Trẻ tiêm phòng sốt trong bao lâu

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế từ 01/01/2018 đến 31/3/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 2.420 trường hợp phản ứng thông thường và 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39 0C cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. 

Về tai biến nặng sau tiêm chủng: Trong quý I năm 2018, cả nước ghi nhận 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và không có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ. 

Trẻ tiêm phòng sốt trong bao lâu

Bên cạnh các tai biến nặng sau tiêm chủng, cũng có những phản ứng sau tiêm chủng nhẹ có thể xảy ra làm cho các bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu phụ huynh không được trang bị các kiến thức về theo dõi và chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng sẽ làm tình trạng của trẻ nặng hơn.

Loại Vắc xin Các phản ứng thường gặp sau tiêm
Vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh Đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, buồn nôn, đau cơ hoặc khớp.
DTPa Sốt nhẹ: đỏ, đau nhức và sưng tại chỗ bị tiêm.
Hib Sưng, tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ.
Bại liệt (OPV) Nhức đầu nhẹ, đau nhức cơ,tiêu chảy nhẹ.
Sởi, quai bị, rubella   Phản ứng thường xảy ra 7 – 12 ngày sau khi tiêm. Mệt mỏi, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, sưng hạch.
Viêm màng não  C Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu, chán ăn
Thuỷ đậu Đỏ tại chỗ tiêm, đau hoặc sưng tấy, sốt, phát ban nhẹ 10-21 ngày sau khi tiêm.
IPV Sốt, khóc, chán ăn, đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm.
Phế cầu khuẩn Đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sưng, sốt nhẹ, buồn ngủ, cáu gắt.
Quinvaxem, Infranrix, Pentaxim Sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng:

Trẻ sốt sau tiêm vắc xin:

Trẻ tiêm phòng sốt trong bao lâu
Sốt là phản ứng thường gặp ở cơ thể trẻ sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2-3 giờ/ lần. Nếu thấy trẻ sốt trên 38,5 độ cần cho bé uống thuốc hạ sốt, còn ở dưới mức này mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ.

Lưu ý:

  • Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước.
  • Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày và dễ tiêu.
  • Cách chườm ấm để hạ sốt cho trẻ:

Trẻ tiêm phòng sốt trong bao lâu
Sử dụng khăn nhúng vào nước ấm, mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách cho khuỷu tay xuống chậu nước nếu thấy giống nước tắm là được. Sau đó vắt khăn cho ráo nước, 2 khăn đặt ở hai hõm nách, 2 khăn ở bẹn còn 1 khăn lau xung quanh người. Cứ 2-3 phút lại thay khăn 1 lần. Theo dõi nhiệt độ nước, khi nào nước không còn ấm thì cho thêm nước nóng. Cách 15 phút kiểm tra lại nhiệt độ, ngừng lau khi nào nhiệt độ cơ thể bé xuống dưới 38 độ. Sau đó lau khô người mặc lại quần áo mỏng cho bé.

  • Không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu…
  • Uống thuốc hạ sốt với liều lượng là 10 mg đến tối đa là 15mg/kg cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt sau 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24h. Ví dụ như bé 10kg liều dùng từ 100-150mg.

Xử trí khi bé bị sưng đỏ sau tiêm phòng vắc xin:

Trẻ tiêm phòng sốt trong bao lâu
Một số trẻ em do cơ địa quá nhạy cảm vùng da tiêm phòng sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng. Tình trạng này ở trẻ có thể kéo dài từ 6-8 tiếng. Mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm mát cho trẻ để trẻ thấy dễ chịu. Mẹ chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút.. Sau 24 giờ tiếp theo, có thể chườm nóng để vết sưng tấy mau biến mất,  tạo điều kiện cho da trao đổi với môi trường bên ngoài để nhanh chóng phục hồi.

Một số người đưa ra mẹo xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giảm sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần thận trọng vì làn da của trẻ rất nhạy cảm, làm như vậy có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm. Với trường hợp trẻ bị sưng to, xuất hiện hạch kéo dài nhiều tuần thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.

Sau khi tiêm xong nếu trẻ có quấy khóc liên tục thì cha mẹ cần xử trí như thế nào?

Trẻ tiêm phòng sốt trong bao lâu
Sau khi tiêm phòng, các mẹ nên ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút thời theo dõi xem trẻ có gặp phản ứng sau tiêm không. Theo dõi trẻ trong vòng 12 giờ sau tiêm, nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc thì  đây là dấu hiệu bình thường.

Còn nếu trẻ vẫn khóc liên tục hơn 3 tiếng đồng hồ, trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng kèm theo bỏ bú, biếng ăn, mệt mỏi, không ngủ, da khô thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Phát ban, nổi mề đay
Phản ứng này xảy ra sau khi trẻ được tiêm mũi sởi, quai bị hay thủy đậu. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lo lắng vì chúng sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày.

Mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu thấy dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Sốt kèm co giật
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bó, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước
  • Người tím tái, mất ý thức, li bì

TRẦN HỒ TRUNG TÍN
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Trẻ tiêm phòng sốt trong bao lâu
Trẻ tiêm phòng sốt trong bao lâu

Sốt sau khi tiêm vắc xin là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Điều này khiến không ít phụ huynh băn khoăn: Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao hay khi trẻ bị sốt, cần theo dõi kỹ các dấu hiệu bất thường ở trẻ như thế nào cùng các biện pháp chăm sóc đúng cách và hiệu quả để hạ sốt cho bé.

Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để có được câu trả lời cho thắc mắc “bé chích ngừa bị sốt phải làm sao, các biện pháp chăm sóc đúng cách và hiệu quả để hạ sốt cho bé là gì?

Các phản ứng của trẻ sau khi tiêm

Trước khi tìm hiểu vấn đề bé chích ngừa bị sốt phải làm sao, cha mẹ cần biết rõ các phản ứng sau tiêm mà trẻ em thường gặp sau khi tiêm vắc xin. Giống như tất cả các loại thuốc, vắc xin cũng gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn cho trẻ, bao gồm:

1. Phản ứng tại vị trí tiêm

Sau khi chủng ngừa, một số trẻ có thể bị đau, ửng đỏ và sưng tấy ở vết chích. Tình trạng này thường kéo dài trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm chủng. Vị trí tiêm cũng có thể hơi nóng khi sờ vào. Đôi khi, các bé cũng có cảm giác ngứa ở vết tiêm. Thông thường, các triệu chứng này bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi tiêm và kéo dài 3 – 5 ngày. Với những vắc xin có thành phần ngăn ngừa các bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà phản ứng tại chỗ tiêm có thể đến 7 ngày.

Ngoài ra, một số ít trẻ còn xảy ra hiện tượng nổi cục u nhỏ ở vị trí chích ngừa. Đây là một cục u cứng, không đau và thường tự hỏi sau vài tuần mà không cần điều trị.

2. Lười bú, biếng ăn

Trong một vài ngày sau khi chủng ngừa, một số trẻ em không muốn ăn nhiều như thường lệ. Trẻ nhỏ thường lười bú và hay bỏ cữ bú. Còn những bé lớn hơn lại ăn rất ít hoặc không ăn một hoặc nhiều bữa trong ngày. Đặc biệt, các bé thường từ chối ăn những thức ăn đặc. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên cho trẻ bú bình với số lượng ít hơn ở mỗi cữ bú và chia thành nhiều lần bú.

3. Sốt

Việc trẻ em bị sốt nhẹ từ 1 – 2 ngày sau khi tiêm chủng là hoàn toàn bình thường. Sốt nhẹ là khi nhiệt độ cơ thể khoảng 38,5 độ C hoặc thậm chí thấp hơn. Ở một số trẻ, sốt có thể cao hơn 39,5°C. Đối với hầu hết vắc xin, trẻ em sau khi tiêm thường bắt đầu cơn sốt trong vòng 6 – 24 giờ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt nhẹ có thể ra mồ hôi và đôi khi mặt hơi đỏ. Một số trẻ cũng có thể bị sốt 7 – 10 ngày sau khi tiêm vắc xin MMR. Mặc dù cơn sốt sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu, nhưng sốt nhẹ do tiêm chủng hoàn toàn không gây hại cho trẻ.

Mời bạn đọc tiếp bài viết để biết được bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?

4. Nôn mửa hoặc tiêu chảy

Những em bé đã được tiêm vắc xin ngừa rotavirus có thể bị nôn mửa và tiêu chảy. Tình trạng này đôi khi có thể kéo dài đến 7 ngày sau chủng ngừa. Mặc dù vậy, hầu hết trẻ em hồi phục trong vòng vài ngày. Điều quan trọng là cần phải duy trì và tăng cường bú sữa mẹ hoặc bú bình nhiều hơn cho trẻ. Điều này nhằm đảm bảo để bù lại lượng chất lỏng mà trẻ bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Việc cơ thể mất nước có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

5. Phát ban đỏ hoặc nổi mụn nước trên da

Sau khi chủng ngừa MMR phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella, một số trẻ bị phát ban hay nổi mẩn đỏ rải rác toàn thân từ 7 – 10 ngày. Phát ban thường không khó chịu và không lây nhiễm. Tình trạng này thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Tiêm vắc xin thủy đậu cũng có thể khiến trẻ bị nổi một vài mụn nước nhỏ, màu đỏ trên da. Những mụn nước này nhìn giống như trong bệnh thủy đậu, thường nổi ở gần vết chích. Phản ứng này thường xảy ra sau 5 – 26 ngày kể từ khi chủng ngừa và sẽ tự biến mất sau vài ngày.

Trên đây là 5 phản ứng sau tiêm thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Đến đây, nhiều phụ huynh thắc mắc rằng, bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Để giải đáp vấn đề này, cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng.

Nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng

Thông thường, sốt là biểu hiện của bệnh tật. Do đó, việc cha mẹ lo lắng khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên,đối với chủng ngừa, sốt là một phần bình thường và quan trọng liên quan đến các phản ứng miễn dịch. Nguyên nhân là vì vắc xin chứa các thành phần của vi trùng, có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Mặc dù vắc xin không gây ra phản ứng miễn dịch quá mức khiến trẻ bị bệnh, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phản ứng miễn dịch đủ mạnh để gây ra các triệu chứng có thể phát hiện được, chẳng hạn như sốt nhẹ.

Sốt sau khi tiêm phòng cung cấp bằng chứng cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin, và kết quả là tạo ra khả năng miễn dịch chống lại virus hoặc vi khuẩn mà vắc xin nhắm đến. Cụ thể:

  • Đầu tiên, bằng cách làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, sốt làm cho cơ thể trẻ trở thành chủ động ngăn sự tấn công từ vi trùng hơn. Điều này làm hạn chế khả năng sinh sản của vi trùng trong cơ thể các bé.
  • Thứ hai, nhiệt độ cơ thể cao hơn cũng nhằm mục đích kích hoạt một số hóa chất truyền tín hiệu hướng dẫn các phản ứng miễn dịch xảy ra.

Từ đó, có thể thấy, sốt là một phản ứng phụ phổ biến và bình thường của tiêm chủng. Mặc dù vậy, cần hiểu rằng, không bị sốt không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả và nhiệt độ của cơn sốt cao như thế nào không cho biết hệ miễn dịch đang hoạt động tốt ra sao.

Giải đáp thắc mắc: Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?

Khi đã biết được nguyên nhân vì sao trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh thường sẽ thắc mắc: “Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?”. Lời giải đáp cho vấn đề bé chích ngừa bị sốt phải làm sao ở ngay bên dưới. Mời bạn đón đọc.

Như đã giải thích ở trên, sốt là một biểu hiện thường gặp ở trẻ em sau khi tiêm chủng. Vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng. Điều quan trọng là cần theo dõi tình trạng của trẻ cũng như biết được cách chăm sóc cho trẻ bị sốt sau khi chủng ngừa.

1. Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Theo dõi phản ứng cơ thể của trẻ

Sau khi trẻ tiêm vắc xin, phụ huynh cần quan sát các phản ứng khác thường xảy ra đối với cơ thể bé trong ít nhất 1 – 2 ngày. Đối với những trường hợp bị sốt, cần theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể trẻ.

Sử dụng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ở nách của bé. Nếu nhiệt độ từ 38 đến dưới 39 độ C, bé đang bị sốt nhẹ. Vậy, lúc này, bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Câu trả lời là cha mẹ cần thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể trẻ sau 1 – 2 giờ để biết được tình trạng đang nặng hơn hay bắt đầu thuyên giảm. Để ý xem có tình trạng phát ban kèm theo sốt hay không. Đặc biệt, cần phải lưu ý các trường hợp sốt cao kèm theo co giật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh nên để ý thân nhiệt của trẻ ngay cả khi trẻ ngủ và kể cả vào ban đêm.

2. Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm chủng

Dưới đây là một số điều các bậc phụ huynh có thể làm để giúp trẻ hạ sốt sau khi tiêm chủng:

Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Cho trẻ uống nhiều nước

Cha mẹ có thể cấp nước cho bé bằng cách khuyến khích trẻ nhỏ bú nhiều hơn và động viên trẻ lớn uống thêm nước. Sau khi chủng ngừa, các bé thường rất lười bú cũng như chán ăn uống. Tuy nhiên, cha mẹ có thể chia nhỏ lượng sữa/nước cần uống trong một lần và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày để bù thêm nước cho trẻ, mẹ cũng có thể xay đá cho trẻ ngậm hay uống nước trái cây, sinh tố để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Trong trường hợp trẻ bị sốt, cần nới lỏng quần áo và cho trẻ mặc trang phục mỏng nhẹ, thoáng mát. Đảm bảo rằng bé không mặc quá nhiều lớp quần áo hay quấn chăn, quàng khăn, mang vớ (tất).

Ngoài ra, cần chú ý đến môi trường xung quanh trẻ như mở thêm cửa sổ hay bật điều hòa ở nhiệt độ phù hợp.

Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Để ý các dấu hiệu mất nước ở trẻ

Phụ huynh nên để ý các dấu hiệu mất nước như miệng trẻ bị khô, mắt trũng sâu và ít tã ướt hơn, khóc không có nước mắt, khát nước, đòi uống liên tục… Từ đó, cung cấp chất lỏng cho trẻ đầy đủ hơn.

Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Mặc dù không khuyến cáo sử dụng paracetamol thường quy cho mọi trẻ sau tiêm, tuy nhiên, sau khi tiêm, phụ huynh có thể cho bé bị sốt uống paracetamol. Đặc biệt, đối với trẻ chủng ngừa viêm màng não mô cầu Nhóm huyết thanh B, paracetamol làm giảm khoảng 50% tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ. Liều lượng thuốc cần dùng được dựa trên độ tuổi và cân nặng của trẻ. Điều quan trọng cần nhớ là không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ hoặc những bé bị phản ứng quá mẫn như khó thở, nổi mày đay, hen suyễn liên quan đến tiền sử dùng thuốc trước đây. Ngoài ra, không sử dụng aspirin cho trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ nhỏ dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Như vậy, những hướng dẫn trên đã giải đáp cho phụ huynh những thắc mắc xoay quanh vấn đề “bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?”.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Mặc dù đã biết được bé chích ngừa bị sốt phải làm sao, nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn nếu như trẻ không hạ sốt thì nên làm gì? Và trường hợp nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế?

Thực tế, các phản ứng nghiêm trọng sau khi chích vắc xin khiến phụ huynh phải đưa trẻ đi cấp cứu là rất hiếm. Mặc dù vậy, cha mẹ nên lưu ý một số trường hợp sau đây:

  • Trẻ sốt cao: Trường hợp trẻ sốt trên 39 độ C dù đã uống thuốc hạ sốt, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Bé bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Cơn sốt trở lại sau khi ngưng hơn 24 giờ.
  • Trẻ quấy khóc, khó dỗ hơn 3 giờ liên tục.
  • Bé bị động kinh hoặc co giật dữ dội, dai dẳng, có thể liên quan đến sốt rất cao.
  • Trẻ lơ ngơ, gọi không phản ứng, mệt lả người.
  • Trẻ có dấu hiệu xuất hiện các phản ứng dị ứng như sưng miệng, mặt hoặc cổ họng, nổi mày đay, ngứa.
  • Bé bị khó thở, tím tái.
  • Vết đỏ xung quanh vết chích trở nên lớn hơn, trầm trọng hơn và đau hơn sau 3 ngày.

Khi xảy ra bất kỳ điều gì không bình thường đối với trẻ em sau khi tiêm phòng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến vấn đề “bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?”.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.