Sữa nào tốt cho đường ruột của bé năm 2024

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng quan trọng và quý giá nhất đối trẻ sơ sinh. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, sữa mẹ còn chứa một lượng vi sinh vật có lợi đáng kể giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, việc nuôi con bằng sữa mẹ là vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời của trẻ sơ sinh.

1. Vai trò của sữa mẹ với hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ chứa 102-104 vi khuẩn sống được trong mỗi mL sữa. Do đó sữa mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành hệ vi sinh vật ở trẻ sơ sinh. Các hệ vi khuẩn trong sữa rất phức tạp và khác nhau giữa các cá thể.

Hệ vi sinh vật trong sữa mẹ cũng phát triển theo thời kỳ cho con bú. Hệ vi sinh vật trong sữa non có sự đa dạng cao hơn so với sữa trưởng thành. Trong sữa non, vi khuẩn axit lactic và Streptococcus là nhiều nhất. Sau 1 tháng, số lượng của Staphylococcus giảm đáng kể, trong khi vi khuẩn axit lactic vẫn còn rất nhiều.

Trong khi nhiều nghiên cứu tìm thấy các loại vi khuẩn khác nhau trong sữa mẹ, mô vú và phân của trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ có hệ vi khuẩn trong sữa mẹ và trên da của mẹ nhiều hơn so với các mẫu của những phụ nữ không cho con bú sữa mẹ trong nghiên cứu.

Điều này có nghĩa rằng trẻ sẽ được bảo vệ bởi những vi khuẩn có hại bởi lượng kháng thể có trong sữa mẹ. Những kháng thể này đặc hiệu với những loại vi khuẩn của người mẹ và chính vì nhờ có hệ vi khuẩn trong ruột tương tự với người mẹ khi được bú sữa mà trẻ sẽ được bảo vệ bởi hệ thống miễn dịch thụ động này.

Sữa nào tốt cho đường ruột của bé năm 2024

Sữa mẹ chứa nhiều hệ sinh vật tốt cho đường ruột của trẻ sơ sinh

2. Lợi ích của của việc bú sữa mẹ lên hệ tiêu hoá

Việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ phát triển đầy đủ các vi khuẩn có lợi và khỏe mạnh. Ngoài việc cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, bảo vệ trẻ khỏi dị ứng và miễn dịch với nhiều loại bệnh tật. Một số nghiên cứu cho thấy những hệ vi sinh vật có những vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ.

Các quần thể vi sinh vật cư trú trong ruột của trẻ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, đặc biệt là do uống sữa mẹ. Trẻ càng được bú nhiều sữa mẹ lại càng có nhiều vi khuẩn có lợi từ người mẹ.

Dựa trên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về vi khuẩn được tìm thấy trong sữa, trên da và trong phân , các nhà nghiên cứu ước tính rằng những đứa trẻ nhận được tối thiểu 75% dinh dưỡng từ sữa mẹ trong tháng đầu đời có khoảng 28% vi khuẩn đường ruột có lợi từ sữa mẹ. Những đứa trẻ này cũng có khoảng 10% vi khuẩn đường ruột từ da của mẹ và 62% từ các nguồn không xác định.

Việc có một hệ vi sinh vật đường ruột tốt sẽ rất quan trọng trong khả năng tiêu hoá của trẻ. Trẻ sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm bởi một loại vi khuẩn ngoại lai khác và với hệ vi sinh vật khoẻ mạnh hoàn toàn có thể bảo vệ trẻ khỏi tình trạng nhiễm khuẩn hệ tiêu hoá khác.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa đã so sánh các vi khuẩn trong dạ dày của hơn 300 trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng được bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ bú sữa mẹ có xu hướng có lượng vi khuẩn đường ruột phong phú và khỏe mạnh hơn trẻ bú sữa công thức.

Bên cạnh đó, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi; vì điều này có liên quan đến việc giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng tai và đường hô hấp, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, dị ứng, béo phì ở trẻ em và tiểu đường.

Sữa nào tốt cho đường ruột của bé năm 2024

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ phát triển đầy đủ các vi khuẩn có lợi và khỏe mạnh

Các bà mẹ cũng có thể có nhiều lợi ích từ việc cho con bú. Với thời gian cho con bú được kéo dài có thể giảm nguy cơ trầm cảm, loãng xương và một số bệnh ung thư.

3. Những cách góp phần tạo nên đường ruột khỏe mạnh ở trẻ sơ sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp chống lại các tác động tiêu cực lên hệ vi sinh vật của trẻ sơ sinh do tiếp xúc với thuốc kháng sinh trong hoặc sau khi chuyển dạ.

Theo nhà nghiên cứu Sara Edwards của Đại học Emory, các biện pháp khác mà bạn có thể thực hiện để giúp bổ sung vi khuẩn lành mạnh bao gồm:

  • Tiếp xúc da kề da nhiều với trẻ sơ sinh
  • Không tắm cho trẻ sơ sinh ngay sau sinh
  • Ăn thực phẩm chứa probiotic như sữa chua, kefir, kombucha, hoặc dưa cải bắp

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên bạn nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú mẹ sau khi làm quen với thức ăn đặc cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ lớn nhanh hơn và ít có nguy cơ bị thừa cân hoặc suy dinh dưỡng, còi xương hơn và thường có sức đề kháng tốt hơn so với những đứa trẻ khác.

Sữa nào tốt cho đường ruột của bé năm 2024

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ 6 tháng tuổi, lúc này cơ thể trẻ em còn yếu ớt, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, là đối tượng rất dễ mắc các dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh hô hấp. Do vậy các cha mẹ cần hết sức cẩn thận để bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

XEM THÊM:

  • Vi sinh vật là gì và sự phân bố vi sinh vật trong cơ thể người
  • Hệ thống vi sinh vật ở đường tiêu hoá
  • Vai trò của axit mật trong các bệnh gan do hệ vi sinh vật đường ruột làm trung gian

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Đường ruột yếu nên uống sữa gì?

Danh sách dưới đây được lấy theo kết quả tìm kiếm Google tháng 10/2022 và có thể thay đổi theo thời gian..

5.1 Sữa Abbott Ensure Gold. ... .

5.2 Sữa NutriCare Gastro. ... .

5.3 Sữa Peptamen. ... .

5.4 Sữa Fortimel Powder. ... .

5.5 Sữa A2 Úc. ... .

5.6 Sữa Glucerna Úc. ... .

5.7 Sữa Vitadairy Calosure Gold..

Bé có đường ruột yếu nên bổ sung gì?

Đối với trẻ có đường ruột yếu, cha mẹ nên bổ sung kẽm và vitamin D cho trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm và vitamin D bao gồm: Nấm, hạt có dầu, cải bó xôi... Những loại thực phẩm này sẽ giúp niêm mạc ruột thêm khỏe mạnh, tăng cường hấp thu dưỡng chất và chuyển hóa dễ dàng.null6 cách giúp đường ruột của trẻ thêm khỏe mạnh - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › 6-cach-giup-duong-ruot-cua-tre-the...null

Mẹ mới sinh chưa có sữa nên cho bé uống sữa gì?

4.1 Sữa bột Vinamilk Yoko Gold số 1. Thương hiệu: Vinamilk (Việt Nam) ... .

4.2 Sữa bột Aptamil Infant Formuala số 1. ... .

4.3 Sữa bột NAN Supreme số 1. ... .

4.4 Sữa bột ColosBaby IQ Gold 0+ ... .

4.5 Sữa bột Similac 5G số 1. ... .

4.6 Sữa bột HiPP Organic Combiotic số 1. ... .

4.7 Sữa bột Vinamilk ColosGold số 1. ... .

4.8 Sữa bột Enfamil A+ Neuropro số 1..

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột uống sữa gì?

Sữa chua chứa các chủng vi khuẩn có lợi như Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium, có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tiêu chảy. Tuy nhiên, trẻ nên ăn sữa chua tự nhiên không đường hoặc ít đường, để tránh kích thích tăng sinh vi khuẩn gây tình trạng tiêu chảy.nullTrẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không? Phải kiêng cữ như thế nào?tamanhhospital.vn › tre-bi-tieu-chay-co-nen-uong-sua-khongnull