Quy trình mua sắm tài sản dưới 100 triệu

Căn cứ pháp lý

1. Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/ 2012

2. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;

3. Luật đấu thầu số 13/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội.

4. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

5. Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước;

6. Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật giá về thẩm định giá

7. Quyết định số 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp,

8. Thông tư số 185/2010 ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

9. Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính về việc: Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

10. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 /2 /2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

11. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

12. Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 do Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.

13. Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVI, kỳ họp thứ 14 Quy định về định mức phân bổ và định mức chi thường xuyên ngân sách năm 2011 và áp dụng cho thời kỳ ổn định NS địa phương giai đoạn 2011-2015;

14. Trường Đại học Tân Trào, Quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2011-2015, Quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016-2018. và các quy định khác thực hiện tại trường Đại học Tân Trào.

Đơn vị bà Đỗ Thị Thùy (Kon Tum) được cấp trên giao mua máy photocopy trị giá 50 triệu đồng. Đơn vị áp dụng chỉ định thầu rút gọn theo Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC hướng dẫn gói thầu mua sắm tài sản, hàng hoá dịch vụ thuộc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng.

Bà Thùy hỏi, đơn vị áp dụng như vậy có đúng quy định không hay phải áp dụng phương thức chào hàng cạnh tranh tại Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:

- Khoản 3 Điều 3 quy định: “3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ”.

- Điều 15 quy định các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu; trong đó bao gồm gói thầu quy định tại Khoản 2: “2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)”.

Theo quy định trên, gói thầu mua sắm tài sản có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng thuộc trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu; tuy nhiên nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định.

Chinhphu.vn


Trường hợp nào được chỉ định thầu rút gọn? Quy trình chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu năm 2022 bao gồm những bước nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đấu thầu 2013
  • Nghị định 63/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 58/2016/TT-BTC

Quy trình chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu

Chỉ định thầu rút gọn là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định trong luật đấu thầu, do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều chủ đầu tư mong muốn áp dụng hình thức này để nhanh tiến độ của gói thầu, dự án và giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư.

Các trường hợp được chỉ định thầu

Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định, các trường hợp sau được áp dụng chỉ định thầu:

  • Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng;
  • Gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;
  • Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
  • Gói thầu mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
  • Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

Quy trình chỉ định thầu dưới 100 triệu

Quy trình mua sắm tài sản dưới 100 triệu
Quy trình mua sắm tài sản dưới 100 triệu
Quy trình chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu năm 2022

  • Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu.
  • Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
  • Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.

Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

  • Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
  • Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
  • Ký kết hợp đồng (Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.)\

Hồ sơ chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu

Căn cứ Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì chỉ định thầu rút gọn sẽ không phải chuẩn bị hồ sơ yêu cầu nhưng phải chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác

Có thể bạn quan tâm

  • Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu – Tải xuống mẫu mới nhất

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy trình chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xin xác nhận độc thân, mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, xin mã số thuế cá nhân, quy định tạm ngừng kinh doanh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung hồ sơ chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm:– Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;– Những thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu;– Tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu;

– Sử dụng tiêu chí đạt/không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.

Gói thầu chỉ định thầu mua sắm dưới 100 triệu đồng có cần kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt không?

Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt (theo điểm a khoản 3 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC).

3.5 trên 5 (2 Phiếu)