Số an ninh xã hội là gì năm 2024

“Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Do đó, các chính sách của nhà nước đều chủ yếu hướng đến quyền và lợi ích của nhân dân. Chính sách an sinh xã hội cũng từ đó mà được hình thành, cùng chúng tôi tìm hiểu an sinh xã hội là gì và những chính sách an sinh xã hội hiện nay nhé!

1. An sinh xã hội là gì? Cho ví dụ

Trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền năm 1948 có nhắc đến về an sinh xã hội như sau:

“Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.”

An sinh xã hội là hệ thống các chính sách, hành động của chính phủ nhằm đảm bảo cuộc sống cho những cá nhân gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống.

An sinh xã hội nhằm góp phần giảm thiểu tối đa mức độ nghèo đói, những tổn thương, rủi ro xã hội mà người dân gặp phải. Việc này giúp cho họ vẫn giữ được những quyền lợi cơ bản nhất của con người, vẫn có được một mức thu nhập tối thiểu để duy trì cuộc sống, từ đó dần thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.

Số an ninh xã hội là gì năm 2024
An sinh xã hội là gì? (Ảnh minh họa)

Một số ví dụ cho an sinh xã hội:

  • Bảo hiểm xã hội/Bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm thất nghiệp
  • Chế độ hưu trí
  • Túi an sinh xã hội hỗ trợ về nhà ở, tiền bạc, lương thực,..
  • Các dịch vụ công như trường học, bệnh viện, cơ quan công an,...

​2. Các loại hình an sinh xã hội

Sau khi đã hiểu được an sinh xã hội là gì, chúng ta sẽ đi chi tiết vào các loại hình an sinh xã hội đang được thực hiện để phần nào hiểu thêm về bức tranh an sinh xã hội tại Việt Nam.

2.1 Bảo hiểm xã hội

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Số an ninh xã hội là gì năm 2024
Chính sách bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa)

Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
  • Hình thức bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia
  • Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc:
    • Ốm đau
    • Thai sản
    • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
    • Hưu trí
    • Tử tuất
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
  • Hình thức bảo hiểm mà người dân tự nguyện đóng để có thể hưởng hưu trí và tử tuất
  • Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện:
    • Hưu trí
    • Tử tuất

2.2 Dịch vụ công về an sinh xã hội

Dịch vụ công (Dịch vụ công cộng) là những dịch vụ được nhà nước cung cấp cho tất cả công dân trên lãnh thổ Việt Nam.

Dịch vụ công tại Việt Nam được chia làm 3 loại chính:

  • Trong lĩnh vực sự nghiệp: là các hoạt động phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,...
  • Trong lĩnh vực công ích: các hoạt động về vệ sinh môi trường, rác thải, vận tải, thiên tai, nước sạch,...
  • Trong lĩnh vực hành chính (hay dịch vụ hành chính công): là những dịch vụ gắn với chức năng quản lý của nhà nước như công chứng, đăng ký, cấp phép,... các loại giấy tờ

3. Bản chất của an sinh xã hội

Nhìn sâu vào khái niệm của an sinh xã hội là gì, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn ra được bản chất vốn có của nó. Về cơ bản thì bản chất cả an sinh xã hội phản ánh về con người, nhà nước và xã hội.

3.1 Thể hiện quyền cơ bản của con người

Vì sao nói an sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người? Nhìn ngay vào mục đích của an sinh xã hội ta thấy được về cơ bản an sinh xã hội chính là sự hỗ trợ, phòng ngừa và khắc phục những rủi ro thấp nhất có thể. Công dân khi gặp phải khó khăn vẫn được hưởng những quyền lợi cơ bản nhất của con người.

Mặc dù được thể hiện qua nhiều hình thức và phương thức khác nhau nhưng nhìn chung an sinh xã hội tập trung vào giải quyết 2 vấn đề chính của người dân chính là kinh tế và tinh thần.

Như vậy, bản chất đầu tiên và cơ bản nhất của an sinh xã hội chính là bảo vệ quyền lợi của con người.

3.2 Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của nhà nước

Chủ nghĩa nhân đạo là chủ nghĩa yêu thương, nhân ái với tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, địa vị cao thấp, dân tộc, tôn giáo,... “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, Việt Nam là quốc gia yêu chuộng chủ nghĩa nhân đạo và luôn thể hiện rõ trong những chính sách an sinh của mình.

An sinh xã hội theo chủ trương của Việt Nam là luôn lấy sự yêu thương con người làm gốc, minh chứng là dù cho bạn có thuộc bất cứ tầng lớp, dân tộc, tôn giáo,... nào thì bạn vẫn có thể tham gia vào các chính sách an sinh xã hội của nhà nước.

Chính bản chất này của an sinh xã hội là giúp giảm thiểu được sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. An sinh xã hội là đòn bẩy giúp cho những người bất hạnh, kém may mắn có được điều kiện thoát ra khỏi những “biến cố xã hội”. Từ đó tự mình đứng lên để hòa nhập và phát triển cùng với cộng đồng.

3.3 Thể hiện tinh thần đoàn kết của xã hội

Từ lâu truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, xã hội được nhà nước cùng người dân Việt Nam phát huy mạnh mẽ. Các chương trình xóa đói giảm nghèo được nhà nước đẩy mạnh thực thi. Một xã hội phát bền vững được xây dựng từ những con người phát triển bền vững

Quỹ BHXH được tạo nên nhờ những đóng góp của công dân trong điều kiện kinh tế đủ đầy, và nhà nước sử dụng quỹ này như một công cụ giúp đỡ những ai chẳng may rơi vào tình trạng khó khăn. Các chính sách an sinh xã hội này góp phần vào việc gắn chặt mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, giữa mọi người trong xã hội với nhau.

4. Vai trò - ý nghĩa của an sinh xã hội trong đời sống

Kinh tế và xã hội là hai nhân tố tác động mật thiết với nhau trong việc phát triển một quốc gia, an sinh xã hội được hình thành để cân bằng giữa 2 nhân tố này. An sinh xã hội đóng vai trò nhất định và ý nghĩa quan trọng đối với đất nước và xã hội.

4.1 Vai trò của an sinh xã hội

Tuy được thể hiện dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau song vai trò của an sinh xã hội được tựu chung lại trong 2 vai trò chính:

  • Phòng ngừa rủi ro
  • Khắc phục, giảm thiểu rủi ro

Vai trò của an sinh xã hội phát huy tối đa và rõ nét nhất là trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, khi mà mọi mặt của xã hội đều bị tác động nặng nề, nhiều ngành nghề dường như bị đóng băng hoàn toàn như du lịch, nhà hàng, khách sạn,...Các chính sách được đưa ra để giúp đỡ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ đại dịch, những gói an sinh nhằm đảm bảo cho người lao động có được những điều kiện tốt nhất về y tế, lương thực, thực phẩm,...

Số an ninh xã hội là gì năm 2024
Trao tặng túi an sinh cho người dân trong mùa dịch Covid (Ảnh minh họa)

4.2 Ý nghĩa của an sinh xã hội

An sinh xã hội vừa chịu sự tác động tổng thể của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử… vừa tác động tích cực lại các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội. Nói cách khác, an sinh xã hội cũng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… thể hiện trên một số mặt sau:

  • An sinh xã hội được xem như một trong những quyền cơ bản của con người
  • Là công cụ hiệu quả để nhà nước thực hiện chính sách xã hội và quản lý an sinh xã hội
  • Góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển ổn định bền vững của nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội
    Số an ninh xã hội là gì năm 2024
    Ý nghĩa của an sinh xã hội trong đời sống (Ảnh minh họa)

5. Các chính sách an sinh xã hội hiện nay tại Việt Nam

An sinh xã hội luôn là yêu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước, là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam. Các chính sách không ngừng được cải cách, phù hợp với nhu cầu mong muốn thiết thực của người dân.