Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Ăn kiêng bệnh tiểu đường luôn là nỗi quan tâm, lo lắng hàng đầu của người mắc bệnh tiểu đường. Vậy những thực phẩm nào người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin xác thực nhất về top 12 loại đồ ăn, thức uống trong chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường. 

Có thể bạn quan tâm:

THÁP DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Tổng hợp 12+ đồ ăn, thức uống người mắc bệnh tiểu đường cần tránh

Đứng đầu danh sách ăn kiêng bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn đó là bánh mì trắng, cơm và mì ống. Đây là những thực phẩm đã được tinh chế nên hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất ở mức rất thấp, trong khi đó hàm lượng tinh bột lại rất cao, khó kiểm soát lượng đường trong máu và gây tăng đường huyết. Cụ thể:

  • Bánh mì trắng: Trong 1 lát bánh mì trắng (25g) chứa 67 calo và 12g carbohydrate.
  • Mì ống: Trong 140g mì ống được nấu chín có chứa 220g calo và 43,2 carbohydrate.
  • Cơm: Trong 100g cơm gạo trắng chứa 130 calo và 28,2g carbohydrate.
Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Cơm trắng chứa hàm lượng lớn tinh bột làm tăng lượng đường trong máu sau ăn

Thay vì sử dụng các thực phẩm này, người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột ở mức thấp mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể như cơm gạo lứt, bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt.

Cơm gạo lứt hay bánh mì, mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, từ đó làm ổn định đường huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung hàm lượng lớn vitamin B1 giúp làm giúp phòng ngừa tình trạng chân tay tê bì hoặc mất cảm giác ở các chi – biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm các thực phẩm mà người bệnh tiểu đường có thể ăn thay cơm.

Người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng bánh mì trắng, cơm và mì ống do chúng chứa một lượng đường khá cao. Thay vào đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm ít đường và giàu chất xơ khác, ví dụ như cơm gạo lứt, mì ống và bánh mì từ các loại ngũ cốc nguyên hạt…

2. Đồ uống có đường

Người bệnh tiểu đường nên tránh đồ uống có đường, điển hình là nước ngọt và nước ép trái cây, bởi chúng có chứa lượng đường và carbohydrate ở mức rất cao:

  • Nước ngọt: Trong 1 lon Coca (354ml) có chứa tới 38,5g carbohydrate hoặc trong 1 ly trà chanh có đường chứa 45g carbohydrate. Hơn nữa, lượng lớn đường trong các loại đồ uống này là đường Fructose – loại đường liên quan mật thiết đến tình trạng kháng insulin. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng khả năng mắc các biến chứng của tiểu đường như bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, béo phì… Cho nên nước ngọt là một trong những thức uống đặc biệt cần tránh khi ăn kiêng bệnh tiểu đường.
  • Nước ép trái cây: Trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin, chất xơ rất tốt cho người tiểu đường nhưng với nước ép trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây có chứa lượng đường khá cao. Giống như nước ngọt, lượng đường trong nước trái cây chủ yếu là Fructose nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì… Nếu muốn uống nước ép trái cây, người bệnh có thể lựa chọn nước cam, nước chanh… hoặc những loại trái cây có GI thấp và không thêm đường.
Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế uống nước ép trái cây

Người bị tiểu đường cần kiêng tuyệt đối nước ngọt và hạn chế nước ép trái cây. Ngược lại, người bệnh tiểu đường nên sử dụng nước uống thể thao chứa hàm lượng carbohydrate ở mức thấp và các loại trái cây tươi.

3. Sữa chua vị trái cây

Từ lâu, sữa chua được biết là nguồn bổ sung dồi dào lợi khuẩn probiotic, vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa. Không dừng lại ở đó, nghiên cứu cho thấy sữa chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở người khỏe mạnh và giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giảm tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, những lợi ích này không được tìm thấy trong sữa chua vị trái cây. Trái lại, sữa chua trái cây lại chứa một lượng carbohydrate không hề thấp. Trong 245g sữa chua trái cây có 31g đường. Do đó, sữa chua trái cây là thực phẩm nằm trong danh sách ăn kiêng bệnh tiểu đường.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Người bệnh tiểu đường không được khuyến khích ăn sữa chua vị trái cây

Sữa chua trái cây không hề tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Thay vì sử dụng sữa chua trái cây, người bệnh nên sử dụng sữa chua nguyên chất ít đường và không béo để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

4. Ngũ cốc có đường

Đúng như tên gọi của nó, ngũ cốc có đường có rất ít protein nhưng lại chứa hàm lượng lớn carbohydrate. Chính vì vậy, ngũ cốc có đường là thực phẩm mà người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn.

Thay vào đó, người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế, rất giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, nhờ đó giữ mức đường huyết luôn ổn định. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như Magie, Kẽm, vitamin E, vitamin B…

Người bệnh có thể chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người tiểu đường, ví dụ như yến mạch, kiều mạch, farro, quinoa… Hãy thêm chúng vào thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường của bạn thật phù hợp nhé.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Người bệnh tiểu đường nên dùng ngũ cốc nguyên hạt thay vì dùng ngũ cốc có đường

Ngũ cốc có đường hoàn toàn không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy người bệnh tiểu đường không nên ăn thực phẩm này. Người bệnh nên chọn ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế như yến mạch, kiều mạch, quinoa…

5. Cà phê có hương vị

Uống cafe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào loại cà phê mà bạn uống. 1 ly cà phê Caramel Frappuccino dung tích 473ml có chứa từ 30 – 57g carbohydrate. Có thể thấy rằng, lượng đường trong cà phê có hương vị ở mức khá cao. Do đó, người bệnh tiểu đường không nên uống cà phê có hương vị, nên chọn cafe nguyên chất và không uống quá 400mg caffeine/ngày nếu có cafe trong thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường của mình nhé.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Hãy uống 1 ly espresso với một chút kem thay vì uống cốc cà phê Caramel Frappuccino

Cà phê có hương vị có thể làm tăng lượng đường trong máu nên không phù hợp với người bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường nên uống cà phê đen nguyên chất, không đường để giữ lượng đường trong máu ở mức cho phép.

6. Mật ong, mật hoa, siro cây phong

Mật ong, mật hoa, siro cây phong được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên, giúp điều trị các bệnh ho, cảm lạnh, cảm cúm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng đối với người tiểu đường thì mật ong, mật hoa, siro cây phong mang lại nhiều tác động tiêu cực và không nên thêm vào danh sách thức ăn kiêng bệnh tiểu đường, do chúng chứa hàm lượng lớn đường. Cụ thể:

  • Mật ong: Trong 1 muỗng có chứa 17,3g.
  • Mật hoa: Trong 1 muỗng có chứa 16g.
  • Siro cây phong: Trong 1 muỗng có chứa 13,4g.

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng nếu người bị tiểu đường nhưng không mắc kèm bệnh béo phì thì có thể sử dụng mật ong để thay thế đường và nên dùng với liều lượng nhỏ. Ngược lại, người bị tiểu đường kèm theo thừa cân (BMI > 23kg/m2) thì nên tránh mật ong, mật hoa và siro cây phong.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng mật ong, mật hoa và siro cây phong

Người bệnh tiểu đường có BMI > 23 kg/ m2 nên kiêng các loại đường, kể cả mật ong, mật hoa, siro cây phong. Tuy nhiên, những người bệnh tiểu đường không bị thừa cân, béo phì có thể sử dụng một lượng nhỏ mật ong, mật hoa và siro cây phong.

Xem thêm:

  • Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì đảm bảo có sức khỏe tốt?
  • Các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường mà người bệnh cần biết

7. Trái cây sấy khô

Tưởng chừng trái cây sấy khô rất tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường do chứa một lượng lớn các chất vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhưng thật không may, quá trình sấy khô đã làm mất nước khiến hàm lượng các thành phần trong trái cây tăng cao và đường cũng không phải là ngoại lệ.

Một cốc nho khô có chứa 110g carbohydrate nhưng trong nho tươi thành phần này chỉ có 26g. Đối với chất xơ, nho khô chỉ chứa 1g, trong khi đó nho tươi chứa 5g. Có thể thấy, lượng carbohydrate trong nho tươi ít hơn nho khô đến 4 lần và hàm lượng chất xơ cao hơn 5 lần.

Người bệnh tiểu đường ăn trái cây sấy khô sẽ làm lượng đường trong máu tăng vọt và gia tăng khả năng xảy ra các biến chứng nếu sử dụng thường xuyên vậy nên không nên thêm vào thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường của mình.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Trái cây sấy khô chứa hàm lượng lớn đường nên người mắc bệnh tiểu đường không được khuyến khích sử dụng

Trái cây sấy khô không nên xuất hiện trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường. Ngược lại, trái cây tươi, rau sống, trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh không thêm đường là những thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày của người bệnh tiểu đường.

8. Đồ ăn nhẹ đóng gói

Một trong những lưu ý mà người bệnh hay gặp phải là khi thực hiện chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường thì không nên ăn các đồ ăn nhẹ đóng gói. Đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn là một trong những loại thức ăn người bệnh tiểu đường không nên ăn, bởi lượng carbs trong đó thường ở mức rất cao, khi tiêu hoá sẽ khiến cho đường huyết tăng. Cụ thể:

  • Bánh quy mặn (28g): Chứa 20,7 gam carbohydrates trong đó có 0,78g chất xơ.
  • Bánh quy xoắn (28g): Chứa 22,5 gam carbohydrates trong đó có 0,95g chất xơ.

Bản chất của đồ ăn nhẹ đóng gói là sản phẩm làm từ bột mì đã được tinh chế nên chứa hàm lượng lớn carbohydrate và chứa rất ít chất dinh dưỡng.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Đồ ăn đóng gói là loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng

Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn đồ ăn nhẹ đóng gói sẵn như bánh mì, bánh kem… Thay vào đó, bạn nên ăn các loại hạt hoặc các loại rau, trái cây vào bữa phụ.

9. Khoai tây chiên

Vốn dĩ, bản thân khoai tây đã chứa một lượng carbohydrate không hề nhỏ (trung bình 1 củ chứa 34,8g). Vì vậy, sau khi chiên khoai tây lượng đường càng tăng cao hơn. Đặc biệt, chỉ số đường huyết không chỉ tăng lên nhanh chóng sau khi ăn mà nó còn kéo dài trong một khoảng thời gian sau đó. Thế nên ăn khoai tây chiên khi đang thực hiện chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng xẩu hơn tới sức khỏe người bệnh. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do chất béo được rất chậm nên làm cho tình trạng lượng đường trong máu tăng cao trong một khoảng thời gian dài.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Khoai tây chiên làm tăng lượng đường trong máu và gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và ung thư

Không chỉ làm tăng đường huyết, khoai tây chiên còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên ăn loại thực phẩm này.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa khoai tây và bệnh tiểu đường tại đây để có lựa chọn an toàn nhất cho sức khỏe.

10. Thịt đỏ, thịt mỡ và thịt đã qua chế biến

Đối với việc lựa chọn thịt khi thực hiện chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường cần dựa trên hàm lượng chất béo và carbohydrate. Vậy nên, người bệnh tiểu đường cần tránh hoặc hạn chế ăn các loại thịt đã qua chế biến (thịt nguội, thịt giăm bông, xúc xích, thịt xông khói…), thịt tẩm bột chiên, thịt có nhiều mỡ (thịt phần xương sườn, thịt ba chỉ…), thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt trâu…)

Người bệnh tiểu đường nên chọn thịt gia cầm (bỏ da), thịt bò không mỡ, các loại cá giàu acid béo omega-3 hoặc các protein thực vật…

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Người bệnh tiểu đường nên chọn thịt bò không mỡ

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo là không nên ăn các loại thịt đỏ, thịt mỡ và thịt đã qua chế biến. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn kiêng hoàn toàn mà chỉ nên ăn 300 – 500g/ tuần.

11. Hạn chế uống rượu hoặc uống vừa phải

Rượu có thể giúp tăng đường huyết trong cơ thể. Nhưng nếu sử dụng với lượng lớn nó có thể gây hạ đường huyết. Tình trạng này càng trở nên nguy hiểm nếu người bệnh bị tiểu đường type 1 hoặc đang sử dụng thuốc kích thích sản xuất insulin của cơ thể (thuốc nhóm Meglitinides hoặc Sulfonylureas).

Mặt khác, người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống rượu ở mức vừa phải, uống khi bụng no và uống một cách từ từ. Một khuyến cáo từ ADA (Hiệp hội tiểu đường Mỹ) cho rằng không nên uống quá 2 ly/ ngày đối với nam giới và 1 ly/ ngày đối với nữ giới.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Người bệnh nên hạn chế uống rượu và các đồ uống chứa cồn khác

Người bị tiểu đường nên hạn chế uống rượu cũng như các loại đồ uống có cồn khác. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể uống vừa phải, không quá 2 ly/ ngày.

12.  Sữa béo và nhiều đường

Sữa là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như Canxi, Magie, Kẽm và các vitamin nhóm A, vitamin B… tốt cho sức khỏe xương, răng. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường khi chọn sữa cần đặc biệt chú ý các loại sữa béo và nhiều đường.

Sữa béo và nhiều đường vừa làm tăng lượng đường trong máu, vừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, mỡ máu và các bệnh tim mạch. Vậy nên, người tiểu đường nên uống loại sữa tách béo và ít đường.

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022
Người bệnh tiểu đường nên chọn các loại sữa không béo và ít đường

Sữa béo và nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên chọn các loại sữa ít đường, tách béo, sữa thực vật (đậu nành, hạnh nhân…) giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn đảm bảo đường huyết ở mức cho phép.

Một trong những sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đó là sữa Glucare Gold. Glucare Gold là dòng sữa dành cho người bệnh tiểu đường đến từ thương hiệu Quốc gia Nutricare. Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng tại đại học Sydney ở Úc là sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, Glucare Gold còn giúp kiểm soát đường huyết, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi và phòng ngừa các biến chứng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thức ăn, đồ uống trong chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn và người thân xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý tiểu đường hoặc có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm sữa Glucare Gold, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold để được tư vấn và giải đáp nhé!

Top 10 thực phẩm tồi tệ nhất cho bệnh tiểu đường năm 2022