Tác dung của việc tóm tắt văn bản tự sự

Bài Làm:

- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc nắm được ngắn gọn, nhanh chóng nội dung chính của tác phẩm tự sự được tóm tắt so với văn bản gốc.

Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải:

   + Đọc lại toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả

   + Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại

   + Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý

   + Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định

I – THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ? 1. Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự. 2. Từ gợi ý trên, theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: a) Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự. b) Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự. c) Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự. d) Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.

II – CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt Đọc văn bản tóm tắt và trả lời câu hỏi.
Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thuỷ Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua. Từ đó hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
a) Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không? b) Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy (về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc,...)? c) Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt. 2. Các bước tóm tắt văn bản Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?

Ghi nhớ

- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó. - Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.

- Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tụ hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.

Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự

Trả lời:

Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản tự sự.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về tóm tắt văn bản tự sự nhé!

Cách tóm tắt văn bản tự sự

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

+ Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

2. Các bước tóm tắt

Để tóm tắt được văn bản:

- Đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả

- Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại

+ Các sự việc chính, nhân vật chính quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm

- Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý

- Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định.

3. Bài tập

1. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Trả lời:

a. Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

b. Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật ít hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

+ Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

2. Hãy viết một văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương trong khoảng 20 dòng.

Gợi ý:

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung.Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

3.Nếu phải tóm tắt ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản?

Gợi ý:

Vũ Nương là người con gái quê ở Nam Xương. Trong làng, có chàng Trương Sinh đem lòng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng sang hỏi cưới. Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép để cuộc sống vợ chồng hòa thuận. Chiến tranh đến khiến Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già và con thơ. Đến khi chồng trở về vì hiểu lầm mà vu oan cho vợ là thất tiết. Vũ Nương giải thích nhưng không được bèn tìm đến cái chết. Sau khi hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ.

1. Tóm tắt văn bản tự sự là thao tác dùng lời văn của mình trình bày lại một cách ngắn gọn những sự việc tiêu biểu, những nhân vật quan trọng làm nên nội dung chính của văn bản ấy.

2. Tóm tắt một văn bản tự sự cần phải theo trình tự các bước: đọc kĩ toàn bộ văn bản; xác định các sự việc, nhân vật chính cần tóm tắt; sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lí; tiến hành viết văn bản tóm tắt.

3. Văn bản tóm tắt phải đảm bảo phản ánh trung thành nội dung của văn bản gốc.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự

a) Khi chưa có điều kiện đọc trực tiếp, để có thể nắm được nội dung chính của một tác phẩm tự sự nào đó, ta đọc văn bản tóm tắt tác phẩm ấy.

b) Mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự là nhằm ghi lại một cách trung thành, chính xác những nội dung chính của một văn bản tự sự nào đấy. Câu trả lời đúng nhất là (b).

2. Cách tóm tắt văn bản tự sự

a) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.

- Nội dung đoạn văn nói về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sự việc và các nhân vật trong đoạn văn là của truyện này.

- Sự khác nhau giữa văn bản tóm tắt và tác phẩm:

+ So với tác phẩm, độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều.

+ Trong văn bản tóm tắt, số lượng sự việc và các nhân vật ít hơn so với tác phẩm.

- Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của người viết tóm tắt chứ không phải là lời văn của tác phẩm.

- Các nhân vật quan trọng thì đã được văn bán tóm tắt ghi lại, nhưng sự việc chính thì chưa đảm bảo đầy đủ. Để thông qua văn bản tóm tắt, người đọc có thể hiểu được một cách chân xác truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, người viết tóm tắt cần phải thêm vào: "Thuỷ Tinh không làm gì được đành phải rút về nhưng hàng năm vẫn dâng nước lên để báo thù.".

b) Tóm tắt văn bản tự sự là giới thiệu một cách ngắn gọn bằng lời văn của mình nội dung chính của một tác phẩm nào đó thông qua các sự việc, các nhân vật tiêu biểu.

3. Các bước tóm tắt một văn bản tự sự

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện các bước tóm tắt một tác phẩm tự sự:

a) Đọc tác phẩm: chỉ có thể tóm tắt được một tác phẩm nào đó khi đã đọc kĩ toàn bộ tác phẩm ấy và nắm được ý tưởng của tác giả.

b) Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại:

- Các sự việc chủ chốt, quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm.

- Các nhân vật quan trọng.

c) Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí:

- Trình tự trước - sau của các sự việc.

- Sự xuất hiện của các nhân vật trong tác phẩm.

d) Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định được ở các bước trước.