Tẩy nốt ruồi lổ ăn thịt gà có sao không

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Nên ăn gì cho mau lành? Là vấn đề mà những ai vừa thực hiện dịch vụ tẩy nốt ruồi quan tâm nhằm ngăn chặn hình thành sẹo xấu và đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị. Đừng bỏ lỡ bài viết này để biết được những thông tin bổ ích nhé.

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì?

Nốt ruồi là 1 dạng nevi sắc tố da hình thành cho các tế bào sản xuất hắc tố tập trung quá nhiều tại 1 điểm trên da. Tất cả mọi người trong chúng ta đều có nốt ruồi trên cơ thể, có người chỉ 1 vài nốt, nhưng cũng có người lên đến 20-40 nốt và thậm chí nhiều hơn.

Nốt ruồi có thể xuất hiện từ khi bạn còn nhỏ [bẩm sinh] hoặc sau khi lớn lên và nó có thể mọc lên tại mọi vị trí trên cơ thể nhưng vị trí thường gặp nhất là trên mặt, cổ, ngực và những vị trí có sự tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì?

Đa số các nốt ruồi có hình dạng tròn hoặc bầu dục. Tuy nhiên cũng có những nốt ruồi có hình dạng bất thường, một trong số đó có thể là những mảng lớn trên da gây mất thẩm mỹ. Kích thước các nốt ruồi không giống nhau, thay đổi từ vài millimet đến vài chục centimet đường kính.

Với những nốt ruồi có kích thức lớn, hình dạng xấu mà còn nằm ở những vị trí “mặt tiền” khiến không ít người bận tâm. Chính vì vậy nhiều khách hàng đã lựa chọn phương pháp tẩy nốt ruồi để giải quyết nổi lo trên. Tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi, khách hàng cần có chế độ ăn uống đúng cách bởi có nhiều thực phẩm bạn hay ăn thường ngày không tốt cho vết thương. Vậy tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

  • Tẩy nốt ruồi kiêng ăn thịt bò

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Thịt bò là món ăn bổ dưỡng thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình Việt. Không những thế, với hàm lượng protein dồi dào, thịt bò còn là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

Tuy nhiên, đối với những người có vết thương hở như tẩy nốt ruồi, đang trong giai đoạn mọc đa non thì thịt bò chính là thực phẩm được khuyên là không nên dùng. Bởi giàu protein nên ăn thịt bò thường xuyên sẽ khiến vùng da tẩy nốt ruồi phát triển quá mức dẫn đến hình thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Không những thế, thịt bò còn làm cho vùng da vết thương sậm màu hơn vùng da xung quanh, gây ra tình trạng da không đều màu. Chính vì thế, hãy tạm thời loại bỏ thịt bò ra khỏi thực đơn của bạn trong thời gian hồi phục sau khi tẩy mụn ruồi nhé.

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Kiêng ăn thịt bò
  • Tẩy nốt ruồi kiêng thịt gà

Tương tự như thịt bò, thịt gà cũng là món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Nhưng đối với những người mới tẩy nốt ruồi thì thịt gà cũng được liệt vào danh sách là nên kiêng ăn.

Thịt gà là thực phẩm gây ngứa ngáy, khó chịu với vùng da hở hay đang lên da non, khiến vết thương lâu lành, dễ viêm nhiễm và hình thành sẹo lồi.

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Kiêng thịt gà
  • Tẩy nốt ruồi kiêng ăn trứng gia cầm

Trứng là món ăn rất thông dụng, được sử dụng trong nhiều món ăn. Trứng không chỉ bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết mà còn rất tốt cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, trứng lại là món kiêng kị đối với những người có vết thương hở và tẩy nốt ruồi cũng vậy. Bởi ăn trứng sẽ khiến vùng da vết thương bị loang lỗ, không đều màu gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là tẩy nốt ruồi trên khuôn mặt.

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Kiêng ăn trứng gia cầm
  • Tẩy nốt ruồi kiêng ăn hải sản

Hải sản [cá, tôm, cua…] là món khoái khẩu của nhiều người, chúng cung cấp một hàm lượng lớn chất đạm cho cơ thể con người.

Nhưng đối với những người vừa mới tẩy nốt ruồi, vùng da đang trong quá tình tái tạo lại thì không nên ăn hải sản. Lý do chính là hải sản dễ gây ngứa, gây viêm nhiễm vùng vết thương dẫn đến khó lành. Ngoài ra, ăn hải sản còn khiến vết thương dễ hình thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

  • Tẩy nốt ruồi kiêng ăn rau muống

Rau muống có đặc tính mát, có tác dụng thải độc, đặc biệt có khả năng thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào quá mức dẫn đến tình trạng da thừa mô. Các mô dư nhô lên so với bề mặt da gây nên sẹo lồi. Chính vì vậy, người ta thường kiêng ăn rau muống để tránh tình trạng sẹo lồi sau khi tẩy nốt ruồi.

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Kiêng rau muống
  • Tẩy nốt ruồi kiêng ăn đồ nếp

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Đồ nếp có tính nóng dễ làm cho các mô mỡ đang bị tổn thương bên trong bị sưng lên và viêm nhiễm, lâu dần còn hình thành sẹo xấu. Không những sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình tẩy nốt ruồi mà còn làm tốn thêm thời gian và tiền bạc để điều chỉnh, chữa trị sau này. Chính vì vậy, nếu bạn đang trong quá trình hồi phục vết thương sau thẩm mỹ thì cần kiêng ngay thực phẩm này.

Ngoài vấn đề tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì thì sau khi tẩy nốt ruồi nên ăn gì để giúp da nhanh lành cũng điều quan trọng mà nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, sau khi tẩy nốt ruồi bạn nên bổ sung những thực phẩm chứa protein lành mạnh như thịt lợn nạc, đạm thực vật và một số nhóm vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: ca rốt, dưa hấu, bí đỏ, khoai lang, rau diếp cá, cà chua…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: dầu oliu, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt dẻ, rau cả, bơ, đu đủ…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi, ổi, bông cải xanh, dâu tây, kiwi…
  • Thực phẩm giàu chất kẽm: nấm, socola, hạt bí, hạt chia, hạt óc chó…
Tẩy nốt ruồi nên ăn thực phẩm giàu vitamin A, C, E,…

Bên cạnh đó, bạn đừng quên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, đảm bảo tuần hoàn thông suốt, chức năng cơ hoạt động tốt và giúp vết thương nhanh lành hơn. Trung bình mỗi ngày bạn nên uống 2 – 3 lít nước để có một cơ thể khỏe mạnh.

Hy vọng với những thông tin mà thẩm mỹ viện Gangnam mang đến trên đây đã có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì, có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có được hiệu quả tốt nhất cũng như tránh được những biến chứng không đáng có.

*Theo dõi FB facebook.com/thammyvienGangnam

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Tẩy nốt ruồi nên ăn gì?

Nếu không muốn khuôn mặt thay vì những nốt ruồi thành những chấm sẹo lồi lõm, thâm xì… thì những thực phẩm dưới đây chị em tuyệt đối không được đụng đũa.

Từ nốt ruồi nhỏ dưới cánh mũi trái rồi lớn dần theo thời gian và gây ung thư da cho một bệnh nhân.

TS. BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, việc tẩy nốt ruồi phụ thuộc vào nhu cầu của từng người.

Trừ những bệnh nền phức tạp, bệnh hệ thống, bệnh lý cấp tính vì lý do vết thương chậm liền ảnh hưởng đến thẩm mỹ… thì không nên tẩy nốt ruồi.

Ngoài ra, với những chị em đang mang thai, đang cho con bú BS Quang khuyến cáo không nên đi tẩy nốt ruồi. Vì sau khi phẫu thuật vẫn cần phải kiêng khem, phải uống một chút kháng sinh. Chưa kể, trong thời gian mang bầu, cho con bú cơ địa, hóc-môn của phụ nữ cũng thay đổi khiến cho tiến độ lành vết thương chậm hơn, đồng nghĩa với sẹo sẽ không đẹp so với thời gian bình thường.

“Giai đoạn này bà bầu chỉ thực hiện loại bỏ nốt ruồi trong trường hợp cấp thiết được chỉ định bởi bác sĩ. Qua thăm khám thấy hiện tượng nghi ngờ độ ác tính, hoặc ung thư hoá hoặc viêm tấy bội nhiễm thì có thể loại bỏ luôn”, TS. BS Quang nhận định.

Sau khi tẩy nốt ruồi, TS. BS Hữu Quang lưu ý bệnh nhân cần chăm sóc vết mổ làm sao cho sạch sẽ để liền thương đúng theo tiến độ [trung bình khoảng 1 tuần]. Nếu liền thương tốt vết sẹo sẽ đẹp hơn, sau đó mờ dần khó phát hiện ra khi nhìn thoáng qua.

“Chẳng ai muốn xuất hiện đốm đen, nâu trên mặt, cho nên cần thiết phải tránh ánh nắng mặt trời sau khi được tiến hành phẫu thuật loại bỏ nốt ruồi’, BS Quang lưu ý.

Những thực phẩm tuyệt đối kiêng sau tẩy nốt ruồi

Đối với chế độ dinh dưỡng sau khi tẩy nốt ruồi, các chuyên gia khuyến cáo cần kiêng ăn rau muống và các món ăn chế biến từ rau muống. Bởi theo BS Quang, mặc dù rau muống chứa nhiều chất xơ, nhưng trong điều trị vết thương hở, loại rau này lại kích thích cơ thể sản sinh ra các sợi collagen và nhanh chóng làm đầy các vết thương. Tuy nhiên, các sợi collagen này không sắp xếp 1 cách trật tự như bình thường mà thường rất lộn xộn, không theo một quy tắc nào. Khi cơ thể càng hấp thụ nhiều rau muống, sẽ khiến cho vùng da đó nhanh chóng đùn ra và hình thành sẹo lồi.

Do đó những trường hợp đang điều trị các vấn đề về da, các bệnh cần phẫu thuật tuyệt đối không nên sử dụng rau muống trong mỗi bữa ăn.

Tiếp đến phải kể đến trứng. Mặc dù trứng là thực phẩm rất thông dụng được sử dụng trong nhiều món ăn, không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.

Tuy nhiên, khi điều trị vết thương hở không nên ăn trứng, bởi các chất trong sản phẩm này có thể khiến cho vùng da bị thương trắng hơn so với vùng da xung quanh. Khi đó, vùng da non đang phát triển sẽ trắng, để lại tình trạng loang lổ trên da giống như những vết lang ben.

Ngoài ra, người tẩy nốt ruồi cũng không nên ăn thịt gà. Đây là thực phẩm dễ sử dụng, nhiều bà nội trợ lựa chọn bởi mùi vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe, nhất là những trường hợp vừa mới ốm dậy. Nhưng khi tẩy nốt ruồi không nên ăn thịt gà, vì sau đó vùng da dễ bị ngứa, lâu lành, dễ bị viêm nhiễm, đồng thời tác động tới các tế bào da mới và hình thành sẹo lồi.

Thịt bò là loại thực phẩm giàu đạm và protein rất tốt cho cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, và những người có cường độ vận động nhiều. Nhưng khi vết thương đang trong giai đoạn mọc da non, nếu ăn thịt bò thường xuyên sẽ khiến vùng da đó phát triển quá mức tạo nên các vết sẹo lồi. Do đó, thịt bò và các món ăn chế biến từ thịt bò đều cần phải loại bỏ khỏi khẩu phần ăn.

Một vấn đề khác cần được lưu ý là sẹo lồi dễ hình thành khi ăn hải sản và đồ tanh, tất cả những hải sản đánh bắt từ biển và những loại cá tôm nước ngọt [trừ cá quả] đều rất hấp dẫn đối với con người, cung cấp hàm lượng lớn chất đạm. Nhưng sau khi tẩy nốt ruồi, vùng da vẫn đang trong giai đoạn tái tạo lại thì không nên sử dụng, bởi nó sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vùng da, lâu lành và dễ hình thành sẹo thâm.

Cuối cùng – đồ nếp cũng là loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, nhất là trong các món ăn: bánh chưng, xôi, bánh giầy, bánh nếp,… nhưng loại thực phẩm này có tính nóng sẽ khiến cho vùng da sau điều trị dễ mưng mủ, viêm nhiễm, da non phát triển chậm khiến da lâu lành và để lại sẹo sau một thời gian.

Từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân tan máu bẩm sinh qua đời ở lứa tuổi từ 6-7, nhiều trường hợp ở độ tuổi 16-17. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình.

N. Huyền

Video liên quan

Chủ Đề