nhà mình chơi nhé! -từ vợ chồng hoặc người yêu gọi nhau một cách trìu mến, âu yếm =mình ở nhà, tôi sang đây có tí việc ~ "Khóc than khôn xiết sự tình, Khéo vô duyên bấy là mình với ta!" (TKiều) -từ dùng để chỉ bản thân chủ thể được nói đến =lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình ~ mình làm mình chịu, chứ trách ai *Tiền tố mình đồng da sắt, mình gầy xác ve, mình già sức yếu, mình hạc xác ve, mình làm mình chịu, mình mẩy, mình ở lổ cổ treo hoa, mình vàng. *Hậu tố bán mình, bạn mình, bẩn mình, bỏ mình, bọn mình, bực mình, chú mình, chúng mình, chuyển mình, cô mình, của mình, đau mình, giật mình, hết mình, làm mình làm mẩy, một mình, nghiêng mình, nhún mình, nước mình, quê mình, quên mình, xe mình, trầm mình, trẫm mình.

vừa

@vừa *Tính từ -thuộc cỡ không lớn, nhưng không phải cỡ nhỏ, hoặc ở mức độ không cao, không nhiều, nhưng không phải mức độ thấp, ít =nhà máy loại vừa ~ áo cỡ vừa ~ nó cũng chẳng phải tay vừa -khớp, đúng, hợp với, về mặt kích thước, khả năng, thời gian, v.v. =dép đi không vừa chân ~ việc ấy vừa sức anh ta ~ chuẩn bị dần đi là vừa -ở mức đủ để thoả mãn được yêu cầu =bao nhiêu cũng không vừa ~ mang vừa thôi, không ai xách được đâu! *Phụ từ -từ biểu thị sự việc xảy ra liền ngay trước thời điểm sự việc vừa được nói đến, thường là chỉ trước một thời gian ngắn, coi như không đáng kể =trời vừa sáng ~ vừa ăn cơm xong ~ chuyện vừa xảy ra hôm qua *Tiền tố vừa ăn vừa mặc, vừa bụng, vừa chừng, vừa đôi, vừa đủ, vừa được, vừa học vừa làm, vừa làm vừa chơi, vừa lòng, vừa mắt, vừa miệng, vừa mồm, vừa mới, vừa nãy, vừa nhận, vừa phải, vừa qua, vừa rồi, vừa sức, vừa tầm, vừa xong, vừa vặn, vừa vừa, vừa ý. *Hậu tố chẳng vừa, cở vừa, đâu vừa, không vừa, loại vừa, truyện vừa. *Từ liên quan Dừa.

mối

@mối *Danh từ -bọ cánh thẳng, sống thành tổ dưới đất, thường hay xông làm hỏng đồ gỗ, quần áo, sách vở =tổ mối ~ quần áo bị mối xông -thạch sùng -đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉ dùng để buộc, thắt lại với nhau =gỡ các mối dây ~ trăm mối tơ vò ~ quy về một mối (b) -chỗ nối, chỗ thắt =mối lạt ~ bong mối hàn -chỗ từ đó có thể tạo cơ sở cho mối quan hệ với một tổ chức =tìm mối liên lạc -chỗ từ đó có thể lần ra sự việc =một mối quan trọng của vụ án -từ chỉ từng hiện tượng, trạng thái riêng lẻ thuộc phạm vi tình cảm, quan hệ xã hội của con người =mối lo ~ dẹp mối bất bình ~ mối tình chung thuỷ -người đứng ra làm môi giới cho việc hôn nhân, buôn bán =bà mối ~ "Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra." (TKiều) *Động từ -làm mối =tôi mối cho anh một đám ở làng bên *Tiền tố mối buộc, mối dây, mối đùn, trăm mối (tơ vò). *Hậu tố mối lái, làm mối, (thu về) một mối, *Khác trường nghĩa *Từ liên quan Mói (không có).

đôi

@đôi *Danh từ -tập hợp gồm hai vật cùng loại, hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị về mặt chức năng, công dụng, v.v. =một đôi đũa ~ đôi dép ~ đôi bạn cùng tiến *Tính từ -dùng cho hoặc dành cho hai người; phân biệt với một, đơn =màn đôi ~ giường đôi ~ xe đạp đôi ~ đánh đôi (trong thể thao) *Định từ -hai =đôi bên ~ đi hàng đôi -số lượng trên một, nhưng không nhiều, khoảng hai ba =nói đôi lời giới thiệu ~ đôi khi

một

@một *Tính từ -độc nhất [chứ không phải là có nhiều] =con một -chỉ dùng cho một người; phân biệt với đôi =giường một ~ màn một *Số từ -số [ghi bằng 1] đầu tiên trong dãy số tự nhiên =đếm từ một đến mười ~ nhà ở tầng một ~ chỉ có một người -tháng mười một âm lịch [nói tắt] =một, chạp, giêng, hai -từ biểu thị tính chất lần lượt của từng đơn vị giống nhau nối tiếp nhau =đọc tên từng người một ~ nói gằn từng tiếng một ~ ăn dè từng tí một -từ biểu thị tính chất toàn khối không thể chia cắt, hoặc tính chất thống nhất, nhất trí như một khối =trước sau như một ~ Bắc Nam sum họp một nhà *Tiền tố một bã mầu, một bề, một cách, một câu nhịn chín câu lành, một chân một tay, một chiều, một chín một mười, một chốn bốn nơi, một chút, một còn một mất, một dạ một lòng, một đôi, một đồng một cốt, một già một trẻ, một giọt máu đào hơn ao nước lã, một hai, một hơi, một hồi, một ít, một khi, một khuôn một phép, một lá mầm, một lát, một lèo, một lòng một dạ, một lô một lốc, một mạch, một miếng, một mình một bóng, một mực, một nắng hai sương, một nước, một phép, một sống một chết, một sớm một chiều, một tay một chân, một thân một mình, một thể, một thôi, một thuyền một bến, một tí, một trời một vực, một vài, một vốn bốn lời, một vừa hai phải. *Hậu tố bước một, con một, loại một, (muôn người) như một, nhập một. *Khác trường nghĩa (rõ) mồm một.

như

@như *Liên từ -từ biểu thị quan hệ ngang bằng hoặc tương đồng trong sự so sánh về một mặt nào đó giữa các sự vật, hiện tượng hoặc trạng thái, tính chất =cảnh vật vẫn như xưa ~ coi nhau như người nhà ~ làm như không biết -từ dùng trong những tổ hợp so sánh để biểu thị mức độ rất cao, có thể sánh với cái tiêu biểu được nêu ra =trắng như tuyết ~ êm như ru ~ nói dối như Cuội -từ biểu thị những cái sắp nêu ra là thí dụ cụ thể minh hoạ cho cái vừa nói đến =mang theo một số hành lí như quần áo, chăn màn, sách vở -từ biểu thị điều sắp nêu ra là căn cứ cho thấy điều nói đến là không có gì mới lạ hoặc không có gì phải bàn cãi =như trên đã nói, công việc đang tiến triển tốt đẹp *Tiền tố như ai, (làm) như chơi, (bén) như dao, như đã, như gà mắc tóc, như không, như là, như nguyện, như rằng, như thể, như thế, như tin, như tuồng, như vậy, như ý. *Hậu tố coi như, còn như, cũng như, đã như, đẹp như, được như, đừng như, giống như, không như, hình như, vẫn như, xấu như, xem như, y như. *Khác trường nghĩa như nhứ.

tám

@tám *Danh từ -tên gọi chung một số giống lúa tẻ, gạo hạt nhỏ và dài, cơm có mùi thơm, ngon =gạo tám ~ cơm tám -số [ghi bằng 8] tiếp theo số bảy trong dãy số tự nhiên =ngày làm việc tám tiếng ~ cao một mét tám *Tiền tố tám chiêm, tám mươi, tám sớm, tám tàng, tám thơm, tám xoan *Hậu tố cơm tám, gạo tám, hàng tám, số tám. *Khác trường nghĩa tám chuyện, tám dã, tám (đời) hoánh /bà tám, đừng (có) tám.

làm

@làm *Động từ -dùng công sức tạo ra cái trước đó không có =làm nhà mới ~ làm đơn ~ làm thơ -dùng công sức vào những việc, những nghề nhất định nào đó để sinh sống, nói chung =mẹ tôi làm ruộng ~ làm giáo viên -dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm một mục đích nhất định nào đó =việc đáng làm ~ dám nghĩ dám làm ~ đói ăn vụng, túng làm càn (tng) -tổ chức, tiến hành một việc có tính chất trọng thể =mọi người đang làm lễ khánh thành ~ làm ma ~ làm giỗ -thực hiện một hành vi thuộc sinh hoạt hằng ngày, như ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, mà nội dung cụ thể tuỳ theo nghĩa của bổ ngữ đứng sau =anh làm chén nước cho ấm bụng đã ~ tôi làm một giấc cái đã ~ làm vài ván cờ -làm những việc thuộc nhiệm vụ hoặc quyền hạn gắn với một tư cách, địa vị, chức vụ nào đó, nói chung =làm mẹ ~ phận làm con ~ bị bắt cóc làm con tin -có tác dụng hoặc dùng như là, coi như là =cây trồng làm cảnh ~ chiếm làm của riêng ~ lấy công làm lãi -từ biểu đạt một hành vi, một hoạt động là nguyên nhân trực tiếp gây ra hoặc do sơ suất, không may mà xảy ra =nó làm vỡ lọ hoa ~ nó làm lọ hoa vỡ ~ nó làm cha mẹ hài lòng ~ nó làm hài lòng cha mẹ -tự tạo cho mình một dáng vẻ như thế nào đó trong một hoàn cảnh ứng xử cụ thể =nó làm ra vẻ thông thạo đường đi ~ làm như không quen biết ~ ngoảnh mặt làm ngơ -từ biểu thị kết quả, đơn thuần về mặt số lượng, của một hoạt động phân hay gộp =cắt cái bánh làm tư ~ gộp hai mã cân làm một ~ chia làm nhiều đợt -giết và loại bỏ những phần không dùng được để sử dụng thành thực phẩm =làm cá ~ làm gà đãi khách *Tiền tố làm ải, làm anh, làm ăn, làm ân nên oán, làm bàn, làm bạn, làm bằng (gỗ), làm bé (nhỏ), làm bếp, làm bia đỡ đạn, làm biếng, làm bộ làm tịch, làm càn, làm cao, làm cầm chừng, làm chẳng nên, (nói) làm chi, làm chơi ăn thiệt, lam chủ, làm chung, làm chứng, làm cỏ, làm có chúa múa có trống, làm cỗ, làm công, làm dáng, làm dâu, làm dấu, làm duyên, làm dữ, làm đầu, làm đầy tớ, làm đỉ, làm đỏm, làm đổ mồ hôi sôi nước mắt, làm đồng, làm gì, làm già, làm giả, làm giàu, làm giấy, làm giỏi, làm gương, làm hoa, làm kẻ cả, làm khách sạch ruột, làm khi lành để danh khi đau, làm không công, làm lành, làm lẻ, làm lấy lệ, làm loạn, làm lông, làm lơ, làm lớn, làm lụng, làm ma, làm màu, làm mai (mối), làm (cho) lắm, làm mẫu, làm mình làm mẩy, làm mưa làm gió, làm mửa mật, làm mướn, làm nên, làm ngơ, làm người, làm nhục, làm như đánh vật, làm nũng, làm nương, làm ơn, làm ơn mắc oán, làm phách, làm phản, làm phép, làm phúc, làm quà, làm quen, làm quan có dạng làm dáng có hình, làm ra, làm rẩy, làm reo, làm rể, làm ruộng, làm sạch, làm sao, làm sui (gia), làm thân, làm thân trâu ngựa, làm thầy, làm thinh làm thịt, làm thuê, làm thuốc, làm tiền, làm tin, làm tình, làm tình làm tội, làm to chuyện, làm tôi (tớ), làm tốt, làm tới, làm trai, làm trò đùa, làm tròn, làm trời làm đất, làm vậy, làm việc, làm vườn, làm vương làm tướng, làm xiếc, làm xổi. *Hậu tố ai làm nấy chịu, ăn làm, câu chuyện làm quà, chia làm ba, có làm có ăn, dám làm, đáng làm, đặt làm, đi làm, gộp làm một, khó làm, lấy làm tiếc, tách làm đôi, tay làm hàm nhai, việc làm. *Khác trường nghĩa làm nhàm, làm ràm.

thì

@thì *Danh từ -thời kì, giai đoạn cơ thể phát triển mạnh và bắt đầu có khả năng sinh sản =lúa đang thì con gái ~ quá lứa lỡ thì -từng phần của một động tác, một thao tác kĩ thuật hay một chu trình vận động, chiếm một khoảng thời gian nhất định =động cơ xe máy bốn thì ~ thì hít vào và thì thở ra của động tác thở *Liên từ -từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả có thể hoặc tất yếu sẽ xảy ra của giả thiết hay điều kiện của điều vừa được nói đến =trời mưa thì tôi không đi ~ có làm thì mới có ăn -từ dùng phối hợp với nếu ở vế trước của câu để biểu thị mối quan hệ tương ứng giữa hai sự việc có thật, có việc này mặt khác cũng có việc kia =nếu nó dại thì em nó lại rất khôn -từ biểu thị mối quan hệ tiếp nối giữa hai sự việc, sự việc này xảy ra xong là tiếp ngay đến sự việc kia =vừa về đến nhà thì trời đổ mưa -từ biểu thị điều sắp nói có tính chất thuyết minh cho điều vừa nêu ra trước đó =học hành thì chểnh mảng ~ người thì đẹp nhưng nết lại xấu -từ biểu thị ý phủ định mỉa mai dưới hình thức tựa như thừa nhận điều sắp nêu ra, nhằm tỏ ý không đồng tình =vâng, tôi xấu, còn các chị thì đẹp! ~ mày thì giỏi rồi! *trợ từ -từ biểu thị ý nhấn mạnh về điều sắp nêu ra =thì ai chẳng biết thế ~ thì tôi đã bảo trước rồi mà! *Tiền tố thì chớ, thì có, thì cơ, thì cục, thì (thời) đại, thì đàm, thì giá, thì giờ, thì khắc, thì khí, thì kì, thì là, thì nghi, thì phải, thì ra, thì thế, thì thôi, thì vụ. *Hậu tố có thì, dậy thì, đến thì, (ăn xổi) ở thì, phải thì, vậy thì. *Khác trường nghĩa thì tha thì thầm, thì thào, thì thòm, thì thọt, thì thùng, thì thụt /thầm thì. *Từ liên quan Thùy.

cho

@cho *Động từ -chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang thành của người khác mà không đổi lấy gì cả =mẹ cho tôi tiền -làm người khác có được, nhận được cái gì hoặc điều kiện để làm việc gì =cô giáo cho học sinh điểm 10 ~ anh cho tôi thời gian để chuẩn bị ~ lịch sử cho ta nhiều bài học quý -tạo ra ở khách thể một hoạt động nào đó =tôi cho xe đi chậm lại ~ công nhân cho máy chạy thử ~ gia đình cho người đi tìm con trâu lạc -chuyển sự vật đến một chỗ nào đó để phát huy tác dụng =cho dầu vào máy ~ cho vào nồi canh một ít mì chính ~ hàng đã cho lên tàu -coi là, nghĩ rằng =hắn cho mình là giỏi ~ tôi cho rằng đó không phải là việc xấu -chuyển, đưa hoặc bán cho [nói tắt] =anh cho tôi một cốc bia nhé *Giới từ -từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến hoặc đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng của điều vừa được nói đến =gửi thư cho bạn ~ đưa tiền cho mẹ ~ nói cho mọi người rõ ~ không may cho anh ta -từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu, mục đích, mức độ nhằm đạt tới của điều vừa được nói đến =viết cho rõ ràng ~ học cho giỏi ~ chờ cho trời sáng hãy đi ~ đói cho sạch, rách cho thơm (tng) -từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả tự nhiên, hoặc là hệ quả tất yếu của điều vừa được nói đến =khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương tổ người ta ghét (tng) *trợ từ -từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ [cho là có thể như thế] =mặc cho mưa gió, vẫn cứ đi ~ không tin cho lắm -từ biểu thị ý nhấn mạnh về một tác động không hay phải chịu đựng =đánh cho một trận ~ làm như thế để nó mắng cho! -từ biểu thị một đề nghị, một yêu cầu, với mong muốn có được sự đồng ý, thông cảm =mong anh giúp cho ~ để tôi làm cho ~ mời ông đi cho! *Tiền tố cho biết (tay), cho bõ (ghét), cho bú, cho cam, cho đi, cho điểm, cho hay, cho không, cho là, cho làm, cho lên (mây), cho lui, cho luôn, cho nên, cho phép, cho qua, cho quà, cho ra (rìa), cho rằng, cho rồi, cho thấy, cho xong. *Hậu tố ban cho, bán cho, chờ cho, để cho, đi cho, vội cho, làm cho, nhận cho, mặc cho, sao cho, tha cho. *Từ liên quan Tro.

@là *Danh từ -hàng dệt bằng tơ nõn, thưa và mỏng, thường được nhuộm đen [được dùng ở thời trước] ="Vội về thêm lấy của nhà, Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông." (TKiều) *Động từ -di chuyển từ trên cao xuống và lướt sát gần một mặt phẳng như mặt nước, mặt đất =máy bay là xuống thấp ~ cành liễu là gần mặt nước -làm cho đồ bằng vải, lụa phẳng và có nếp bằng cách dùng bàn là đã được làm nóng đưa đi đưa lại trên bề mặt =mẹ đang là quần áo ~ áo còn nguyên nếp là -động từ đặc biệt, biểu thị quan hệ giữa phần nêu đối tượng với phần chỉ ra nội dung nhận thức hay giải thích, nêu đặc trưng về đối tượng đó =Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam ~ anh ấy là giáo viên ~ hôm nay là chủ nhật ~ hai lần hai là bốn *Liên từ -từ biểu thị điều sắp nêu ra là nội dung của điều vừa nói đến =tưởng là chuyện đã êm ~ biết là sai nhưng vẫn cố tình -từ biểu thị điều sắp nêu ra là tất yếu xảy ra mỗi khi có điều vừa nói đến =hễ nói là làm ~ hơi trái ý một tí là vùng vằng *trợ từ -từ biểu thị ý nhấn mạnh sắc thái khẳng định =quyển sách ấy là của tôi ~ anh nói như vậy là nó không nghe đâu -từ dùng đệm làm cho lời nói có sắc thái tự nhiên hoặc có sắc thái nhận định chủ quan của người nói =bộ phim rất là hay ~ hai người chẳng khác nhau là mấy ~ từng ấy có đáng là bao! -từ dùng tổ hợp với hình thức lặp của một từ khác để biểu thị ý nhấn mạnh sắc thái khẳng định về một mức độ, một trạng thái tác động đến người nói =toàn thấy người là người ~ tay nhoe nhoét những mực là mực ~ xa nhau cũng thấy nhơ nhớ là! *Tiền tố là quần áo, là đà, là là, là lược, là mấy, là ngà *Hậu tố âu (cũng) là, ấy là, bàn là, bay là là, chả là, chẳng là, đến là, giặt là, hay là, hóa ra là, lập là, lơi là, lụa là, lượt là, ngỡ là, thế ra là, *Khác trường nghĩa là lạ /ác là, cà là gỉ, cà là mèng, (cây) chà là, (dầu) cù là, thìa là.

xa

@xa *Danh từ -dụng cụ thô sơ quay bằng tay, dùng để kéo sợi, đánh ống, đánh suốt =quay xa ~ lật đật như xa vật ống vải (tng) *Động từ -rời khỏi để đi xa, không còn được gần gũi nữa =tôi đã xa quê hương hai chục năm nay ~ chúng tôi đã xa nhau *Tính từ -ở một khoảng cách tương đối lớn, trong không gian hoặc thời gian =đường xa ~ đi làm ăn xa ~ một ngày không xa ~ "Dầu xa nhích lại cho gần, Làm thân con nhện mấy lần vương tơ." (Cdao) -có sự chênh lệch tương đối lớn về chất lượng, mức độ, v.v. =công danh ngày một tiến xa ~ hai người khác xa nhau ~ về sắc đẹp, nó còn kém xa chị nó -hướng về những sự việc còn lâu mới xảy ra =tính hay lo xa ~ nhìn xa trông rộng -có quan hệ họ hàng phải ngược lên nhiều đời mới xác định được =bà con xa ~ hai người có họ xa với nhau *Tiền tố xa cách, xa cảng, xa chạy cao bay, xa gần, xa giá, xa khơi, xa lạ, xa lánh, xa lắc, xa lìa, xa lộ, xa mã, xa ngái, xa nhà, xa nhau, xa phí, xa quay, xa rời, xa tắp, xa xa thẳm, xa tít, xa vắng, xa vọng, xa vời, xa vời vợi, xa xa, xa xăm, xa xẩn, xa xỉ, xa xôi, xa xưa. *Hậu tố cách xa, cảnh xa, cao xa, chiến xa, còn xa, đi xa, đường xa, gần xa, họ xa, hỏa xa, kém xa, lo xa, long xa, nhảy xa, nhìn xa, nói xa, sâu xa, thua xa, trông xa, xấu xa. *Khác trường nghĩa (trái) Xa bô chê, xa cạ, (ghê) xa lông, (vải) xa tanh, xa xỉ /linh xa, xót xa. *Từ liên quan Sa.

ta

@ta *Danh từ -từ dùng để tự xưng khi nói với người ngang hàng với ý thân thiết hoặc khi tự nói với mình ="Mình về mình có nhớ ta, Ta về ta nhớ những hoa cùng người." (Tố Hữu; 39) *Tính từ -từ người Việt Nam dùng để chỉ những thứ có nguồn gốc là của dân tộc, của đất nước mình; phân biệt với tây, tàu =Tết ta (tết âm lịch) ~ táo ta ~ thịt gà ta ngon hơn thịt gà lai *Đại từ -từ dùng để chỉ gộp chung mình và người đối thoại với ý thân mật, gần gũi [hàm ý coi nhau như chỉ là một] =đôi ta ~ dân tộc ta -từ dùng trong đối thoại để chỉ người đã được nói đến trước đó với ý không coi trọng =cô ta là ai? ~ hắn ta ~ lão ta *Tiền tố ta bảo, (ra vẻ) ta đây, ta về. *Hậu tố anh ta, bà ta, biết ta, chi ta, chị ta, chúng ta, có ta, cô ta, dân ta, quê ta, đường ta, gà ta, hắn ta, làng ta, ông ta, quá ta, quê ta, tết ta, thuốc ta, xã ta. *Khác trường nghĩa ta bà, ta la, (bung) ta lông, ta luy, ta oán, ta thán, /dô ta, đâu ta?, táo ta táo tác.