Quyết định thành lập hội đồng kỷ luật trường tiểu học

Ngày hỏi:09/12/2020

Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định thì Hội đồng kỷ luật của nhà trường được thành lập từ khi nào? Có phải vào đầu năm học không? 

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Tại Khoản 2 Điều 12 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, có quy định:

- Hội đồng kỷ luật học sinh được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [nếu có], tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [nếu có], giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

- Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì hội đồng kỷ luật của nhà trường được thành lập theo từng vụ việc khi có học sinh và giáo viên vi phạm đến mức phải kỷ luật hoặc khi xóa kỷ luật cho học sinh. Không phải được thành lập từ đầu năm học.

Ban biên tập phản hồi thông tin.

Nguồn:

THƯ KÝ LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.


Thống kê truy cập

  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay11,389
  • Tháng hiện tại164,791
  • Tổng lượt truy cập11,656,286

Khoản 2 Điều 12 Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hội đồng kỉ luật trường tiểu học như sau:

Hội đồng kỉ luật được thành lập để xét hoặc xóa kỉ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc.Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỉ luật được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp của bạn xử lý kỷ luật viên chức => Do đó sẽ áp dụng quy định của Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 35 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau về thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức như sau:

- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;

+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;

+ 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.

- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc được phân cấp quản lý viên chức;

+ 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;

+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;

+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

+ 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.

- Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phê chuẩn, quyết định công nhận viên chức;

+ 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị quản lý hoặc được phân cấp quản lý viên chức; trường hợp cấp bổ nhiệm đồng thời là cấp quản lý thì Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;

+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện tổ chức đảng của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

+ 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.

.....

Theo đó, thành phần của hội đồng xử lý kỷ luật viên chức ở mỗi trường hợp là khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng vi phạm có phải viên chức quản lý hay không,... Do đó bạn vui lòng đối chiếu quy định nêu trên và trường hợp cụ thể của mình để biết được thành phần hội đồng kỷ luật cụ thể.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề