Tính minh bạch kiểm tra đánh giá trong giáo dục năm 2024

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 quy định môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học lựa chọn. Chương trình cũng cho phép nhà trường tổ chức dạy học tự nguyện, không bắt buộc và không chính khóa. Tuy nhiên, bản chất của dạy học chính khóa và không chính khóa khác nhau, cả về phương thức tổ chức dạy học và vai trò trách nhiệm của người dạy, người học, mặc dù có cùng mục tiêu giúp cho học sinh được phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho năng lực riêng có của mỗi em được phát huy tối đa. Việc nhiều nhà trường xếp thời khóa biểu lồng ghép (chèn) giữa các môn học và hoạt động giáo dục chính khóa và không chính khóa, giữa học bắt buộc và học tự nguyện như vừa qua là rất sai, thiếu minh bạch, gây bất bình trong phụ huynh và xã hội.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) số tiết học bình quân hàng tuần ở tiểu học 30 tiết, trung học cơ sở là 29,5 tiết và trung học phổ thông là 29 tiết. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT còn quy định mỗi tiết học sinh phổ thông phải học thời gian là bao lâu là phù hợp tới sức khỏe học đường và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu các trường tự ý đưa các môn học không chính khóa vào thời khóa biểu, vô hình trung đã tăng áp lực lên học sinh một cách đáng kể. Học sinh sẽ ít có thời gian nghỉ ngơi và hoạt động ngoài giờ hơn. Chất lượng học tập chắc chắn sẽ giảm sút đồng thời ảnh hưởng lớn tới tâm sinh lý lứa tuổi của các em.

Để xảy ra tình trạng trên, có thể một số trường hiểu đơn giản là để thuận tiện cho quá trình kiểm tra, giám sát và đánh giá việc tổ chức dạy học và giáo dục, là chuẩn hóa và công khai hóa hoạt động quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, không ít nơi lợi dụng sự “linh hoạt” thực hiện kế hoạch giáo dục theo yêu cầu chương trình mới, để thiếu sự tường minh giữa việc học bắt buộc và tự nguyện, giữa nhiệm vụ của người dạy hay sự tự nguyện cống hiến của giáo viên, giữa hình thức học thu phí theo thỏa thuận và học thu phí theo quy định. Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về hiệu trưởng và ban lãnh đạo nhà trường. Tiếp đến là các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên đã buông lỏng kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học tự chọn, học tự nguyện.

Vấn nạn học thêm và giờ là học tự nguyện là những hiện tượng tự nhiên tồn tại khách quan trong các nhà trường, chúng ta không thể cấm mà cần chung sống với nó theo nguyên tắc phát huy tác dụng tích cực và hạn chế, quản lý được yếu tố tiêu cực của các hiện tượng này.

Cân đối thời gian học tự nguyện

Các môn học tự nguyện phải có thời khóa biểu riêng, bởi học tự nguyện rất ít xảy ra có 100% học sinh trong lớp hay trong trường tham gia. Việc tổ chức dạy học phải ngoài giờ chính khóa, địa điểm có thể trong hoặc ngoài trường; có phương án cụ thể để quản lý, tổ chức hoạt động phù hợp cho những học sinh không tham gia học tự nguyện. Cân đối thời gian học tự nguyện để tránh quá tải cho học sinh và không bị áp lực cho công tác quản lý nhà trường. Quan tâm tới mức đóng học phí của học sinh, có miễn giảm với những học sinh thuộc diện khó khăn.

Vượt khó đi lên là phẩm chất tốt, nhưng không vì thế mà các cấp quản lý giáo dục, hiệu trưởng nhà trường cố tổ chức triển khai dạy học tự nguyện dù còn khó khăn nhiều về nội dung, người dạy và cơ sở vật chất cho dạy và học.

Các môn học và hoạt động giáo dục tự nguyện phải được công khai trong trường học, trong cộng đồng cha mẹ học sinh để mọi người lựa chọn. Nội dung thông báo phải ghi rõ mục đích, nội dung, thời gian, địa điểm, tên tổ chức hay cá nhân giảng dạy, cách đánh giá chất lượng người học và mức thu phí thỏa thuận cho từng hoạt động.

Để bảo đảm “cái chung, bắt buộc” và những môn học, hoạt động tự nguyện. Theo tôi cần công khai dân chủ trong hoạt động quản lý nhà trường, đổi mới và sáng tạo thấm sâu vào mọi thành viên trong trường là nguyên tắc vàng cho các nhà trường hiện nay. Cần rạch ròi giữa hai loại hình dạy học tự nguyện và bắt buộc, không gian và thời gian cũng phải không sắp xếp trùng nhau. Về quản lý cũng có sự khác biệt tương đối. Dạy học bắt buộc thuộc về quản lý nhà nước, do nhà trường có trách nhiệm quản lý. Dạy và học tự nguyện do nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục có uy tín được mời liên kết cùng hoạt động và loại hình hoạt động này có thu phí theo thỏa thuận.

Ở các nước phát triển, hoạt động có thu phí được tổ chức dưới dạng các câu lạc bộ giáo dục ngoài giờ. Nhà trường quản lý, giám sát và quyết định về chuyên môn, quyết định nội dung giáo dục và đánh giá chất lượng người dạy, người học, có hỗ trợ cơ sở vật chất cũng như bố trí thời gian giáo dục của câu lạc bộ hợp lý. Các tổ chức liên kết chịu trách nhiệm triển khai hoạt động các câu lạc bộ và cùng với phụ huynh thống nhất mức phí thỏa thuận của học sinh.

(Thanh tra) - Mục đích của việc đánh giá dựa trên năng lực là cung cấp cho học sinh và phụ huynh những phản hồi cụ thể về kết quả học tập của học sinh, từ đó có thể dẫn đến những hiểu biết rõ ràng hơn về tiến bộ và kỹ năng đạt được theo thời gian của người học.

Tính minh bạch kiểm tra đánh giá trong giáo dục năm 2024

Đánh giá dựa trên năng lực cần kết hợp với thông tin từ gia đình và sự tiến bộ về kỹ năng của học sinh. Bằng cách cung cấp thông tin cụ thể, có ý nghĩa về mức độ làm chủ các kỹ năng, trường học sẽ cho học sinh biết được cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được sự tiến bộ trong quá trình học tập. Điều này thúc đẩy quá trình trao quyền cho học sinh trong việc học tập, cũng như giúp các giáo viên có định hướng trong công việc giảng dạy. Các lợi ích đó là:

Cải thiện tính rõ ràng và minh bạch

Rõ ràng, các đánh giá dựa trên năng lực cho phép giáo viên và phụ huynh xác định các lĩnh vực học sinh có thế mạnh và những nội dung học sinh có thể cần hỗ trợ thêm. Trong mọi trường hợp, những đánh giá này cung cấp cho giáo viên những bằng chứng chi tiết về sự tiến bộ của học sinh, từ đó có thể sử dụng để xây dựng các mục tiêu cá nhân và kế hoạch giáo dục.

Ngoài việc đánh giá sự thành thạo về kỹ năng, giáo viên nên thường xuyên chia sẻ một cách toàn diện về thành tích và những khó khăn của từng học sinh. Những phản hồi toàn diện đó giúp học sinh và gia đình có hình dung rõ ràng về những gì đang xảy ra trong lớp học. Các lớp học thực sự minh bạch hóa kết quả của quá trình giáo dục để hình thành những năng lực cần thiết cho thành công trong tương lai của học sinh.

Cá nhân hóa học tập

Thông qua học tập dựa trên năng lực, các giáo viên có cơ hội cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về thái độ và kỹ năng học tập của mỗi học sinh, từ đó cung cấp các tài nguyên và sự hỗ trợ tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu cá nhân. Nó chính là chìa khóa để biết được phương pháp, hay phong cách học tập nào là phù hợp với cá nhân người học. Đây chính là nền tảng của học tập dựa trên nhu cầu và năng lực của cá nhân.

Thay đổi văn hóa đánh giá

Để áp dụng thành công các chiến lược đánh giá dựa trên năng lực, trước tiên giáo viên và ban giám hiệu nhà trường phải xem xét lại quá trình đánh giá. Trong khi các hình thức đánh giá truyền thống (với các bài kiểm tra và câu hỏi) có giá trị để đo và lượng được qua điểm số nhưng chúng không cho thấy toàn bộ bức tranh về người học. Việc thay đổi lại quá trình đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực có thể gây khó khăn cho một số giáo viên, đặc biệt là những người đã sử dụng thực hành đánh giá truyền thống trong suốt quá trình công tác trước kia của họ. Đây cũng có thể là một sự thay đổi đáng kể để phụ huynh đánh giá thành tích học sinh của họ mà không cần đến điểm số.

Điều quan trọng là giáo viên phải kiên trì tiếp cận các nguồn tài liệu và phát triển chuyên môn để áp dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình đánh giá sự tiến bộ của học sinh và thu thập được những minh chứng để chứng minh cho năng lực của người học. Như mọi giáo viên đều biết, việc học không bao giờ dừng lại – và bằng cách đi đầu trong các xu hướng hiện tại, điều chỉnh chương trình giảng dạy giáo viên có thể đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh.

4. Học sinh hiểu rõ hơn về hồ sơ học tập của chính mình

Thông qua các phương pháp đánh giá toàn diện, dựa trên năng lực, giáo viên có thể giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng vào đại học và chuẩn bị cho nghề nghiệp với sự hiểu biết lớn và rộng hơn về phương pháp và nhu cầu học tập của bản thân. Việc tiếp cận các kỹ năng, năng lực giúp đảm bảo rằng mọi học sinh đều được thử thách theo nhiều cách phù hợp với những gì học sinh muốn và cần học. Giáo viên có thể hỗ trợ cá nhân học sinh khi cần thiết để giúp chúng tiến lên.

Đánh giá dựa trên năng lực sẽ giúp loại bỏ sự căng thẳng và áp lực của điểm số và xếp loại trong lớp học, để học sinh có thể dành toàn bộ sự tập trung cho quá trình học tập, đồng thời tạo nên sự tự tin để phạm sai lầm. Khi đó, Học sinh sẽ thực sự được quyền sở hữu việc học tập của bản thân. Học sinh cảm thấy được trao quyền khi thành thạo một kỹ năng và học cách xác định những kỹ năng, mục tiêu tiếp theo cần phải đạt.

Với những lợi ích trên, giáo viên, đánh giá dựa trên năng lực mang lại chiều sâu và giá trị cho chương trình giảng dạy. Với sự tập trung chuyển từ điểm số và các chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, học sinh sẽ tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và chấp nhận rủi ro, sai lầm trong khi học.

Việc đánh giá học sinh dựa trên năng lực không nhằm mục tiêu xếp loại mà hướng đến việc xác định triển vọng và đóng góp của học sinh trong tương lai. Đánh giá dựa trên năng lực cũng cung cấp những thông tin chi tiết hơn nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.