Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng

Cách tắm nắng cho trẻ bị vàng da như nào để da bé hồng hào trở lại được các mẹ quan tâm. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những thắc mắc trên qua bài viết bên dưới nhé.

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Bệnh vàng da thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, khi mới sinh các tế bào hồng cầu tự phân huỷ và tạo mới liên tục, khi hồng cầu không được đào thải kịp thời sẽ làm nồng độ bilirubin (mang sắc tố vàng) trong máu tăng cao khiến da trẻ bị vàng. Ngoài ra trẻ sơ sinh bị vàng da là do bầm tím khi sinh, nhiễm trùng hoặc di truyền,...

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng
Vàng da ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu thường gặp trong 72 giờ sau sinh

Các loại vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý

Thông thường, vàng da sinh lý xuất hiện và biến mất sau 1 - 2 tuần sau khi sinh và trẻ không có biểu hiện gì khác thì ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Vàng da nhẹ thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực, bụng trên rốn và không kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Vàng da bệnh lý

Theo một số nghiên cứu, vàng da bệnh lý chiếm khoảng 2 - 5% tổng số trẻ sơ sinh. Nếu sau 2 tuần tuổi mức độ vàng toàn thân cả lòng bàn tay, bàn chân, giác mạc đồng thời có hiện tượng lạ như bỏ bú, co giật thì ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị cụ thể. Nếu để quá lâu có thể dẫn đến nhiễm độc thần kinh thậm chí tử vong.

Tắm nắng có chữa được vàng da cho trẻ sơ sinh?

Nhiều mẹ cho rằng tắm nắng giúp chữa bệnh vàng da, tuy nhiên quan điểm này đúng cho trường hợp vàng da sinh lý. Còn vàng da do bệnh lý với chỉ số bilirubin quá cao thì tắm nắng không có tác dụng mà cần sự can thiệp của y học hiện đại.

Đối với trẻ vàng da sinh lý thì tắm nắng là phương pháp hữu hiệu để chữa vàng da. Nhưng không cho trẻ tiếp xúc ánh khi mới chào đời vì lúc đó da bé còn quá mỏng manh dễ tổn thương, khoảng sau 1 - 2 tuần ba mẹ mới cho bé tắm nắng.

Khi trẻ bị vàng da tốt nhất cho con bú sữa mẹ nhiều để bổ sung dinh dưỡng và loại bỏ bilirubin. Ngoài công dụng chữa vàng da, tắm nắng giúp cơ thể bổ sung vitamin D làm xương, răng chắc khỏe. Đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu, kích thích tái tạo hầu cầu ngăn tình trạng thiếu máu ở trẻ.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Thông thường, cách tắm nắng cho trẻ vàng da chỉ nên áp dụng cho các trường hợp vàng da sinh lý. Còn trường hợp vàng da bệnh lý, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các bước tắm nắng cho trẻ cụ thể như sau:

Vào những ngày đầu tắm nắng mẹ cần để con trong bóng râm cho quen dần, cho bé mặc quần áo bình thường và kéo áo lên phần bụng, lưng để ánh nắng chiếu vào. Qua ngày thứ hai tắm nắng mẹ chỉ nên cho bé tắm trong 5 - 10 phút để bé quen với ánh nắng mặt trời.

Mẹ cần chú ý theo dõi có biểu hiện bất thường gì trên da của trẻ không để điều chỉnh thời gian tắm nắng phù hợp. Khi trẻ dần quen với việc tắm nắng những ngày tiếp theo mẹ có thể tiến hành tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong 15 - 20 phút và tối đa 30 phút.

Mẹ không cần mặc nhiều quần áo cho bé, chỉ có thể mặc quần đùi để bé hấp thụ ánh nắng tốt hơn. Lưu ý phải đội mũ và quấn khăn để che mắt cho bé tránh ảnh hưởng đến mắt và đầu.

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng
Tắm nắng không chỉ chữa bệnh vàng da mà còn cung cấp vitamin D cho cơ thể bé phát triển

Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Để thực hiện cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da hiệu quả nhất, ba mẹ cần nắm rõ được một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Có thể áp dụng tắm nắng cho trẻ sau 7 - 10 ngày tuổi.
  • Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho bé là khi mặt trời vừa lên.
  • Tuyệt đối không tắm nắng lúc 10 - 16 giờ trong ngày vì lúc này tia cực tím hoạt động mạnh gây tổn hại cho da bé.
  • Tăng thời gian tắm nắng theo từng ngày, mỗi ngày tăng thêm 5 phút.
  • Tuỳ thuộc vào thời tiết từng vùng miền, vùng có nhiều nắng thì thời gian tắm nắng của bé rút ngắn lại.
  • Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính, vì ánh nắng mặt trời không tiếp xúc trực tiếp được lên da.
  • Nên cho bé bú sau khi tắm nắng để bù lại năng lượng đã mất khi tắm nắng.
  • Chỉ nên mặc tã hoặc quần áo ngắn tay để tắm nắng được hiệu quả nhất.
  • Không nên tắm ngay cho con khi mới tắm nắng xong.
  • Trong lúc tắm nắng dùng khăn mềm thấm mồ hôi liên tục không để mồ hôi tích tụ lâu trên da tránh cảm lạnh.
  • Trong quá trình tắm nắng thấy có biểu hiện kích ứng da nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng
Nếu trẻ bị vàng da nặng hay bệnh lý vàng da nên gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm

Cảm ơn các mẹ đã xem hết bài viết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da. Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp các bé nhanh chóng cải thiện bệnh vàng da và nhận được nguồn vitamin D dồi dào. Còn với bé đang bị vàng da nặng thì ba mẹ phải đưa trẻ đi khám để có cách điều trị tốt nhất tránh tổn hại đến sức khỏe sau này.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ sơ sinh cần được tắm nắng để cung cấp vitamin D, đồng thời phòng tránh bệnh vàng da. Tuy nhiên, Các chuyên gia y tế, đã chỉ ra rằng Tắm nắng chữa vàng da cho trẻ là sai lầm nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ...

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

ThS.BS Nguyễn Thị Kim Anh – Khoa Sơ sinh, BV Nhi đồng 2 – cho biết: Bệnh vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, do tăng bilirubin gián tiếp (sắc tố mật) trong máu. Vàng da có mức độ nhẹ là vàng da sinh lý (trẻ bị vàng da trong 2 tuần đầu sau sinh, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác, trẻ vẫn bú tốt, tăng cân, đi phân vàng…). Trẻ sẽ dần dần tự khỏi mà không cần chiếu đèn.

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng

Đối với vàng da bệnh lý, trẻ thường có biểu hiện vàng da xuất hiện sớm sau sinh, mức độ vàng da đậm, toàn thân xuống tới lòng bàn chân, nếu ảnh hưởng thần kinh trẻ sẽ có triệu chứng bất thường: lừ đừ, bỏ bú, khóc thét, co gồng, ngưng thở. Trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý cần phải được chỉ định chiếu đèn và có thể phải thay máu nếu chỉ số bilirubin gián tiếp quá cao có khả năng ảnh hưởng não, đặc biệt xảy ra ở trẻ và mẹ bất đồng nhóm máu ABO hay Rhesus.

Xem thêm: Hướng dẫn chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng

Tắm nắng chữa vàng da cho trẻ: Sai lầm nguy hiểm

BS Kim Anh nhấn mạnh: “Quan niệm tắm nắng cho trẻ có thể chữa được bệnh vàng da là sai lầm và có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì không được điều trị kịp thời. Bởi bản chất việc tắm nắng là để phụ huynh dễ dàng nhận thấy màu da của con có sự thay đổi, không có khả năng đẩy lùi bệnh. Nếu bệnh vàng da bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não, hậu quả trẻ sẽ tử vong hoặc bại não suốt đời. Do đó, để nhận biết trẻ bị vàng da sinh lý hay bệnh lý, cha mẹ cần đưa con đến BV có chuyên khoa nhi để được khám, kiểm tra và điều trị kịp thời”.

Xem thêm: 7 ngày sau sinh – thời gian vàng để phòng ngừa biến chứng thần kinh nghiêm trọng do vàng da ở trẻ sơ sinh

Tắm nắng bổ sung vitamin D – Sai lầm kinh điển

BS Nguyễn Trí Toàn – Trưởng khoa Nhi, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare – cho hay: Muốn bổ sung vitamin D cho trẻ thì trong ánh nắng mặt trời phải có tia cực tím loại B (tia UVB), trong khi đó ánh nắng vào buổi sáng trước 10 giờ và sau 3 giờ chiều không có tia UVB. Tức là việc tắm nắng, phơi nắng buổi sáng sớm là vô ích. Do đó, muốn cho con tắm nắng để tổng hợp vitamin D là phải cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ trưa – 3 giờ chiều. Tuy nhiên mức độ tia UVB, UVA trong khung giờ trên rất độc cho da, có thể làm phỏng, tăng nguy cơ bị ung thư da, da nhăn nheo, lão hóa sau này. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, da rất mỏng, hệ thống bảo vệ da rất kém nên nguy cơ trên càng cao hơn nhiều lần. Do vậy, trên thế giới không có khuyến cáo tắm nắng hay phơi nắng cho trẻ. Bên cạnh đó, tia UVB còn có những nguy cơ gây các bệnh về mắt cho trẻ như đục thủy tinh thể. Ngoài ra, việc phơi nắng cho trẻ ở các TP lớn có thể khiến trẻ vô tình hít phải lượng khói bụi, ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng
Trẻ sơ sinh bị vàng da có nên phơi nắng

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare