Phân tích phép nhân hóa trong câu thơ sau Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nhân hóa: Thuyền im – bến mỏ i- nằm

Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.[Tế Hanh – Quê hương ]

Xem đáp án » 26/06/2020 8,903

Em hãy sưu tầm 2 câu thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào?

Xem đáp án » 26/06/2020 2,654

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:

a, Gác kinh viện sách đôi nơiTrong gang tấc lại gấp mười quan san [Nguyễn Du, Truyện Kiều]b, Còn trời còn nước còn nonCòn cô bán rượu anh còn say sưa[Ca dao]

Xem đáp án » 26/06/2020 2,060

Xác định điệp ngữ trong bài cao dao sau

Con kiến mà leo cành đaLeo phải cành cụt, leo ra leo vào.Con kiến mà leo cành đàoLeo phải cành cụt, leo vào leo ra.

Xem đáp án » 26/06/2020 1,835

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:

a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ[Hồ Chí Minh, Ngắm trăng]b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ, em nằm trên lưng[Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Xem đáp án » 26/06/2020 1,479

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"[Quê hương - Tế Hanh]

Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

295 điểm

katethuy

Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai
câu. thơ sau: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” [“Quê hương” – Tế Hanh”

Tổng hợp câu trả lời [1]

- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp “nhân hóa” - Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ: “im, mỏi, trở về, nằm, nghe.” - Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây: +Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như con người + Các từ: “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi thư dãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về. + Từ “nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào “da thịt” của mình; và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu. + Tác giả nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền biển vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • “Ánh trăng” là bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Kể tên một bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có sự kết hợp gỉữa tự sự và trữ tình như bài “Ánh trăng” và ghi rõ tên tác giả.
  • vẻ đẹp nhân vật trữ tình trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Nhà thơ Chế Lan viên có viết: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn” [Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế nàychăng ? Chế Lan Viên - người làm vườn vĩnh cửu - NXB Hội Nhà Văn 1995] Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý câu thơ trên.
  • Chỉ ra những từ láy tượng thanh có trong đoạn trích. Những từ láy đó đã giúp bộc lộ tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nao? Tại sao ông Hai lại có tâm trạng đó? Cho đoạn trích sau: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được, ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì yậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe bên ngoài.”
  • Các tác giả của đoạn văn trên vốn là những người trung quân rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng lên hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy? Em hãy lí giải ngắn gọn về điều đó? Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “[...] Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” [...]
  • Trong đoạn trên, tại sao nói về nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng tác giả sử dụng từ “tưởng” còn khi nói về nỗi nhớ của Kiều với cha mẹ nhà thơ lại dùng từ “xót”. Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
  • Có ý kiến cho rằng có ý kiến cho rằng hi vọng được tìm thấy trong mỗi chúng ta và nó có thể mang ánh sáng vào những nơi tối tăm nhất hãy viết đoạn văn từ 15 đến 20 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa về hy vọnghi vọng được tìm thấy trong mỗi chúng ta và nó có thể mang ánh sáng vào những nơi tối tăm nhất hãy viết đoạn văn từ 15 đến 20 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa về hy vọng.
  • Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián tiếp.
  • Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sỹ thời kháng chiến chống Pháp: [...] Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
  • Cách cảm nhận chi tiết trong tác phẩm tự sự

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.