Tiếp viên hàng không bị xử phạt như thế nào

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như thông tin báo chí đã đăng tải, một nam hành khách gần 60 tuổi đã có hành động sàm xỡ cả 4 tiếp viên tổ bay trên một chuyến bay từ Vinh vào TP.HCM của Hãng hàng không Vietjet Air. Theo tường trình, trong lúc bay, hành khách này đề nghị sử dụng phòng vệ sinh.

Do cả hai phòng vệ sinh đều có người nên tiếp viên thông báo chưa thể sử dụng. Hành khách này lớn tiếng và có hành động dùng điện thoại đánh vào mông tiếp viên. Trong suốt thời gian còn lại, ông này tiếp tục dùng điện thoại đánh vào vị trí nhạy cảm của 3 tiếp viên khác, trong đó có cả một tiếp viên người nước ngoài.

Cảng vụ hàng không miền Nam lập biên bản hành khách này do vi phạm gây rối trật tự trên chuyến bay. Tuy nhiên, hành khách này không chịu hợp tác, không ký vào biên bản và bỏ về.Có căn cứ xử phạt về hành vi làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay.

Căn cứ pháp lý để xử phạt trong trường hợp này dựa theo mục 7 chương 2 Nghị định 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Theo đó, hành vi của vị hành khách này có thể được xem xét dưới góc độ “Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay”.

Đây là một khái niệm rất rộng. Những hành vi nào bị coi là “vi phạm trật tự, kỷ luật” phụ thuộc chủ yếu vào quy định của ngành hàng không cũng như các hãng hàng không thông qua việc cảnh báo, nhắc nhở đối với hành khách trước và trong chuyến bay.

Trên thực tế, có rất nhiều hành vi có thể bị coi là “vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay” ví dụ như không trở về chỗ ngồi khi không cần thiết; không thắt dây an toàn; không dựng thẳng ghế; không mở cửa sổ; sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng FM.

Một số hãng hàng không còn đặt ra các quy định về an ninh trật tự trong các chuyến bay của mình. Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay ngoài việc uy hiếp đến anh ninh hàng không, còn có thể là hành vi gây ảnh hưởng tới cá nhân những người đang có mặt trên chuyến bay đó.

Hành vi của người hành khách này ngoài việc lớn tiếng gây ảnh hưởng đến trật tự của chuyến bay, còn xâm phạm đến thân thể người khác khi có những hành động khiếm nhã tác động vào người nữ tiếp viên. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động công việc bình thường của các tiếp viên trên chuyến bay.

Căn cứ để xử phạt tùy mức độ vi phạm của hành vi,có thể dựa vào hai căn cứ sau đây: Thứ nhất, có thể xác định đây là hành vi vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay theo điều 24 Nghị định 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về an ninh hàng không đối với cảng hàng không, sân bay, chuyến bay, quản lý hoạt động bay, mức xử phạt cao nhất theo điểm d khoản 4 điều 24 có thể lên tới 5.000.000 đồng. “4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây: d) Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay;”

Thứ hai, cũng có thể xem đây là một hành vi gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bày theo quy định tại điểm d khoản 5 điều 24 Nghị định này, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này có thể lên tới 10.000.000 đồng. “5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây: d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay;”.

Bởi vậy, căn cứ vào điều 27 Nghị định 147/2013/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ hàng không thì Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có quyền: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng, Như vậy trong trường hợp này Cảng vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất có quyền lập quyết định vi phạm hành chính và áp dụng chế tài xử phạt theo các quy định trên để tránh những hành vi như thế này tái diễn trong tương lai, ảnh hưởng đến hình ảnh của chuyến bay cũng như an ninh, trật tự của mỗi chuyến bay.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Trước đó, hãng tin 7 News của Australia đã đăng tải một bản tin video nêu rõ: "9 thành viên phi hành đoàn của một hãng hàng không bị bắt quả tang buôn lậu số lượng lớn tiền mặt trong một cuộc truy quét của cảnh sát tại sân bay Melbourne. 7 News dùng từ laundering (thường đi với cụm money laundering - rửa tiền) để nói về hành vi của các tiếp viên hàng không.

Theo quy định của Australia, mỗi người nước ngoài nhập cảnh hoặc rời khỏi nước này phải khai báo nếu mang theo số tiền AUD hoặc ngoại tệ với tổng giá trị quá 10.000 AUD. Người không khai báo có thể bị phạt bằng tiền hoặc chịu án tù.

Tiếp viên hàng không bị xử phạt như thế nào
Hiện vật của vụ việc (ảnh cắt từ clip).

Trả lời về vấn đề nêu trên, một lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam cho biết cơ quan này đang yêu cầu hãng bay báo cáo. Nhưng qua thông tin sơ bộ nắm được thì cảnh sát Australia có mời 9 tiếp viên của một hãng hàng không Việt Nam vào phỏng vấn và kiểm tra, phát hiện có số lượng tiền. Sau đó 8 người được bay về nước ngay trong ngày, một người về vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, vị lãnh đạo Cục Hàng không cũng thông tin: “Sơ bộ cho thấy vụ việc không quá nghiêm trọng nên các tiếp viên được về nước và nhà chức trách Australia chưa có phản hồi gì với nhà chức trách Việt Nam. Có thể chỉ là kiểm tra hành chính và nhắc nhở”.

Tiếp viên hàng không bị xử phạt như thế nào
Luật sư Hoàng Tùng trao đổi với PV Infonet về vụ việc.

Nhận định về vấn đề nêu trên, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản có được từ hành vi phi pháp, phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Hiểu đơn giản, rửa tiền chính là cách thức để hợp pháp hóa tài sản có được từ nguồn gốc phi pháp, không rõ ràng. Với đặc điểm và tính chất của hành vi, rửa tiền không chỉ được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, nó còn được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế (Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia)”.

Tiếp viên hàng không là một trong những nghề cần trải qua những vòng thi tuyển gắt gao cũng như các khóa đào tạo cả ở trong và ngoài nước để có thể nhận được chứng chỉ hành nghề.

Về quy định số tiền mặt tiếp viên quốc tế được mang theo trong mỗi lần bay hoặc số tiền tối đa các nước sở tại cho phép người nhập cảnh đem theo ắt hắt là một trong những vấn đề về lí thuyết các tiếp viên phải là người đầu tiên nắm rõ.

Đây là một vụ việc xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, cần phải đợi thêm những thông tin chính xác hơn từ phía cơ quan có thẩm quyền tại Australia cũng như thông tin chính xác từ nhà chức trách Việt Nm. 

Sau sự việc này, nhiều người quan tâm đặt ra câu hỏi, nếu tiếp viên hàng không của các hãng bay Việt có hành vi rửa tiền ở nước ngoài, thì sẽ xử lý như thế nào?

Theo luật sư Hoàng Tùng, trong trường hợp hành vi của tiếp viên cấu thành Tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tuy đây là hành vi phạm tội xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước ta nhưng theo quy định tại Điều 6 BLHS 2015, công dân Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà BLHS quy định là tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp đó, các tiếp viên hàng không có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 324 BLHS 2015 về Tội rửa tiền. Mức phạt đối với tội danh này có thể là phạt tù có thời hạn từ 1 năm đến 15 năm, nếu ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu trong luật của nước nơi phát hiện hành rửa tiền, cũng có quy định về Tội rửa tiền và có hình phạt là tù có thời hạn thì các tiếp viên có thể được dẫn độ. Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế - đây là một trong số những nội dung của hợp tác quốc tế chống tội phạm.

Dẫn độ tội phạm chỉ được thực hiện nếu theo luật của hai quốc gia hữu quan đều khẳng định hành vi của cá nhân bị dẫn độ là hành vi tội phạm hình sự và mức hình phạt cần là hình thức tù giam, với thời hạn được xác định.

Nếu rơi vào trường hợp là tội phạm theo pháp luật Việt Nam nhưng nước phát hiện hành vi không quy định đó là hành vi phạm tội và bị phạt tù có thời hạn thì sẽ không được dẫn độ mà xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, luật sư Hoàng Tùng nêu quan điểm.

Tiến Anh