Vay ngân hàng thanh toán cho người bán

Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng ra sao?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng như sau:

- Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

- Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác như sau:

- Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

- Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

+ Thanh toán bằng Séc;

+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

- Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Như vậy, các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp (nếu không thuộc khoản 2 Điều 4) thì phải được thanh toán bằng các hình thức được xác định tại khoản 2 Điều 3 của thông tư này.

Vay ngân hàng thanh toán cho người bán

Tổ chức tín dụng

Những trường hợp không được cấp tín dụng theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng như sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:

+ Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

- Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

- Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

- Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

- Việc cấp tín dụng quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này bao gồm cả hoạt động mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Với mỗi khoản tín dụng, sau khi được phê duyệt hồ sơ, ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân. Tuy nhiên, bạn phân vân không biết giải ngân là gì? Bạn sẽ được nhận bao nhiêu tiền, bằng hình thức nào? Và làm thế nào để nhận khoản này? Đừng lo lắng, hãy cùng VPBank khám phá ngay các nội dung sau đây để nhận câu trả lời chính xác nhất!

1. Giải ngân là gì?

Giải ngân là quá trình luân chuyển tiền từ người cho vay đến người vay theo yêu cầu và điều kiện được thỏa thuận.

Theo đó, người vay và người cho vay có thể là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,... Điều này giúp dòng tiền được luân chuyển từ nơi dư thừa đến nơi cần hỗ trợ tài chính. Đồng thời, qua đó, nguồn vốn của nền kinh tế cũng vận hành nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Và đây là một bước quan trọng trong quy trình tín dụng. Người vay không thể tiếp cận nguồn vốn nếu không có bước này. Thành quả tốt nhất mà người vay mong đợi chính là nhận được khoản tiền giải ngân bằng với số tiền đề xuất. Sau khi nhận được tiền, người vay sẽ thực hiện theo đúng như cam kết và kế hoạch trong phương án sử dụng vốn.

Vay ngân hàng thanh toán cho người bán

Giải ngân là bước quan trọng giúp hoàn thiện quy trình tín dụng

2. Các hình thức giải ngân của ngân hàng

Tùy thuộc vào tình hình tài chính, ngân hàng sẽ lựa chọn hình thức giải ngân phù hợp nhất. Các hình thức được thực hiện phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

2.1 Theo phương thức giải ngân

  • Giải ngân bằng tiền mặt là hình thức giải ngân trong đó người vay nhận tiếp số tiền vay bằng tiền mặt. Trường hợp chỉ được thực hiện khi cả người vay và người bán không có tài khoản thanh toán.
  • Giải ngân không dùng tiền mặt là hình thức giải ngân bằng các phương thức thanh toán không bằng tiền mặt như hối phiếu, séc, chuyển khoản,... chủ yếu là chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của khách hàng. Đây là phương thức phổ biến nhất hiện nay.

2.2 Theo số lần giải ngân

  • Giải ngân một lần là hình thức cấp vốn toàn bộ số tiền trong một lần duy nhất nhằm đáp ứng các nhu cầu tài chính gấp như mua nhà, mua xe,...
  • Giải ngân theo chu kỳ là hình thức cấp tiền tín dụng tại nhiều khoảng thời gian khác nhau, chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc thanh toán theo tiến độ dự án.

Vay ngân hàng thanh toán cho người bán

Các dự án bất động sản thường được giải ngân theo tiến độ

2.3 Theo tài sản đảm bảo

  • Giải ngân phong tỏa là hình thức giải ngân tới tài khoản của đơn vị khác, thường là ngân hàng của người bán. Tại thời điểm giải ngân, giao dịch chưa hoàn thành hoặc chưa hoàn tất thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan chức năng, thường liên quan đến các tài sản dạng bất động sản, phương tiện vận tải,... Sau khi giao dịch hoàn thành, số tiền này sẽ được trực tiếp chuyển vào tài khoản của người bán.
  • Giải ngân không phong tỏa là hình thức cấp vốn trong đó người bán nhận được số tiền giải ngân trực tiếp vào tài khoản của mình và có thể sử dụng ngay. Thông thường, tại thời điểm giải ngân, tài sản đã được chuyển giao cho người vay và có thể hoàn tất thủ tục thế chấp nhanh. Lúc này, ngân hàng cũng cần đảm bảo quy trình xác minh và kiểm soát để giảm thiểu rủi ro.

3. Hồ sơ giải ngân gồm những gì?

Khi giải ngân, người vay cần cung cấp bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau: hồ sơ pháp lý, tài chính, chứng minh mục đích sử dụng vốn và tài sản đảm bảo (với khoản vay thế chấp).

Đối với cá nhân:

  • Hồ sơ chứng minh nhân thân: chứng minh thư, sổ hộ khẩu.
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương hoặc các chứng từ chứng minh thu nhập khác.
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo với khoản vay thế chấp: Sổ đỏ, sổ hồng, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm…
  • Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn: hợp đồng mua bán ô tô, hợp đồng mua bán/ chuyển nhượng quyền sở hữu/ sử dụng đất,...

Vay ngân hàng thanh toán cho người bán

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ vay mua nhà để nhận giải ngân

Đối với cá nhân:

  • Hồ sơ thông tin doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh, Điều lệ vay vốn, Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của Giám đốc Công ty, Kế toán trưởng,...
  • Hồ sơ chứng minh tài chính doanh nghiệp: Báo cáo tài chính, Báo cáo dòng tiền, hợp đồng mua bán hàng hóa,...
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe,...
  • Hồ sơ chứng minh mục đích và phương án sử dụng vốn: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua xe,...

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn khác nhau mà ngân hàng yêu cầu giấy tờ xuất trình. Bạn sẽ được chuyên viên tín dụng tư vấn đầy đủ, cụ thể khi đề nghị vay vốn.

4. Quy trình giải ngân trong ngân hàng như thế nào?

  • Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin

Thông qua các thông tin cơ bản mà bạn kê khai, ngân hàng xác thực các thông tin cá nhân, mục đích vay vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.

  • Bước 2: Lập hồ sơ

Bộ hồ sơ cần đầy đủ và thống nhất thông tin, đảm bảo trung thực, chính xác.

  • Bước 3: Thẩm định khách hàng và xác thực hồ sơ

Thông qua các nghiệp vụ đối chiếu, xác thực, ngân hàng xác định độ tin cậy, thiện chí trả nợ và tính khả thi của phương án vay. Không chỉ căn cứ vào hồ sơ, nhân viên tín dụng cần xác minh thông tin tại nhiều nguồn khác.

  • Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định hồ sơ và khách hàng, nếu người vay đáp ứng yêu cầu đã đề ra, nhân viên tín dụng lập báo cáo đề xuất tín dụng và trình cấp trên xem xét, phê duyệt. Nếu số tiền vay quá lớn, ngân hàng sẽ thành lập tổ thẩm định để đảm bảo minh bạch, công bằng và khách quan.

  • Bước 5: Giải ngân

Khoản vay được phê duyệt, ngân hàng tiến hành giải ngân theo hợp đồng tín dụng đã ký.

Vay ngân hàng thanh toán cho người bán

Người vay sẽ nhận được tiền giải ngân sau khi khoản vay được phê duyệt.

5. Các rủi ro của giải ngân vốn vay

Giải ngân là bước cuối của quá trình cấp tín dụng. Tuy nhiên, đây cũng bước tiềm ẩn nhiều vấn đề:

  • Khả năng đáp ứng điều kiện vay: Trường hợp người vay không đáp ứng bất kỳ điều kiện nào của ngân hàng thì sẽ không vượt qua được bước xác thực thông tin.
  • Hạn mức giải ngân: Mong muốn của người vay luôn là nhận được 100% số tiền đăng ký vay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, số tiền này vượt quá hạn mức cho vay khi thẩm định. Số tiền nhận giải ngân thấp hơn nhu cầu thực tế khiến người vay phải tìm thêm nguồn hỗ trợ tài chính để đáp ứng nhu cầu cần thiết.
  • Quy trình phức tạp kéo dài thời gian giải ngân: Một số ngân hàng có quy trình tín dụng kéo dài khiến mất cơ hội của người vay. Thời gian đặc biệt có ý nghĩa với các khoản đầu tư, mua sắm nhà cửa, xe cộ,... để nhận mức giá tốt nhất.
  • Rủi ro tài chính: Một số người vay không thể hoàn trả do thua lỗ hoặc không có ý định trả nợ khiến ngân hàng chịu thua lỗ lớn bởi số tiền cho vay thực chất hầu hết là tiền gửi ngân hàng của khách hàng khác. Ngoài tiền gốc, ngân hàng vẫn phải trả tiền lãi đầy đủ và đúng hẹn cho các khách hàng này.

Vay ngân hàng thanh toán cho người bán

Kinh doanh thua lỗ gây rủi ro cho tài chính ngân hàng và người vay đối mặt với nhiều khó khăn

6. Một số câu hỏi thường gặp

  • Giải ngân 3 bên là gì?

Giải ngân 3 bên là hình thức ngân hàng cho vay trong đó số tiền giải ngân được thực hiện thanh toán trực tiếp cho bên bán. Trước đó, ngân hàng có thể phong tỏa hoặc không với số tiền giải ngân. 3 bên ở đây được hiểu là bên mua, bên bán và ngân hàng. Hình thức này thường được áp dụng cho các khoản tín dụng mua bán nhà đất, xe cộ và các loại bất động sản khác.

  • Ngân hàng thường giải ngân trong bao lâu?

Tùy thuộc quy trình của từng ngân hàng với mỗi khoản vay, thời gian giải ngân có thể trong vài giờ đến vài ngày.

  • Hồ sơ giải ngân có phức tạp?

Không. Hồ sơ này được hoàn thiện theo yêu cầu của ngân hàng cho vay. Thực chất, các ngân hàng yêu cầu hồ sơ theo quy định cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

  • Những rủi ro trong quá trình giải ngân mà người vay có thể gặp phải?

Một số rủi ro mà người vay thường gặp để giải ngân bao gồm:

- Không đủ khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn

- Hạn mức giải ngân không đủ yêu cầu

- Quy trình tín dụng phức tạp kéo dài thời gian nhận tiền vay.

- Không thể hoàn trả nợ gốc và lãi do thua lỗ, phương án vay vốn không hiệu quả.

  • Làm thế nào để nhận giải ngân nhanh?

Để nhận giải ngân nhanh chóng, kịp kế hoạch tài chính, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác và phù hợp với mục đích vay vốn.

- Tìm hiểu kỹ các quy định về điều kiện, yêu cầu vay trước khi làm đơn vay vốn.

- Đàm phán với người bán mức giá tốt nhất.

- Có phương án và kế hoạch tài chính dự phòng khả thi, hợp lý.

Có thể bạn quan tâm:

  • Apple Pay là gì? Hướng dẫn cách thiết lập và sử dụng Apple Pay
  • Sản phẩm vay tín chấp, vay tiêu dùng dành cho khách hàng theo lương
  • Hướng dẫn 3 cách rút tiền không cần thẻ ATM dễ dàng

Bạn vừa cùng VPBank khám phá về giải ngân là gì và những điểm cần lưu ý để thực hiện nhận tiền nhanh chóng nhất. Bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn đơn vị cho vay uy tín kèm quy trình tín dụng tối ưu để đảm bảo kế hoạch tài chính của mình.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đang triển khai nhiều khoản vay nhanh, giải ngân trong ngày. Bạn cần hỗ trợ trợ tài chính gấp? Hãy tham khảo ngay