Phân tích hình tượng nhân vật de Mèn trong tác phẩm de Mèn phiêu lưu ký của tô Hoài

Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí là một tác phẩm xuất sắc, rất nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc phiêu lưu kì thú, đầy sóng gió của chú Dế Mèn. Nhân vật rất đỗi quen thuộc đối với trẻ thơ này đã để lại ấn tượng, những tình cảm phong phú và sâu sắc trong lòng người đọc.

Thân hài: Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí người đọc có lúc không đồng tình, có thái độ phê phán thói kiêu ngạo của Dế Mèn. Cậy mình cường tráng, Mèn “dám cà khịa với tất cả mọi người bà con trong xóm”. Người ta nể Mèn, nhường nhịn Mèn, nhưng chú lại cứ tưởng họ sợ mình “không ai dám ho he”. Dế Mèn đã quát mắng mấy chị Cào Cào, thỉnh thoảng lại ngứa chân đá anh Gọng Vó. Dế Mèn có tính kiêu ngạo, không thèm nhìn ai, xốc nổi, lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba, tưởng mình là tay “ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Chú có biết đâu đó chỉ là thói hung hăng, hống hách hão, những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình mà thôi.

Với tính kiêu ngạo, hung hăng, hống hách, Dế Mèn đã trêu chị Cốc, đem đến cho Dế Choắt một tai họa khôn lường. Bất chấp lời khuyên can của Choắt, cho rằng mình không còn biết sợ ai hơn mình nữa, Mèn đã trêu chọc chị Cốc. Nhưng đến khi chị Cốc phản ứng lại thì Mèn lại hèn nhát chui sâu vào trong hang của mình, để mặc cho Choắt bị đòn oan. Hành động của Mèn thật đáng chê trách.

Sự nghịch ranh của Dế Mèn đã gây nên cái chết thê thảm của Dế Choắt. Khi Choắt bị chị Cốc mổ làm quẹo xương sống không sao dậy được nữa, Mèn rất hối hận. Dế Mèn hiểu rõ ràng cái chết của Dế Choắt chính là do “cái tội ngông cuồng dại dột” của mình gây ra. Mèn đem xác Choắt đi chôn với sự hối hận, đau đớn chân thành. Sự ăn năn, hối hận của Mèn đã gợi lên trong lòng người đọc một thái độ cảm thông, chia sẻ.

Hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa có sức hấp dẫn thực sự đối với người đọc, đặc biệt là đối với những bạn đọc nhỏ tuổi. Người đọc cảm thấy đầy hào hứng khi theo dõi cuộc tỉ thí giữa Dế Mèn với Bọ Ngựa. Chăm chỉ theo dõi từng hiệp đấu, người đọc khi thì hồi hộp, khi thì lo lắng, khi hả hê trước chiến thắng vẻ vang của Mèn. Ai cũng khâm phục võ nghệ cao cường và lòng dũng cảm của Mèn. Qua lần chạm trán với Bọ Ngựa trong cửa hàng và cuộc tranh hùng với Bọ ngựa, người ta thấy Dế Mèn dã trưởng thành, trở nên chững chạc, chín chắn hơn, và vì thế, người đọc cũng có thiện cảm hơn đối với Mèn.

Lí tưởng của Dế Mèn là “muôn loài cùng nhau kết làm anh em”, cùng nhau chung sống hòa bình. Đó là một mơ ước tốt đẹp. Dế Mèn đã không quản muôn vàn khó khăn gian khổ, đi tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện mơ ước dó. Dế Mèn đã cùng với Dế Chũi và Xiến Tóc lên đường đến vùng kiến để nhờ họ hàng nhà kiến truyền đi muôn nơi lời kêu gọi hòa bình. Do có sự hiểu lầm mà cả làng cả họ nhà kiến kéo nhau đến đánh đoàn du lịch của Dế Mèn. Dế Mèn đã chủ động gặp gỡ Kiến Chúa để thông cảm với nhau, cùng nhau nhận ra sự nhầm lẫn tai hại! Dế Mèn đã dõng dạc tuyên đọc kêu gọi hòa bình và đã được tất cả mọi loài vật reo hò, hưởng ứng. Muôn loài gần xa đều nhắn tin về hoan nghênh lời hịch hòa bình. Ước mơ và hành động đó của Dế Mèn có sức hấp dẫn và lôi cuốn tuổi trẻ giàu mơ ước và khát vọng.

Kết bài: Qua chương I, Chương VI và Chương IX của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, tính nết của Dế Mèn đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Thời gian đầu, Dế Mèn hiếu thắng, nông nổi, càng về sau, Dế Mèn càng trở nên từng trải, chín chắn hơn. Hình ảnh chàng “Dế Mèn yêu lao động, thích vui chơi, biết mơ ước, rất ghét đứa làm ác, cho nên khi gặp lí tưởng thì Dế Mèn giác ngộ và có lí tưởng” (Tô Hoài) là nhân vật tiêu biểu nhất cho hệ thống nhân vật phiêu lưu của Tô Hoài. Dế Mèn cũng là một nhân vật có sức sống mãnh liệt đã từ trang sách bước ra ngoài đời, chiếm được cảm tình và có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc, nhất là với lứa tuổi thiếu niên.

BÀI LÀM 2:  Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích mà em đã đọc ở tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.

Hôm qua trên đường đi học về, qua bãi cỏ đầu làng, em đạp phải một cậu dế làm cậu ta tắt thở. Hình ảnh con dế nằm phơi bụng lên cỏ làm em thương lắm! Và bất ngờ nó gợi cho em nhớ lại một chàng Dế Mèn trong tác phẩm De Mền phiêu lưu kí mà em đã từng thương, từng yeu mến.

Trước đây em cứ nghĩ rằng Dế là con vật thích đánh đá, không có gì đáng quí cả. Nhưng khi học tác phẩm Dế Mèn phièv. lưu kí em thay Dế Mèn có tính cách cao quí như một con người. Có phải chăng Tô Hoài đã mượn hình ảnh Dế Mèn đển nói đến chúng ta. Nói đến lứa tuổi bắt đầu biết suy nghĩ. Ngay từ nhỏ, Dế đã sống độc lập một mình, dần dần lớn lên và đã bắt dẫu CO tính kiêu ngạo. Vì không được ai dạy bảo nên càng lớn, Dế Mèn càng tự hào về mình, phá phách ngang ngạnh không ai chịu nổi. Cái thói xấu này của Dế Mèn đáng chê trách lắm. Nó giống như một số người trong cuộc sống: kiêu căng, tự phụ. Khi Dế Mèn trưởng thành mà hư hỏng. Nó chọc phá người khác, bắt nạt kể that thế. Cái chết thương tâm của Dế Choat do một lẳn đùa nghịch của Dế Mèn đã thức tỉnh hắn ta một lần sống dậy. Lúc này, Mèn không còn đáng chê trách nữa mà là kẻ đáng thương. Còn gì cao quí bằng khi biết lôi thì hối hận và suy nghĩ. Mèn khóc thật nhiều bên mộ Dế Choắt, đứng suy ngẫm về bài học đường đời đầu tiên. Bây giờ Mèn thật sự sống cho mình. “Mọt lần ngã thì một lần trót dại”. Chúng ta có thể cảm thông cho Dế Mèn, qua đó, em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm, sống phải thương yêu, hòa nhã với bạn bè.

Phân tích hình tượng kép của nhân vật Dế Mèn dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.

Phân tích hình tượng kép của nhân vật Dế Mèn

  • Hình tượng kép của Dế Mèn mẫu 1
  • Hình tượng kép của Dế Mèn mẫu 2

Hình tượng kép của Dế Mèn mẫu 1

Dế Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.

Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay.

Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.

Tuy vậy, dù yêu mến chú đến dường nào đi nữa, chúng ta khó có thể chấp nhận được việc chú ưa gây gổ, cà khịa với mọi người, nhất là hay bắt nạt kẻ yếu. Đáng trách làm sao hành động của chú khi gặp chị Cốc: trêu chọc chị Cốc nhưng chú lại hèn nhát lẩn vào trong hang để mặc tai hoạ đến với Dế Choắt. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phải trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.

Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuổi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.

Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của chú dế mới lớn. Em dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc đời trôi nổi của mình trong chiếc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự với những bài học xương máu vừa kể.

Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái giá rét dữ dội mùa đông đang đến.

Đặc biệt hơn, trong cuộc đọ sức với đàn Châu Chấu Voi đã làm ngời sáng lên hình ảnh một Dế Mèn thủy chung trong tình bạn. Đẹp đẽ biết bao hình ảnh Dế Mèn một mình lặn lội giữa cảnh trời đông: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khô nẻ, khăn gói gió đưa đi tìm Dế Trũi. Xúc động biết bao là tình bạn ấy, thứ tình bạn sướng khổ có nhau, nguy nan không rời bỏ nhau là như vậy.

Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ nhất gây xúc động lớn nhất đối với người đọc là Dế Mèn sau cuộc phiêu lưu đầy gian khổ đã trở thành một người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình. Sau cuộc hành trình của mình, Dế Mèn hiểu thêm ra: Tất cả mọi người lao động chân chính hưởng thiện trên mặt đất này đều khao khát cuộc sống hoà bình và hữu nghị. Vậy thì việc gì lại phải có chiến tranh. Sở dĩ như thế là do không hiểu nhau cùng bạn bè của mình, Dế Mèn đã dấn thân đi vào xứ Kiến để bàn bạc giải thích làm ra Kiến chúa hiểu ra mà gác lại những cuộc tấn công dồn dập vì hiểu lầm. Việc làm của Dế Mèn đã có kết quả mỹ mãn. Hình ảnh vô cùng cao cả và đẹp đẽ đó là Dế Mèn tay giơ cao chiếc lá tre như nhành ô liu hòa bình ung dung dấn thân vào xứ Kiến, gửi tư tưởng vững chắc của mình vào chính nghĩa, vào việc của mình làm.

Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà văn Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.

Hình tượng kép của Dế Mèn mẫu 2

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn - đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kẻ yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên.

Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tỉnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thể làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa.Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết.

Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theo quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hơn nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sống nhạt nhẽo lắm.

Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống chọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nổi ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyến đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thía qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hòa bình”.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiểm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích hình tượng kép của nhân vật Dế Mèn cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn Văn 6: Bài học đường đời đầu tiên
  • Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
  • Tóm tắt truyện Bài học đường đời đầu tiên
  • Phân tích nhân vật Dế Mèn trong truyện "Bài học đường đời đầu tiên"
  • Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 18: Bài học đường đời đầu tiên