Ví dụ về thành lập doanh nghiệp

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm thành lập doanh nghiệp
  • 2. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư

1. Khái niệm thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp...

Ở góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành với các hoạt động đầu tư vốn, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho một tổ chức kinh tế ra đời và vận hành, gồm: văn phòng, trụ sở, kho xưởng, máy móc thiết bị kĩ thuật, phương tiện vận chuyên... phù hợp mục đích sản xuất hàng hoá hay kinh doanh dịch vụ. Thông thường, người sáng lập doanh nghiệp cũng sẽ có bước chuẩn bị nhất định về hệ thống khách hàng, kế hoạch nhân sự để rút ngắn thời gian chính thức gia nhập thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Về pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp, ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa đăng ký doanh nghiệp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện vật chất để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp) để sự hiện diện của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là hợp pháp. Ngoài ra, tùy thuộc pháp luật mỗi quốc gia, nhà đầu tư có thể còn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý có liên quan khác để có đủ cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, đó là:

+ Thủ tục đăng ký đầu tư (đối với những dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thuộc diện phải đăng ký đầu tư);

+ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với các nhà đầu tư có lựa chọn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh cỏ điều kiện)...

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kết thúc bằng việc doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Kể từ thời điểm này, doanh nghiệp chính thức được thành lập và trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước và pháp luật công nhận, bảo hộ. Bởi vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng được coi là thủ tục gia nhập thị trường và tẩt cả doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục này.

2. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư

Ở giai đoạn gia nhập thị trường, quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền quan trọng của nhà đầu tư. Trừ các trường hợp bị cấm, tổ chức, cá nhân (gọi chung là nhà đầu tư) có quyền đầu tư vốn bằng tiền, hiện vật hay tài sản khác để thành lập doanh nghiệp và có quyền quyết định mọi vấn đề, từ khâu lựa chọn loại hình doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, đến việc tổ chức hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp...

Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của quyền tự do kinh doanh, theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hình thức “doanh nghiệp” để thực hiện ý tưởng và mục đích kinh doanh của mình với những lựa chọn phù hợp về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, mức vốn đầu tư, tên doanh nghiệp, trụ sở và địa điểm kinh doanh...

Nội dung quyền tự do thành lập doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Quyền được chọn loại hình doanh nghiệp để thực hiện ý tưởng, mục đích đầu tư kinh doanh

Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau về số lượng chủ đầu tư (một hay nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn), khác nhau về quy mô kinh doanh (vốn đầu tư lớn hay nhỏ), về tính chất liên kết, về mục tiêu hoạt động (mục lợi nhuận hay có sự kết hợp thực hiện mục tiêu xã hội)... Tuỳ thuộc vào mục đích và ý tưởng đầu tư, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể được pháp luật thừa nhận như: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh... Trường hợp có mục tiêu hoạt động là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng, nhà đầu tư có quyền lựa chọn đăng ký doanh nghiệp xã hội để hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho doanh nghiệp xã hội. cần lưu ý rằng, doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải là những loại hình doanh nghiệp độc lập mà chúng thuộc một trong số những loại hình doanh nghiệp đã liệt kê trên đây. Những khái niệm riêng như doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có ý nghĩa nhận diện và phân biệt doanh nghiệp theo đặc thù về mục tiêu hoạt động hay đặc thù về nhà đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể là: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên; doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có một phần hay toàn bộ vốn đầu tư do tổ chức, cá nhân nước ngoài đóng góp. Cả hai loại doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể được đăng ký thành lập theo mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài) thực hiện quyền tự do lựa chọn trong phạm vi những loại hình doanh nghiệp đã được pháp luật Việt Nam quy định. Ví dụ: ở thời điểm những năm 90 (1990 - 1999), nhà đầu tư không thể lựa chọn loại hình công ty TNHH một thành viên vì khi đó Luật Công ty năm 1990 không quy định về loại hình công ty này.

- Quyền được lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh

Nhà đầu tư quyết định lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Phạm vi lựa chọn là tất cả ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh. Hiến pháp của Việt Nam (Hiến pháp năm 2013), Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020 đều khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề pháp luật không cấm. Hiện nay, ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 2016 (những ngành nghề này được phân tích cụ thể ở mục II Chương này).

- Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn số lượng doanh nghiệp để thành lập

Quy mô kinh doanh thể hiện trước hết qua mức vốn đầu tư và số lượng lao động được sử dụng. Trừ một số ngành nghề cần đáp ứng quy định về mức vốn tối thiểu (vốn pháp định), nhà đầu tư hoàn toàn chủ động quyết định mức vốn đầu tư lớn hay nhỏ, quy mô sử dụng lao động nhiều hay ít, không bị hạn chế mức tối thiểu, tối đa. Quy mô kinh doanh còn thể hiện ở việc nhà đầu tư được thành lập hoặc góp vốn thành lập nhiều doanh nghiệp, thành lập các tổ hợp kinh doanh theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở dạng tổng công ty, tập đoàn kinh tế. Quyền này chỉ bị hạn chế đối với việc thành lập cùng lúc nhiều doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn, ví dụ: pháp luật hiện hành không cho phép một người thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp tư nhân.

- Quyền được lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi đặt trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh

Tên doanh nghiệp do nhà đầu tư lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp và thực hiện kế hoạch phát triển thương hiệu trong quá trình hoạt động. Để tránh nhầm lẫn cho khách hàng và tránh nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, dóanh nghiệp thành lập sau không được phép trùng tên hay sử dụng tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã thành lập họp pháp trước đó.

Trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh hiển thị yếu tố địa bàn đầu tư kinh doanh. Tùy thuộc tính chất dự án đầu tư và ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư quyết định lựa chọn địa bàn đầu tư phù hợp, song phải loại trừ một số địa bàn bị cấm hoạt động kinh doanh do các nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công cộng, an ninh môi trường.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2014, điều kiện để thành lập doanh nghiệp đối với Tổ chức, cá nhân thuộc quốc tịch Việt Nam thì chỉ cần duy nhất 01 bản CMND/ Hộ chiếu có sao y – chứng thực.

Ví dụ về thành lập doanh nghiệp
Điều kiện thành lập doanh nghiệp mới nhất 2017

Có nhiều loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên phổ biến nhất là các loại hình công ty như:

  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên
  • Công ty Cổ phần

Mỗi loại hình doanh nghiệp tương ứng với các qui định về số lượng thành viên mà Luật doanh nghiệp 2014 đã ban hành. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những qui định và thủ tục pháp lý khi thành lập công ty. Nguyên An Luật xin tư vấn cho doanh nhân khởi nghiệp nắm bắt rõ hơn và lựa chọn đúng những mô hình trước khi thành lâp công ty.

I. Hiểu biết cơ bản:

1. Công ty TNHH 1 thành viên là gì ?

Ví dụ về thành lập doanh nghiệp
Công ty TNHH 1 thành viên
  • Là do 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân làm chủ sở hữu vốn
  • Chịu trách nhiệm toàn phần với số vốn điều lệ đã đăng ký kinh doanh
  • Đại diện pháp luật có thể là chủ sở hữu vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu
  • Được phép toàn quyền quyết định vốn điều lệ cũng như điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty
  • Quyết định toàn quyền mọi tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của công ty
  • Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong công ty
  • Quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đã đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác
  • Không được phát hành cổ phiếu
  • Những qui định khác tại Luật doanh nghiệp 2014

2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Ví dụ về thành lập doanh nghiệp

Công ty TNHH 2 thành viên số lượng dưới 50 thành viên

  •  Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân

  • Đại diện pháp luật có thể là thành viên góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền
  • Có thể có 01 hoặc nhiều người làm đại diện pháp luật
  • Số lượng thành viên không vượt quá 50 người
  • Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trước số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  • Không được phát hành cổ phiếu

Các quyết định phải thông qua hội đồng thành viên như :

  • Sửa đổi, bổ sung và quyết định điều lệ của công ty
  • Quyết định chiến lược phát triển và kinh doanh của công ty
  • Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm người quản lý công ty
  • Quyết định bán tài sản bằng hoặc lớn hơn 50% được ghi trong điều lệ công ty
  • Quyết định tăng vốn ; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác
  • Quyết định thành lập công ty con hoặc góp vốn vào công ty khác

3. Công ty Cổ phần

Ví dụ về thành lập doanh nghiệp
Công ty Cổ phần số lượng cổ đông không giới hạn

Khác với Công ty TNHH 2 thành viên, thành viên góp vốn vào Công ty Cổ phần được gọi là Cổ đông và Công ty Cổ phẩn có quyền phát hành cổ phiếu.

  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân
  • Số lượng cổ đông từ 03 người trở lên
  • Số lượng cổ đông không giới hạn
  • Có thể có 01 hoặc nhiều người làm đại diện pháp luật
  • Có quyền phát hành cổ phần
  • Cổ đông được quyền bán, chuyển nhượng cổ phần đã góp cho tổ chức, cá nhân khác
  • Các quyết định điều hành hoạt động, tổ chức bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm và hoạt động khác phải tổ chức cuộc họp và thông qua biểu quyết của các cổ đông khác.

Như vậy, về cơ bản chúng ta đã hiểu được các loại hình doanh nghiệp khác nhau như thế nào rồi, tuy nhiên tuỳ vào số lượng thành viên, cổ đông góp vốn mà doanh nghiệp lựa chọn loại hình để thành lập công ty. Dưới đây Nguyên An Luật xin hướng dẫn tiếp các thủ tục đặt tên công ty, lựa chọn ngành nghề, vốn điều lệ và thủ tục phải làm sau khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh.

II. Đặt tên cho doanh nghiệp :

1. Đặt tên công ty

Tuỳ vào nhu cầu kinh doanh ngành nghề của doanh nghiệp để đặt tên sao cho khách hàng dễ đọc, dễ nhớ và dễ liên tưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Ví dụ: Một Công ty TNHH 1 thành viên, Cổ phần hoạt động kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực điện-điện tử thì nên đặt tên là: Công ty TNHH Sản Xuất- Thương mại Điện tử ABC hoặc Công ty Cổ phần Thương mại điện tử ABC…

2. Tra cứu tên công ty

Tuy nhiên, trước khi doanh nghiệp đặt tên cho Công ty của mình nên tra cứu trước tránh tình trạng bị trùng tên trả hồ sơ về.

Quý khách có thể vào website của Sở KH&ĐT tại đây để tra cứu: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn

3. Đặt tên tiếng anh và tên viết tắt

Doanh nghiệp nên đặt tên tiếng anh và tên viết tắt cho Công ty, đối với tên tiếng anh phải dịch ra đúng nghĩa với tên tiếng Việt đã đặt. Tên viết tắt phải được viết tắt theo tên tiếng anh đã đặt trước đó.

Ưu điểm của tên viết tắt: Đối với Doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh trong nước thì chắc chắn sẽ không có vấn đề gì nhưng nếu như sau này mở rộng mạng lưới kinh doanh ra cộng đồng Quốc tế, giao dịch tài chính qua hình thức trung gian là Ngân hàng thì sẽ gây nhiều rắc rối phiền hà cho doanh nghiệp rất nhiều. Bởi tên giao dịch Ngân hàng ở nước ngoài thường giới hạn về ký tự, trong khi tên doanh nghiệp trong nước lại quá dài vì vậy mặc dù giao dịch thanh toán thành công nhưng Doanh nghiệp vẫn không thể rút được tiền do tên Doanh nghiệp hiển thị trên hệ thống ngân hàng thiếu ký tự.

III. Nghành nghề đăng ký kinh doanh :

Tất cả các loại hình doanh nghiệp trên đều được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm, riêng đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như : Giáo dục, y tế, bảo vệ, bất động sản… phải theo qui định của pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp 117 ngành nghề kinh doanh thông thường

IV. Vốn góp :

Hiện nay Luật doanh nghiệp không còn bắt doanh nghiệp phải chứng minh vốn điều lệ đã đăng ký như trước đây, tuy nhiên đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn bắt buộc phải chứng minh vốn điều lệ đã đăng ký hoạt kinh doanh. (Ví dụ : Ngân hàng, bất động sản…)

Tuỳ vào mục đích kinh doanh nghành nghề của công ty mà doanh nghiệp lựa chọn đăng ký vốn sao cho phù hợp.

V. Thủ tục xin giấy phép thành lập Công ty :

Ví dụ về thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ thành lập công ty

Sau khi đã hiểu được những bước cơ bản trên, doanh nghiệp tiến hành những thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương.

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Đối với Công ty TNHH 1 thành viên hồ sơ gồm có :

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Chứng chỉ hành nghề của người đại diện pháp luật (nếu có)
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người Đại diện pháp luật
  • Hợp đồng dịch vụ pháp lý (nếu có)
  • Giấy uỷ quyền (nếu có)

Đối với Công ty TNHH 2 thành viên hồ sơ gồm có :

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Chứng chỉ hành nghề của người đại diện pháp luật (nếu có)
  • Danh sách thành viên góp vốn
  • Bản sao chứng thực cá nhân của các thành viên góp vốn và Đại diện pháp luật
  • Hợp đồng dịch vụ pháp lý (nếu có)
  • Giấy uỷ quyền (nếu có)

Đối với Công ty Cổ phần hồ sơ gồm có :

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Chứng chỉ hành nghề của người đại diện pháp luật (nếu có)
  • Danh sách cổ đông góp vốn
  • Bản sao giấy tờ chứng thực của các cổ đông góp vốn và Đại diện pháp luật
  • Hợp đồng dịch vụ pháp lý (nếu có)
  • Giấy uỷ quyền (nếu có)

Thời gian cấp giấy phép kinh doanh

Sau khi chấp thuận hồ sơ đăng ký thành lập công ty, Sở KH&ĐT tiến hành làm thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp sẽ đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp đó.

Thời gian cấp giấy phép kinh doanh là 03 ngày (Tính từ thời điểm hồ sơ hợp lệ)

Xem thêm về: 

⇒ Thủ tục thành lập chi nhánh, VPĐD trong nước

⇒ Thủ tục thay đổi tên Công ty

⇒ Thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh

⇒ Thay đổi đại diện pháp luật

⇒ Bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bước 2 : Nộp chứng nhận đăng ký mẫu dấu

Theo Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 trở đi, doanh nghiệp được phép tự khắc dấu tại các đơn vị hoặc cơ sở khắc dấu ngoài thị trường. Nội dung đăng ký sử dụng mẫu dấu sẽ được đăng công khai trên cổng thông tin điện tử Quốc gia thay vì cấp giấy chứng nhận đăng ký sử dụng mẫu dấu như trước đây.

Sau khi có giấy phép kinh doanh và mã số thuế, doanh nghiệp cần tiến hành làm thủ tục đăng ký mẫu dấu tại cơ quan cấp chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Hồ sơ đăng ký mẫu dấu gồm có :

  • Giấy đề nghị đăng ký sử dụng mẫu dấu
  • Giấy uỷ quyền (nếu có)

Bước 3 : Đăng ký tài khoản ngân hàng

Ví dụ về thành lập doanh nghiệp
doanh nghiệp đăng ký tài khoản ngân hàng

Khi doanh nghiệp đi mở tài khoản tại ngân hàng nhớ mang theo tài chính tín dụng để ký quỹ theo qui định mở tài khoản doanh nghiệp của ngân hàng với số tiền ký quỹ tối thiểu là 1.000.000VNĐ (Một triệu đồng).

Hồ sơ gồm có :

  • Bản sao giấy phép kinh doanh
  • Bản sao chứng nhận đăng ký mấu dấu trên cổng thông tin điện tử
  • Dấu tròn công ty

Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong 02 bước trên, người Đại diện pháp luật của doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký mở tài khoản doanh nghiệp tại các ngân hàng. (Doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn 01 trong những ngân hàng trên địa bàn, có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng khác tuỳ theo nhu cầu của Công ty).

Lưu ý : Doanh nghiệp nên lựa chọn những ngân hàng nào gần khu vực trụ sở công ty để thuận lợi cho mọi giao dịch sau này như : Sao kê, chuyển tiền, rút tiền, uỷ nhiệm chi, thay đổi thông tin…

Bước 4 : Nộp thông báo đăng ký nộp thuế qua tài khoản ngân hàng

Sau khi tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đã được cấp mã số, doanh nghiệp cần tiến hành nộp thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế tại Sở KH&ĐT trên địa bàn.

Hồ sơ gồm có :

  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
  • Giấy uỷ quyền (nếu có)

Bước 5 : Đăng ký thiết bị chữ ký số (Token) để khai thuế điện tử

Ví dụ về thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp đăng ký thiết bị chữ ký số để khai thuế online

Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thiết bị chữ ký số để khai thuế điện tử, sau khi có thiết bị chữ ký số doanh nghiệp đăng ký các tờ khai sau trên website tại Tổng cục thuế http://kekhaithue.gdt.gov.vn/

  • Tờ khai đăng ký nộp thuế môn bài

Bắt đầu từ ngày 1/1/2017, Theo Nghị định 139/2016 NĐ-CP và Thông tư 302/2016 TT-BTC hướng dẫn lệ phí môn bài cho năm 2017 như sau :

Vốn điều lệ tổ chức Lệ phí môn bài/năm Tiểu mục
Trên 10 tỷ 3.000.000vnđ 2862
Dưới 10 tỷ 2.000.000vnđ 2863
CN, VPĐD, địa điểm kinh doanh… 1.000.000vnđ 2864

Doanh nghiệp cần nộp thuế môn bài theo bậc sau đó in biên nhận ra nộp kèm với hồ sơ khai thuế ban đầu tại bước 6.

Bước 6 : Hồ sơ khai thuế ban đầu

Doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ 05 bước trên, tiến hành thiết lập hồ sơ khai thuế ban đầu nộp tại Chi cục thuế quản lý địa bàn của doanh nghiệp. (Chi cục thuế thuộc cấp Huyện, Quận, Cục thuế thuộc cấp Tỉnh, Thành phố)

Ghi chú : Đối với doanh nghiệp cần in hoá đơn VAT sau đi đặt in hoá đơn phải gửi thông báo phát hành hoá đơn về chi Cục thuế nơi địa bàn quản lý doanh nghiệp. (Bắt buộc phải nộp tránh tình trạng Thuế phạt vi phạm hành chính).

Trên đây là đầy đủ những thủ tục sau khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Chúc Quý doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động kinh doanh!

Quý khách cần tư vấn thành lập công ty tại Nguyên An Luật có thể:

  • Trực tiếp đến Văn phòng tư vấn tại:

Số 20 Trường Sa, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP HCM

  • Website: nguyenanluat.vn
  • Liên hệ hotline: 028 3514 0777 hoặc 0936 234 077
  • Gửi yêu cầu/ tư vấn qua Email: 
  • Tư vấn : Hỗ trợ trực tuyến trên website
Ví dụ về thành lập doanh nghiệp
Tư vấn trực tuyến tại nguyenanluat.vn

Tiến trình công việc tại Nguyên An Luật:

  • Tiếp nhận thông tin, tư vấn miễn phí theo yêu cầu của khách hàng
  • Soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu của khách hàng
  • Thay mặt khách hàng hoàn tất mọi thủ tục với cơ quan cấp phép
  • Bàn giao kết quả hồ sơ cho khách hàng.

GÓI THÀNH LẬP CÔNG TY

Áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp trong nước

THỦ TỤC

GÓI KHỞI NGHIỆP

1.100.000VNĐ

1. Giấy phép kinh doanh + Mã số thuế

2. Khắc dấu

(Đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước)

GÓI A

1.600.000VNĐ

1. Giấy phép kinh doanh + Bố cáo

2. Con dấu + Công bố dấu

3. Hồ sơ thuế ban đầu

4. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo

(Đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước)

GÓI B

2.600.000VNĐ

1. Giấy phép kinh doanh + Bố cáo

2. Con dấu + Công bố dấu

3. Hồ sơ thuế ban đầu

4. Dấu hộp Giám đốc (dấu chức danh)

5. Thiết kế Logo Công ty

6. Bảng hiệu Công ty

7. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo

(Đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước)

GÓI C

3.200.000VNĐ

1. Giấy phép kinh doanh + Bố cáo

2. Con dấu + Công bố dấu

3. Bảng hiệu Công ty

4. Hồ sơ thuế ban đầu

5. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử

6. Thiết bị khai thuế Viettel (Token) 12 tháng

7. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo

(Đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước)

GÓI D

4.100.000VNĐ

1. Giấy phép kinh doanh + Bố cáo

2. Con dấu + Công bố dấu

3. Bảng hiệu Công ty

4. Hồ sơ thuế ban đầu

5. Dấu hộp Giám đốc (dấu chức danh)

6. Tặng 300 số hóa đơn điện tử

7. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử

8. Thiết bị khai thuế Viettel (Token) 24 tháng

9. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo

(Đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước)

GÓI E

5.200.000VNĐ

1. Giấy phép kinh doanh + Bố cáo

2. Con dấu + Công bố dấu

3. Bảng hiệu Công ty

4. Hồ sơ thuế ban đầu

5. Dấu hộp Giám đốc (dấu chức danh)

6. Dấu tên Giám đốc

7. Thiết kế logo Công ty

8. Tặng 300 số hóa đơn điện tử

9. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử

10. Thiết bị khai thuế Viettel (Token) 24 tháng

11. Miễn phí khai báo thuế quý đầu tiên (không phát sinh)

12. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo

(Đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước)

Quý khách sử dụng thiết bị Smart vui lòng xem bảng giá tại đây

Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty  Nguyên An Luật, Quý khách không phải đi lại mà chúng tôi sẵn sàng tới tận nơi để tư vấn hướng dẫn và bàn giao hồ sơ cho quý khách.

Hậu mãi tại Nguyên An Luật:

  • Cung cấp các văn bản pháp luật theo yêu cầu của khách hàng (Miễn phí)
  • Tư vấn soạn thảo các mẫu hợp đồng kinh doanh cho khách hàng (Miễn phí)
  • Tư vấn đăng ký logo, nhãn hiệu độc quyền cho khách hàng
  • Tư vấn thiết kế logo, website theo yêu cầu của khách hàng
  • Tư vấn đặt in hoá đơn VAT cho khách hàng với chi phí cạnh tranh (Miễn phí)
  • Cử chuyên viên làm kế toán riêng khi doanh nghiệp có yêu cầu (Miễn phí)
  • Tư vấn về luật lao động theo qui định của pháp luật đối với doanh nghiệp (Miễn phí)

Nguyên An Luật “Sổ tay của mọi doanh nghiệp”