Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học

Huy động các nguồn lực để hỗ trợ học sinh

Trường THCS Phương Trung [huyện Thanh Oai] là một trong những đơn vị triển khai hiệu quả mô hình CTXH trường học của thành phố Hà Nội. Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, tập huấn, sinh hoạt ngoại khóa, diễn đàn trẻ em... nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của CTXH trong trường học. Các thầy cô thường nắm bắt tình hình học sinh qua bạn học. Nhờ các đầu mối này, giáo viên dễ dàng phát hiện khi học sinh trong lớp có vấn đề bất thường.

Ngoài ra, kinh nghiệm của Trường THCS Phương Trung cho thấy một kênh rất hiệu quả để có thể phát hiện sớm các vấn đề của học sinh là qua Confession – học sinh được đăng tải ẩn danh nên các em có thể thoải mái và thẳng thắn hơn trong việc chia sẻ. Nhờ đó, hoạt động phát hiện, phòng ngừa và can thiệp sớm có thể triển khai hiệu quả.

Cô Nguyễn Thị Chính - Hiệu trưởng Trường THCS Phương Trung - cho biết: Vẫn còn khoảng trống về các hoạt động can thiệp, trợ giúp trong trường học. Điều này rất cần có các tổ chức hoạt động chuyên nghiệp để hỗ trợ học sinh, giúp các em được hòa nhập trong môi trường giáo dục một cách tốt nhất.

Trong nhiều trường hợp, khả năng phát hiện, phòng ngừa, can thiệp và phát triển của trường học nói chung và giáo viên nói riêng sẽ tốt hơn gia đình, bởi không phải gia đình nào cũng có đủ hiểu biết, năng lực và nguồn lực để hiểu và hỗ trợ con em mình khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Bên cạnh đó, do truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, các trường học với uy tín của mình cũng khá thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực để hỗ trợ học sinh.

Có thể kể đến trường hợp em N.V.D do hoàn cảnh gia đình khó khăn muốn bỏ học, các thầy cô đã hỗ trợ, tư vấn và cùng em tìm cách tháo gỡ. Còn em L.A.M có tâm lý sợ đi học vì bị bạn bắt nạt, các thầy cô đã tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết.

N.V.D, cựu học sinh Trường THCS Phương Trung, chia sẻ: “Thời gian học tại trường, các thầy cô giáo đã hỗ trợ em rất nhiều. Đặc biệt là trong thời gian gia đình em có sự cố, em muốn nghỉ học, nhưng nhờ các thầy cô hỗ trợ tư vấn tâm lý, chỉ bảo những đường đi, lối bước, em đã vững vàng hơn trong cuộc sống. Sau khi ra trường, em theo học trường nghề và hiện có thu nhập ổn định. Em biết ơn các thầy cô rất nhiều”.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận, chuyên gia đến từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, xã hội càng phát triển, đời sống xã hội cũng càng trở nên phức tạp và trong nhiều tình huống, các vấn đề xã hội này sẽ được học sinh mang theo vào trường học, trở thành rào cản khiến các em khó có thể tiếp thu được lợi ích của tiến trình giáo dục.

Khảo sát việc triển khai hoạt động CTXH tại trường học rất hữu ích trong việc hỗ trợ các học sinh gặp khó khăn, giúp các em có thể vượt qua các rào cản để có thể tiếp thu được các lợi ích của tiến trình giáo dục. Như nhận xét của thầy cô, để học sinh có thể theo học trên lớp, giáo dục có thể đạt được hiệu quả mong muốn thì việc dạy học là không đủ.

Tìm đúng người, được hỗ trợ đúng phương pháp

Học sinh hiện nay gặp nhiều vấn đề, thách thức trong cuộc sống khiến việc học tập của các em bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp cần hỗ trợ vật chất, tinh thần để có thể theo học trên lớp. Với trường hợp đặc biệt khó khăn, hoặc là con em của các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, nhà trường còn phải giúp phòng ngừa, ngăn chặn học sinh không bỏ học đi lao động sớm, sa vào tệ nạn xã hội.

Cô Nguyễn Thanh Nga, giáo viên trường THCS tại TPHCM, chia sẻ: Thông tư 33 hướng dẫn CTXH trong trường học đã có sức lan tỏa rộng rãi đến các trường học. Học sinh biết tìm đến đúng người và được hỗ trợ đúng phương pháp.

Nếu như trước kia, các hoạt động được thực hiện tự phát và “bản năng”, do đó khi các em gặp khó khăn thì không biết nên tìm đến đầu mối hỗ trợ ở đâu, và ngược lại, khi các em tìm đến thầy cô được hỗ trợ một cách có hệ thống chứ không phải rời rạc và theo kinh nghiệm như trước kia.

Khẳng định vai trò của CTXH trong trường học, ông Doãn Hồng Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV [Bộ GD&ĐT] - thông tin: Thời gian qua, các đơn vị trường học đã phối hợp tốt với Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp, nhân viên y tế làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH tại nhà trường.

Bên cạnh đó, các nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm làm CTXH với nòng cốt là các đoàn viên, đội viên trong trường, lớp để trợ giúp các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được tham gia một cách bình đẳng hoạt động giáo dục tại trường học và cộng đồng; hướng dẫn các đoàn viên, đội viên phát huy vai trò tự quản, chủ động tích cực tham gia hoạt động CTXH trong trường học.

Ngoài ra, các sở GD&ĐT còn phối hợp với cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương và nhà trường cũng như gia đình học sinh để tổ chức tuyên truyền, giáo dục để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ người học rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng cho học sinh sau can thiệp hoặc học sinh, giáo viên, phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng và kết nối nguồn lực từ cộng đồng tham gia, phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn thúc đẩy hoạt động CTXH trong trường học.

Ông Đoàn Việt Dũng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai - chia sẻ: Mô hình công tác xã hội giúp địa phương nắm rõ nhu cầu hỗ trợ của các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để trợ giúp kịp thời. Đưa mô hình công tác xã hội vào trường học đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh và giáo viên trong các vấn đề xã hội, tác động tích cực tới chất lượng giáo dục toàn diện. 

Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội. 

Hơn một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn công tác xã hội đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người. Công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếm thế [trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật,…] trong bệnh viện, toà án và đặc biệt là trong trường học. Ở các nước trên thế giới, CTXH trường học có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của nhà trường thông qua quá trình tác động vào 04 đối tượng chính ở trường học đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. CTXH trường học trở thành cầu nối giữa học sinh, gia đình và nhà trường nhằm giúp các em có điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất, giải quyết căng thẳng khủng hoảng tinh thần, các dấu hiệu và hành vi tự tử.

Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ học sinh bị bạo lực, xâm hại tình dục, bỏ học, trốn học,… ngày càng nhiều. Các vấn đề này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như nhận diện bản thân, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và gia đình. Để giải quyết các vấn đề trong trường học hiện nay, tạo ra một môi trường lành mạnh, thân thiện để học sinh có thể học tập một cách tốt nhất đòi hỏi cần có các biện pháp hữu hiệu, kịp thời để phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp học sinh. Thời gian qua, trong trường học cũng đã có nhiều hoạt động trợ giúp học sinh được triển khai như tư vấn, hoạt động tổ nhóm, câu lạc bộ. Tuy nhiên, những hoạt động trợ giúp chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh ở loại hình dịch vụ, mức độ chuyên nghiệp và sự dễ dàng trong tiếp cận. Trước thực trạng đó, ngày 25/01/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 327/QĐ-BGĐDT ban hành kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2017 – 2020. Kế hoạch đề ra mục tiêu phát triển CTXH trong ngành Giáo dục nhằm từng bước hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ CTXH chuyên nghiệp trong tất cả các nhà trường trên toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành sử dụng nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Kế hoạch đặt mục tiêu đến hết năm 2020 cả nước có 40% số trường THPT, 30% số trường THCS và 10% số trường tiểu học có tổ/nhóm công tác xã hội và có hệ thống hỗ trợ cho những học sinh bị xâm hại, bạo lực. Hiện nay, mô hình phòng CTXH trường học đã được triển khai ở một số trường phổ thông từ các địa phương, tuy nhiên mới chỉ dừng ở việc thành lập một cách tương đối tự phát, chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT về điều kiện thành lập mô hình CTXH trường học. Ngày 28/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác xã hội trong trường học hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học đánh dấu bước phát triển quan trọng của CTXH trong trường học ở Việt Nam.

Công tác xã hội không những có vai trò bảo vệ quyền con người, nhân phẩm, giá trị con người, công bằng và bình đẳng xã hội, mà còn thúc đẩy và xây dựng một xã hội hài hòa vì hạnh phúc của các cá nhân trong xã hội. Hỗ trợ an sinh xã hội bằng cách giúp đỡ những người không thể tự đạt được an sinh là mục đích chính mà nghề Công tác xã hội hướng đến. Thậm chí, Công tác xã hội còn quan tâm đến cả đối tượng có nguy cơ nảy sinh các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, Công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong một số lĩnh vực hoạt động

Học công tác xã hội làm việc ở đâu ?

Công tác xã hội cung cấp cho các đối tượng một số dịch vụ như: Tham vấn, trị liệu, hỗ trợ, tuyên truyền, nghiên cứu, hoạch định chính sách, đánh giá nhu cầu cung cấp dịch vụ và góp phần xây dựng chính sách tại địa phương và quốc gia.

Cán bộ nhân viên công tác xã hội có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sơ 05 -06, các cơ sở cung cấp dịch vụ cộng đồng, các trường học, các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế và sức khỏe tâm thần; các trường giáo dưỡng, nhà tù và phát triển cộng đồng…

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong một số lĩnh vực hoạt động

Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em cần có sự bảo vệ đặc biệt: Nhân viên công tác xã hội có vai trò đánh giá tình hình của đối tượng trẻ em đang nghi ngờ là bị lạm dụng hoặc sao nhãng, bao gồm cả chính bản thân các em và tiềm năng của các mối quan hệ gia đình. Ở một số trường hợp, nhân viên công tác xã hội sẽ thu xếp dịch vụ chăm sóc thay thế cho trẻ. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng các phương pháp như tham vấn, liệu pháp gia đình và giáo dục về mặt xã hội để có thể can thiệp vào đời sống gia đình và cộng đồng giúp họ hiểu được nhu cầu của con em mình và nâng cao kỹ năng làm mẹ, tăng cường khả năng ứng phó.

Đối với các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn khủng hoảng: Nhân viên công tác xã hội có vai trò thông qua các phương pháp như tham vấn, làm việc với gia đình  hoặc liệu pháp gia đình để giúp đỡ các gia đình đánh giá các mối quan hệ không phù hợp và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề của gia đình. Trong tình huống có bạo lực trong gia đình nhân viên công tác xã hội phải can thiệp và cần xác định mục tiêu là để từng thành viên của gia đình và toàn thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn, hòa thuận, giải quyết các bất hòa và xử lý các vấn đề của gia đình.

Lĩnh vực tư pháp người chưa thành niên: Trước tòa án, dù trẻ là nhân chứng, nạn nhân hay bị cáo thì nhân viên công tác xã hội có quyền hạn trong việc cung cấp sự hỗ trợ về tâm lý xã hội cho trẻ em và người chưa thành niên. Họ cũng có thể thay cha mẹ và người giám hộ đi cùng với trẻ em hoặc người chưa thành niên. Với trẻ em và người chưa thành niên phạm tội sau khi ra khỏ trường giáo dưỡng, các nhân viên công tác xã hội cũng góp phần giáo dục định hướng, hỗ trợ tâm lý xã hội và tìm việc làm phù hợp cho các em.

Lĩnh vực sức khỏe bao gồm cả sức khỏe tâm thần [tại các bệnh viện, phòng khám, sở y tế]: Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng khi hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội cho các bệnh nhân và gia đình trong việc đối mặt với các tác động của bệnh tật. Một vai trò khác nữa của nhân viên công tác xã hội là cán bộ quản lý trường hợp để tìm kiếm dịch vụ cho người già cô đơn, giám sát những nhu cầu thay đổi của họ để tìm kiếm dịch vụ cần đáp ứng….Nhân viên công tác xã hội cũng đảm nhận vai trò quản lý chăm sóc tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội và cùng với các trung tâm cung cấp những hỗ trợ tâm ý xã hộ cho những cá nhân cần loại hình này.

Bảo trợ xã hội cho người tàn tật: Đánh giá nhu cầu về xã hôi của người tàn tật và đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người tàn tật tiếp cận với các dịch vụ phù hợp; duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng có thể cung cấp hỗ trợ tâm lý cho ngườ tàn tật và gia đình họ.

Trong nghiên cứu xã hội và hoạch định chính sách xã hội: Nhân viên công tác xã hội giữ vai trò tiến hành nghiên cứu các vấn đề xã hội có tác động đến xã hội. Họ cũng hỗ trợ chính quyền xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an sinh xã hội, điển hình như tham mưu chính sách và cán bộ quản lý chương trình tại các cơ quan nhà nước.

Vai trò trong việc giải quyết các vấn đề về tệ nạn xã hội: Sự cung cấp các dịch vụ công tác xã hội nhằm hỗ trợ các trung tâm cai nghiện, phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy, trung tâm phục hồi nhân phẩm, những phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về hòa nhập với cộng đồng.

Trên đây là tất cả các lĩnh vực mà nhân viên công tác xã hội phối hợp với các ngành và các tổ chức chính quyền, đoàn thể có thể đáp ứng được các nhu cầu của cá nhân hay tạo ra những thay đổi về môi trường xã hội đã làm gia tăng những vấn đề trong cộng đồng.

Mặt khác, nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa ở nông thôn nhằm hỗ trợ cộng đồng đáp ứng các nhu cầu trong nền kinh tế hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, việc làm cho người nghèo, người yếm thế trong xã hội, do sự  tác động của đói nghèo và sự chuyển biến của kinh tế tại thành phố, các vùng nông thôn, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò trong việc phối hợp với các chuyên gia phát triển kinh tế và các nhà làm công tác quy hoạch đô thị.

Tham khảo thông tin về ngành Công tác xã hội tại đây:

ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN CAO ĐẲNG 2017

[ninja_form id=5]

✠ Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:

Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:

  • Tuyển sinh ngành Dược
  • Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng
  • Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình
  • Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng
  • Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa
  • Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông
  • Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
  • Tuyển sinh ngành Công tác xã hội
  • Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch
  • Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn
  • Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn
  • Tuyển sinh ngành Kế toán
  • Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh
  • Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội [Đối diện ĐH Thương Mại]

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email:

 Website chính thức| //htt.edu.vn/

 Fanpage chính thức| //www.facebook.com/htt.edu.vn/

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Video liên quan

Chủ Đề