Thể tích băng ở châu nam cực chiếm bao nhiêu năm 2024

Những ao nước ngọt này tách biệt với biển mặn bên dưới và xung quanh chúng cho đến khi băng nứt ra (Ảnh: Nasa).

Dù có diện tích rộng lớn, nhưng băng biển chỉ chiếm khoảng 1/1.000 tổng thể tích băng trên Trái Đất.

Nó có phần đặc biệt khi băng biển dù được tạo nên từ nước biển mặn nhưng gần như tinh khiết giống nước ngọt.

Băng biển hình thành như thế nào?

Nước biển đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn nước ngọt do sự hiện diện của muối bên trong nó, nước mặn đóng băng ở khoảng âm 2 độ C, con số này đối với nước ngọt là 0 độ C.

Tuy nhiên, do yếu tố nước của băng biển chứa tương đối ít muối, nó có thể được nấu chảy và sử dụng trực tiếp như nước uống.

Nguyên nhân liên quan đến các liên kết giữa phân tử nước và muối.

Sự tồn tại của muối trong băng làm xáo trộn quá trình hình thành các tinh thể băng.

Trong hóa học muối thích được kết hợp với nước, nhưng nước thì không.

Do đó, sự hình thành băng tinh khiết buộc phải loại muối ra khỏi băng, việc này yêu cầu cần nhiệt độ lạnh hơn để có thể đẩy muối ra khỏi các tinh thể băng biển.

Một khi bề mặt đại dương đã đạt đến điểm đóng băng của nước mặn, bất kỳ sự nguội đi nào cũng sẽ dẫn đến sự hình thành băng.

Băng phát triển đầu tiên được gọi là băng frazil, bao gồm các hạt tinh thể nhỏ và gai có đường kính lên đến 3 hoặc 4mm.

Khi các tinh thể băng bổ sung phát triển, chúng tạo ra một hỗn hợp "súp" hình thành trên bề mặt đại dương.

Sau khi một dải băng liên tục hình thành, môi trường lạnh không còn kết nối trực tiếp với nước mặn và sự phát triển băng biển tiếp tục bằng cách tích tụ ở đáy của nó.

Trong một chu kỳ băng hàng năm ở Bắc Cực, khoảng 45 cm băng tan chảy ra khỏi bề mặt băng, trong khi một lượng tương đương được bổ sung tại đáy.

Kết quả là một tinh thể băng lắng đọng trong băng biển ở đáy sẽ di chuyển lên cột băng với vận tốc trung bình khoảng 45 cm/năm cho đến khi nó chạm tới bề mặt và lại tan chảy.

Băng tan sẽ khiến nước lỏng đọng lại trong vùng trũng bề mặt tạo ra các ao tan chảy ở Bắc Cực.

Khi có nhiều băng biển hơn vào mùa đông, đại dương trở nên mặn hơn.

Ngược lại khi có ít băng hơn trong mùa hè, nước ngọt được thêm vào đại dương và làm giảm độ mặn của nó.

Băng biển tác động đến khí hậu toàn cầu

Băng biển chủ yếu được tìm thấy ở các vùng cực, nó có tác động đáng kể đến khí hậu toàn cầu.

Bề mặt sáng bóng của chúng phản chiếu rất nhiều ánh sáng mặt trời trở lại không gian và vào bầu khí quyển.

Vì năng lượng mặt trời này "quay trở lại" thay vì bị nước hấp thụ nên nhiệt độ gần các cực vẫn mát hơn nhiều so với đường xích đạo.

Khi băng biển tan chảy, do nhiệt độ tăng, ít bề mặt trắng hơn để phản chiếu ánh sáng mặt trời, bề mặt hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn và do đó nhiệt độ nước tăng lên.

Điều này khởi đầu một chu kỳ làm nóng và tan chảy, nhiệt độ nước tăng khiến băng tích tụ vào cuối mùa đông và tan nhanh hơn vào mùa hè năm sau.

Ngay cả khi nhiệt độ tăng nhẹ cũng có thể dẫn đến sự nóng lên đáng kể theo thời gian, khiến vùng cực trở nên nhạy cảm với biến đổi khí hậu trên hành tinh.

Theo Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia thuộc Đại học Colorado Boulder, diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2 vào ngày 21/2, ít hơn 136.000km2 so với mức thấp kỷ lục năm 2022.

Thể tích băng ở châu nam cực chiếm bao nhiêu năm 2024
Sông băng ở Nam Cực ngày 14/9/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà khoa học Mỹ ngày 27/2 cho biết băng ở vùng biển Nam Cực trong tuần trước có thể đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 45 năm kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu theo dõi dữ liệu vệ tinh.

Theo Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC) thuộc Đại học Colorado Boulder (Mỹ), diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2 vào ngày 21/2, ít hơn 136.000km2 so với mức thấp kỷ lục đo được năm 2022.

Các nhà khoa học NSIDC nhấn mạnh đây là thống kê sơ bộ vì băng có thể tan chảy thêm vào cuối mùa. Dự kiến NSIDC sẽ công bố con số cuối cùng về diện tích băng vào đầu tháng Ba tới.

NSIDC cho biết sự biến mất của băng biển làm lộ ra các thềm băng và sông băng, dễ chịu tác động của những con sóng và điều kiện thời tiết ấm dẫn đến tan chảy và nứt vỡ.

Phân tích vệ tinh hồi năm ngoái cho thấy các sông băng ven biển ở Nam Cực đang tách ra các tảng băng trôi nhanh hơn khả năng tạo băng của tự nhiên.

Tình trạng giảm xuống của diện tích băng ở Nam Cực trong những năm vừa qua đang ở mức báo động.

Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới. Dải băng trên Nam Cực dày tới 4,8km và rộng 13,7 triệu km vuông. Ngoài băng biển, Nam Cực còn có băng trên đất liền. Các nhà khoa học cho biết khối lượng băng trên đất liền ít thay đổi vào mùa Hè hơn so với băng biển. Chu kỳ băng tuyết Nam Cực biến đổi đáng kể hằng năm, khi mùa Hè băng tan và mùa Đông đóng băng dày.

Lục địa này không trải qua tình trạng băng tan nhanh trong 4 thập kỷ qua như băng ở Greenland và Bắc Cực do khí hậu toàn cầu ấm lên. Tuy nhiên, tỷ lệ băng tan tại đây tăng cao từ năm 2016, gây lo ngại xu hướng băng tan có thể kéo dài.

Các nhà khoa học cảnh báo thế giới chứng kiến tốc độ băng tan cao gấp 6 lần so với những năm 90 của thế kỷ 20, kéo theo hệ quả mực nước biển dâng và đến năm 2100 có thể dẫn tới tình trạng lũ lụt hằng năm tại các khu dân cư hiện là nơi cư trú của khoảng 400 triệu người.

Qua phân tích dữ liệu thu được từ vệ tinh, các phương pháp đo tại chỗ và ứng dụng phân tích trên máy tính trong nhiều thập kỷ, 89 nhà nghiên cứu nhận thấy các khối băng mất đi tại Nam Cực đã tăng gấp 6 lần từ 81 tỷ tấn lên mức 475 tỷ tấn mỗi năm trong chưa đầy ba thập kỷ qua.

Trước hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, các khối băng dày hàng km trên Trái Đất đã sụt giảm tới 6.400 tỷ tấn trong giai đoạn 1992-2017. Tình trạng tan băng đã khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao gần 2cm.

[Có thêm dấu hiệu cho thấy băng ở Nam Cực đang giảm dần]

Dù là châu lục lạnh nhất thế giới, nhưng Nam Cực cũng không thể "miễn dịch" được với tình trạng ấm lên toàn cầu khi giới khoa học lần đầu tiên phát hiện mức nhiệt cao kỷ lục tại đây trong giai đoạn Hè 2019-2020. Các nhà khoa học ghi nhận nền nhiệt độ cao tới 9,2 độ C tại trạm quan trắc Casey.

Nắng nóng trong những mùa Hè gần đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan. Nắng nóng đã làm giảm tới 552 tỷ tấn băng ở vùng cực này, tương ứng với việc cứ mỗi giây lại có khoảng tám bể bơi chuẩn Olympic "tháo nước" vào các đại dương.

Dù khó có thể nhận thấy rõ dấu hiệu nước biển dâng bằng mắt thường so với việc gia tăng cường độ của các cơn bão, nhưng gần đây hiện tượng này đã cho thấy sức tàn phá nghiêm trọng nhất trong số các tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu.

Thể tích băng ở châu nam cực chiếm bao nhiêu năm 2024
Băng trôi ở Nam Cực. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các chuyên gia phân tích rằng hiện tượng này làm tăng thêm mực nước biển - thậm chí có thể lên tới hàng mét vào thế kỷ 22. Nếu tiếp tục bị tác động theo kịch bản biến đổi khí hậu ở mức trầm trọng nhất, Nam Cực và sẽ chứng kiến mực nước biển dâng trên 17cm vào cuối thế kỷ 21.

Trong năm nay, tình trạng báo động này có thể sẽ tiếp diễn và thậm chí còn khiến băng tan chảy nhanh hơn. Dự báo các dòng nước biển sâu chảy từ Nam Cực có thể giảm 40% vào năm 2050.

Theo một kết quả của nghiên cứu tại Australia, các sự kiện El Nino mạnh hơn trong tương lai có thể làm tăng tốc độ ấm lên của vùng nước sâu ở Nam Cực, khiến các thềm băng và tảng băng ở Nam Cực rơi vào tình trạng tan chảy không thể đảo ngược.

El Nino là giai đoạn ấm hơn của chu kỳ Dao động phương Nam El Nino (ENSO) xảy ra trên vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương. Nghiên cứu mới do Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) - cơ quan khoa học thuộc Chính phủ Australia, công bố đã chứng minh rằng sự biến đổi của ENSO làm giảm thiểu sự nóng lên ở gần bề mặt đại dương nhưng làm tăng tốc độ nóng lên của các vùng nước sâu hơn.

Các chuyên gia cho biết những phát hiện này rất quan trọng, cung cấp thêm sự hiểu biết về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Nam Cực. Ngoài ra, biến đổi khí hậu có thể sẽ làm tăng cường độ của ENSO, từ đó gia tăng cường độ của cả El Nino và La Nina./.

Lớp băng bao phủ châu Nam Cực chiếm bao nhiêu?

Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm). Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực. Xét trung bình, Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất và cao nhất trong tất cả các lục địa.nullChâu Nam Cực – Wikivoyagevi.wikipedia.org › wiki › voy:Châu_Nam_Cựcnull

Băng ở Nam Cực dày bao nhiêu?

Bên dưới băng Nam Cực Theo Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF), lớp băng này dày trung bình 2.160 m, điểm dày nhất lên tới 4.776 m. Tổng cộng, châu Nam Cực chứa 27 triệu km3 nước đóng băng, nếu tan chảy sẽ khiến mực nước biển dâng cao khoảng 58 m.nullCó gì bên dưới lớp băng vùng cực? - VnExpressvnexpress.net › co-gi-ben-duoi-lop-bang-vung-cuc-4626634null

Tại sao châu Nam Cực lại có nhiều băng nhất thế giới?

Vốn là vùng Nam cực có một mảng lục địa rất lớn được gọi là "đại lục thứ bảy" của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu kilômét vuông. Năng lực giữ nhiệt của lục địa rất kém, vì thế, nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều.25 thg 12, 2011nullVì sao ở Nam cực nhiều băng hơn Bắc cực? - hanoimoi.comhanoimoi.vn › Xã hộinull

Diện tích băng ở Nam Cực chiếm bao nhiêu phần trăm?

Tấm băng Nam Cực là một trong hai cực băng của Trái Đất. Nó bao gồm khoảng 98% lục địa Nam Cực và là khối băng lớn nhất trên Trái Đất. Nó có diện tích gần 14 triệu km vuông (5,4 triệu dặm vuông) và chứa 26,5 triệu kilomet khối (6.400.000 dặm khối) băng.nullTấm băng Nam Cực – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Tấm_băng_Nam_Cựcnull