Phù đổng thiên vương nghĩa là gì năm 2024

Đăng ngày: 15/05/2023 - Lượt xem: 1033

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG - Còn gọi : Thánh Gióng, được vua Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương.

Phù đổng thiên vương nghĩa là gì năm 2024

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Còn gọi : Thánh Gióng, được vua Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng : Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Phù Đổng (nay là thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội) có ông nhà giàu sinh con trai tên là Gióng. Hơn ba tuổi, Gióng ăn, uống, to lớn nhưng lại không biết nói cười. Đến khi trong nước có giặc Ân xâm lược, vua sai người đi cầu người có tài đánh lui quân giặc. Hôm ấy, Gióng bỗng nói được, bảo mẹ mời sứ giả nhà vua đến và nói rằng “Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, nhà vua không còn lo gì nữa”. Nhà vua sai đem cho thanh gươm, con ngựa, Gióng liền nhảy lên ngựa, vung gươm đi trước, quan quân theo sau, phá giặc ở núi Vũ Ninh. Giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, dư đảng quỳ lạy la liệt, hô “Gióng” là tướng nhà Trời và lập tức đầu hàng. Gióng nhảy lên ngựa bay lên trời đi mất. Nhà vua sai sửa sang nơi vườn nhà Gióng, lập đền thờ phụng.

Gióng được tôn phong là người anh hùng có công lớn trong việc chống ngoại xâm, là một vị thánh rất linh thiêng.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phù Đổng có thể là:

  • Phù Đổng Thiên Vương tục gọi Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam
  • Hội Phù Đổng hay Hội Gióng, lễ hội truyền thống ca ngợi chiến công của nhân vật nói trên
  • Phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
  • Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
  • Câu lạc bộ bóng đá Phù Đổng, câu lạc bộ bóng đá đang thi đấu cho giải V-League 2

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cầu Phù Đổng
  • Đền Phù Đổng
  • Tất cả các trang có tựa đề chứa "Phù Đổng"

Trong lịch sử Việt Nam, có 4 vị thần “bất tử” được nhân dân tôn vinh và thờ phụng đó là Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong đó, Thánh Gióng được ca ngợi là người anh hùng có sức mạnh phi thường, đại diện cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Là một anh hùng với sức mạnh vô địch, bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật kỳ là và hết sức khác thường. Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3, mặt khắc 3, 4 ghi về tích xưa Thánh Gióng rằng: “Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: “Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì”. Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh. Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế”.

Phù đổng thiên vương nghĩa là gì năm 2024
Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3, mặt khắc 3, 4 ghi về tích xưa Thánh Gióng

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử, bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, về sau, vua Lý Thái Tổ phong ngài là Xung thiên thần vương. Đền thờ của ngài được lập lên ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng và mở hội hằng năm với tên gọi là hội Gióng. Về đền thờ của Thánh Gióng, Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 9, mặt khắc 2 có ghi lại rằng: “Vua Hùng đời thứ 6, ở làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh, có ông nhà giàu, sinh ra 1 đứa con trai, đã lên 3 tuổi… đứa trẻ cưỡi ngựa bay lên không mất. Vua mệnh cho ngay trên vườn nhà ở, xây miếu thờ. Đời sau, vua Thái Tổ triều Lý phong làm Xung thiên thần vương. Đền thờ tại làng Phù Đổng, nay phong là Đổng Thiên vương”. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 19, mục đền miếu, tỉnh Bắc Ninh cũng ghi: “Đền Đổng Xung thiên thần vương: ở xã Phù Đổng, huyện Tiên Du. Phần ngoại kỷ của Sử chép đời Hùng Vương giặc Ân xâm lược, thần cỡi ngựa sắt đánh tan giặc, đi đến núi Vệ Linh thì bay lên trời. Hùng Vương sai lập đền ở trong hương để thờ. Đời Lê Đại Hành, thần giúp sức đánh tan quân Tống, Lê Đại Hành phong Thượng đẳng thần. Lê Thái Tổ phong là Xung thiên thần vương. Nay núi Vệ Linh cũng có đền thờ”.

Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, ngay từ thời Lý, đền thờ Thánh Gióng đã được quan tâm, bảo tồn qua hàng ngàn năm lịch sử. Đến triều Nguyễn, đền thờ Thánh Gióng được xem là một trong những đền thiêng của cả nước. Năm Tân Tỵ (1821), ngay sau khi lên ngôi báu, vua Minh Mạng đã sai người đến tế ở đền Thánh Gióng. Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 12, mặt khắc 6 còn ghi: “Cho tế núi sông toàn hạt Quảng Đức, thần núi Triệu Tường ở Thanh Hoa, Văn Miếu, đền Chân Võ, thần núi Tản Viên và Xung thiên Đổng thần vương ở Bắc Thành, mỗi sở một đàn”. Đến tháng 5, năm Đinh Hợi (1827), vị vua thứ 2 của triều Nguyễn đã cho định lệ phu miếu và con hát ở các miếu thờ đế vương. Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 46, mặt khắc 2 ghi việc này rằng: “Đế vương các đời chính thống nối nhau cùng là các chính thần có công đức rõ rệt, thì các đền miếu chỗ phát tích từ trước đã cấp dân phu coi giữ, thế là để tôn trọng các triều trước và tỏ ý yên ủi các thần. Còn việc đặt con hát để hằng năm ngày khánh tiết lên hát chúc thọ và hát trong những lễ cầu, lễ tạ, theo lễ thì cũng nên thế…miếu Hùng vương ở Sơn Tây, miếu Lý Bát đế và miếu Thục An Dương vương ở Bắc Ninh, miếu nhà Trần ở Nam Định, miếu Lê Thái tổ ở Cao Bằng, đều xin theo lệ Văn Miếu ở Kinh, đặt phu miếu mỗi miếu 50 người. Miếu Xung Thiên Đổng thần vương và miếu Đổng Thiên vương ở Bắc Ninh, … phu miếu mỗi miếu 30 người”.

Vào năm Canh Tý (1840), vua Minh Mạng tiếp tục sai các quan đến tế các đền thiêng trong cả nước, trong đó có đền Thánh Gióng: “Vua sai các quan đến tế các đền thiêng. Vua dụ bộ Lễ rằng: thần giúp việc trời, ai làm thiện thì cho phúc. Nhà nước tôn thờ chính thần, để cầu phúc thiêng. Vua đời xưa cầu khấn thần kỳ, vọng tế núi sông, có chép ở sách. Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, kính tôn đạo trời, mến yêu bách thần, chỉ mong cho giúp nước giúp dân, đến được đại thuận. Năm nay gặp chính thọ ngũ tuần của trẫm, ơn trạch ban khắp, thần và người đều thấm ơn cả. Nhân nghĩ: thần thiêng ở các hạt từ hữu kỳ trở ra Bắc, trong ấy rất có tiếng như Thục An Dương vương ở Nghệ An, Chân Vũ tôn thần ở Hà Nội, Đổng thần vương ở Bắc Ninh[1], Tản Viên sơn tôn thần,.. Lang trung bộ Hộ là Nguyễn Đức Hộ đến đền Đổng thần vương. Đều trước kỳ đem hương lụa ở trong kho đến nơi, do tỉnh thần sở tại sửa lễ lợn bò, đến ngày mồng 3 tháng 7 làm lễ”.

Dưới triều vua Thiệu Trị, vào năm Nhâm Dần (1842), trong chuyến ngự giá ra Bắc, biết đền Đổng thần vương linh thiêng nối tiếng. Vua đã sai Vệ uý Nguyễn Văn Đức làm lễ tế Đổng thần vương, lại sai Vệ uý Tôn Thất Đàm làm lễ tế các thần núi Tản Viên, phụ tặng mỗi vị thần 1 chiếc áo gấm đỏ. Đến triều vua Tự Đức, cảm kích trước chiến công của người anh hùng truyền thuyết trẻ tuổi Thánh Gióng, vua đã làm một bài thơ ngự chế. Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, quyển 9, mặt khắc 2 khắc ghi bài thơ như sau:

Phù Đổng nhi:

Làng Phù Đổng,

Bộ Vũ Ninh.

Trẻ ba tuổi,

Khỏe, thông minh,

Ăn uống được,

Nói không rành.

Nói không rành, ý chờ đợi,

Vua lo, chiếu cầu tướng giỏi.

Trẻ lên nhời,

Bảo mọi người.

Chỉ xin một gươm với một ngựa,

Vì vua đuổi giặc khắp nơi nơi.

Công thành, thân thoái, ngựa bay mau,

Tới, tới từ đâu, về, về từ đâu.

Và sau này, bài thơ “Phù Đổng nhi” của vua Tự Đức đã được soạn thành ca khúc hát quen thuộc cho tất cả mọi người.

Có thể nói, người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kỳ, đem lại sự tự do, hòa bình cho dân tộc. Vào năm 2003, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận hội Gióng ở đền Phù Đổng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.

Làng Phù Đổng Thiên Vương ở đâu?

Cụm di tích lịch sử Phù Đổng Thiên Vương nằm trên bờ bắc sông Đuống, trước kia thuộc phủ Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đền Gióng được lập từ thời Hùng Vương. Sau này, khi vua Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long đã cho tu sửa lại.nullDi tích quốc gia đặc biệt - Phù Đổng Thiên vương - Báo Bình Phướcbaobinhphuoc.com.vn › di-tich-quoc-gia-dac-biet-phu-dong-thien-vuongnull

Thánh Gióng sinh ngày bao nhiêu?

(LĐTĐ) Sáng nay (12/2) tức ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, tại Đền Quán Thánh (Thôn Đông Bộ Đầu, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã diễn ra Lễ hội truyền thống tưởng nhớ ngày sinh của đức Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng.nullNghe khúc tráng ca về đánh giặc ngoại xâm và lòng hiếu thảolaodongthudo.vn › nghe-khuc-trang-ca-ve-danh-giac-ngoai-xam-va-long-...null

Thánh Gióng còn có tên gọi là gì?

Thánh Gióng Là nhân vật huyền sử thời Hùng Vương thứ 6 dựng nước, hiệu là Phù Đổng Thiên Vương. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Gióng (làng Phù Đổng), huyện Gia Lâm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).nullThánh Gióng - huecity.gov.vn - Cổng thông tin điện tử Thành phố Huếhuecity.gov.vn › Du-khach › Thong-tin-ten-duong-pho › pid › cidnull

Phù Đổng có nghĩa là gì?

扶董 [phù đổng] nghĩa là phò trợ cho chính nghĩa.nullChính tả - 扶董 [phù đổng] nghĩa là phò trợ cho chính nghĩa.... - Facebookwww.facebook.com › cachvietdung › posts › 扶董-phù-đổng-nghĩa-là-phò...null