Trường đại học ngoại thương là gì năm 2024

Trường Đại học Ngoại thương là trường Đại học top đầu tại Việt Nam. Đây là lựa chọn hàng đầu cho ước mơ kinh tế của nhiều người. Cùng Ms Hoa TOEIC tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngôi trường này nhé!

1. Giới thiệu về trường

Trường Đại học Ngoại thương là một trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là trường đại học đã trải qua nhiều giai đoạn và thời kỳ của lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện về cả kinh tế và xã hội đất nước.

- Tên chính thức: Trường Đại học Ngoại thương.

- Tên tiếng Anh: Foreign Trade University.

- Tên viết tắt: FTU.

- Logo:

Trường đại học ngoại thương là gì năm 2024

- Trụ sở chính: Số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Ngoài trụ sở chính ở thủ đô Hà Nội, trường còn có thêm 2 cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Trường đại học ngoại thương là gì năm 2024

XEM THÊM: TẦN TẦN TẬT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (IUH)

Trường tập trung đào tạo các ngành về kinh tế bao gồm: kinh tế đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, quản trị cùng các mảng khác như tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật kinh tế và ngoại ngữ đa dạng. Đồng thời trường cũng đào tạo các cấp bậc cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học, tiến sĩ. Đại học Ngoại thương là một trong những trường thu hút nhiều thí sinh xuất sắc nhất Việt Nam và cũng là một trong những đơn vị tự chủ về ngân sách giáo dục đầu tiên tại Việt Nam.

2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 1960, ngành học Ngoại thương chính thức ra đời, sơ khai là một bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý được đặt tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính.

- Năm 1962, Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế - Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao.

- Ngày 05/08/1967 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương).

- Năm 1985, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh và phát triển thêm một bước.

- Về ngành, chuyên ngành đào tạo, tới cuối năm 1998, trường vẫn chỉ đào tạo một ngành là ngành Kinh tế với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.

- Từ năm học 1999 - 2000, Trường Đại học Ngoại thương được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thêm 2 ngành mới: ngành Ngoại ngữ (chuyên ngành tiếng Anh thương mại) và ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế và Luật kinh doanh quốc tế).

- Về bậc học, nhà trường được phép đào tạo Thạc sỹ từ năm 1993, và Tiến sỹ từ năm 1994.

3. Các hệ đào tạo và tuyển sinh

3.1. Phương thức xét tuyển

Trường Đại học Ngoại thương xét tuyển theo 6 phương thức sau:

- Phương thức 1: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi HSG/thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

- Phương thức 2: Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại.

- Phương thức 3: Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

- Phương thức 4: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các tổ hợp môn, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

- Phương thức 5: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM tổ chức trong năm 2022, áp dụng cho 05 chương trình tiêu chuẩn.

- Phương thức 6: Phương thức xét tuyển thẳng (được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường)

3.2. Nhóm ngành đào tạo

Trong năm 2022, trường Đại học Ngoại thương xét tuyển đầu vào tương ứng theo các ngành đào tạo được thống kê chi tiết như sau:

  • FTU – Ngành Kinh tế: Các khối A00, A01, D03, D04, D06, D01, D02, D07.
  • FTU – Ngành Kinh tế quốc tế: Các khối A00, D01, D03, A01, D07.
  • FTU – Ngành Luật: Các khối A00, D01, A01, D07.
  • FTU – Ngành Quản trị kinh doanh: Các khối A00, D01, A01, D07.
  • FTU – Ngành Kinh doanh quốc tế: Các khối A00, D01, D06, A01, D07.
  • FTU – Ngành Quản trị khách sạn: Các khối A01, A00, D01.
  • FTU – Ngành Tài chính – Ngân hàng: Các khối A00, D01, A01, D07.
  • FTU – Ngành Kế toán: Các khối D01, A00, A01, D07
  • FTU – Các ngành đào tạo Ngôn ngữ (tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật): Các khối D01, D04, D03, D06.

4. Chất lượng đào tạo

- FTU là trường có chất lượng đào tạo đứng đầu cả nước trong việc đào tạo khối ngành kinh tế như: ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh.

- Đây là trường Đại học công lập danh tiếng nhất cả nước chuyên đào tạo về kinh tế. Trường đào tạo từ cử nhân cho đến thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều loại hình đào tạo.

- Đây cũng là ngôi trường được nhiều trường Đại học quốc tế nổi tiếng thiết lập quan hệ đào tạo như: Đại học La Trobe - Úc; Đại học Vân Truyền - Đài Loan; Đại học Asia Pacific - Nhật Bản; Đại học Tổng hợp Colorado (CSU) - Hoa Kỳ; Đại học Bedforshire - Anh; Đại học Rennes - Pháp.

- Sinh viên trường Đại học Ngoại thương (FTUers) được đánh giá rất cao cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt, nhắc đến sinh viên của trường, nổi tiếng nhất là sự năng động và sáng tạo. Số lượng sinh viên đạt học bổng du học nước ngoài chiếm ưu thế so với các sinh viên trường khác. Bởi vậy trường còn được biết đến với cái tên “Harvard Chùa Láng”.

5. Yêu cầu tiếng Anh đầu ra của trường Đại học Ngoại thương

Nổi tiếng là ngôi trường đào tạo sinh viên giỏi chuyên môn và ngoại ngữ, trường Đại học Ngoại Thương yêu cầu đầu ra ngoại ngữ khá cao. Trường yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh đầu ra ở mức điểm tương đương Bậc 4, yêu cầu mỗi ngành mỗi khác nhưng thường là 6.5 IELTS. Bằng TOEIC cũng được tính theo bài thi TOEIC 4 kỹ năng.

Với yêu cầu tiếng Anh đầu ra cao hơn mặt bằng chung của nhiều trường đại học nên sinh viên Ngoại Thương ra trường có lợi thế về ngoại ngữ, chạm tới nhiều cơ hội nghề nghiệp. Đây cũng là lý do giúp tỷ lệ sinh viên trường có việc làm ổn định, đúng chuyên ngành thuộc nhóm cao trên toàn quốc.

6. Học phí tại Đại học Ngoại thương

- Chương trình Tiêu chuẩn: khoảng 20 triệu đồng/ năm.

- Chương trình Chất lượng cao: khoảng 40 triệu đồng/ năm.

- Chương trình Tiên tiến: khoảng 60 triệu đồng/ năm

- Mức tăng học phí hàng năm không quá 10%.

7. Cơ sở vật chất

Đại học Ngoại thương hiện có 3 cơ sở tại Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh. Tất cả đều được trang bị máy móc hiện đại với đầy đủ máy lạnh, hệ thống âm thanh, máy chiếu phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập.

Trường đại học ngoại thương là gì năm 2024

Trong khuôn viên nhà trường có thư viện lớn với hàng nghìn đầu sách phục vụ hoạt động tra cứu và học tập của sinh viên. Các đầu sách đa dạng và cập nhập xu hướng từ kinh tế xã hội tới các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử và con người,…

Cơ sở Hà Nội tọa lạc tại số 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội với vô vàn góc sống ảo để các em tha hồ check-in.

Trường đại học ngoại thương là gì năm 2024

8. Nhân vật nổi tiếng

Là một trường top đầu cả nước, Đại học Ngoại thương là cái nôi đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng từ nhà chính trị, doanh nhân, chuyên gia kinh tế tới các nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật. Ví dụ như nguyên Chủ tịch Mặt Trận Huỳnh Tấn Phát - một trong những giảng viên đầu tiên của trường, Ủy viên Trung Ương Mai Tiến Dũng, Vũ Đại Thắng, Phạm Gia Túc…

Trong lĩnh vực kinh tế, những nhân vật nổi tiếng như nhà kinh tế Vũ Viết Ngạn (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam), chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhà kinh tế Vũ Tiến Lộc, doanh nhân chủ tịch VinFast Lê Thị Thuy Thủy, Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh…

Bên cạnh đó, có rất nhiều MC chuyên nghiệp, ca sĩ nổi tiếng, diễn viên quen thuộc với khán giả đều xuất thân là các FTUers. Ngoài ra, ngôi trường còn có danh xưng "lò đào tạo hoa hậu" bởi rất nhiều hoa hậu, hoa khôi, người nổi tiếng... đã từng bước ra từ ngôi trường này.

Trường đại học ngoại thương là gì năm 2024

XEM THÊM: CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẮT BUỘC CHUẨN ĐẦU RA TIẾNG ANH TOEIC

Một số cái tên FTUers đã chẳng còn xa lạ với khán giả có thể kể đến: Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Á hậu Thụy Vân, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh, Top 5 Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2017 Tiêu Ngọc Linh, MC Quỳnh Hoa và Lê Minh Nghĩa của Đài truyền hình Việt Nam VTV, BTV - MC Hoàng Phương Anh của kênh VOV, MC Anh Tuấn, ca sĩ Đức Tuấn, diễn viên Mai Phương,...

Trên đây là một số thông tin bạn nên biết về ngôi trường top đầu Việt Nam. Đây được coi là ngôi trường giỏi kinh tế nhất trong các trường dạy tiếng anh và giỏi tiếng anh nhất trong các trường dạy kinh tế. Vậy nên nếu các em đang đặt nguyện vọng vào trường thì đừng bỏ qua việc trau dồi ngoại ngữ của mình nhé!

Trường Đại học Ngoại thương đào tạo những ngành nghề gì?

Sinh viên theo học ngành Kinh tế - Ngoại thương được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Marketing căn bản, marketing quốc tế; kinh tế học quốc tế; lý thuyết tài chính – tiền tệ; luật kinh tế; chuyển giao công nghệ quốc tế; kinh tế tài nguyên và môi trường; luật thương mại quốc tế; kinh tế đối ngoại, tài ...

Đại học Ngoại thương năm nay lấy bao nhiêu điểm?

TPO - Trường Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023. Năm nay, điểm chuẩn cao nhất lên đến 28,5/30 điểm, trung bình phải 9,5 điểm/môn mới đỗ.

Trường Đại học Ngoại thương đứng thứ mấy Việt Nam?

Cụ thể, trường Đại học Ngoại thương chỉ đứng ở vị trí giữa (thứ 23), cao hơn một chút so với các trường cùng ngành khác là trường Đại học Thương mại (thứ 29), trường Đại học Kinh tế Quốc dân (thứ 30) và Học viện Tài chính (thứ 40), Học viện Ngân hàng xếp thứ 47.

Đại học Ngoại thương bao nhiêu tiền 1 tín chỉ?

III. Học phí của Đại học Ngoại thương năm 2022.