Vì sao bầu kiên bị bắt

Đại diện ngân hàng thường xuyên từ chối trả lời trước tòaACB đòi trả 718 tỉ, Vietinbank chỉ Huyền NhưCựu lãnh đạo ACB: Bầu Kiên "lệnh" cho làm trái

Phóng to
Bầu Kiên nói cơ quan điều tra "hình sự hóa" quan hệ kinh tế

Sáng nay, phiên tòa xét xử vụ án trốn thuế, kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng do Nguyễn Đức Kiên [nguyên chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB] bước vào ngày làm việc thứ 6 với phần thẩm vấn của luật sư đối với các bị cáo và một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã đặt câu hỏi lần lượt đối với 4 tội danh mà ông Kiên bị truy tố.

Trả lời câu hỏi của luật sư về hành vi kinh doanh trái phép bị truy tố, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi không kinh doanh trái phép và không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước. Trong suốt 21 tháng qua, tôi đã liên tục gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền, cơ quan điều tra, đến các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước về lời kêu oan của tôi. Tôi lo lắng rằng do tôi tố cáo cơ quan điều tra nên cơ quan điều tra đã không gửi đi theo đúng quy định của pháp luật”.

Sai sót nghiệp vụ kinh tế, không lừa đảo

Về việc bị truy tố tội lừa đảo, ông Kiên cho rằng mình không lừa đảo như cáo trạng truy tố. Việc chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Thép Hòa Phát thực chất là thực hiện hoán đổi cổ phần giữa hai công ty.

“Cho đến khi bị bắt, tôi đã thực hiện đúng các thỏa thuận của tôi với anh Long [Trần Đình Long - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát]”. - Bầu Kiên nói.

Theo bị cáo Nguyễn Đức Kiên, thỏa thuận của bị cáo với ông Long thực tế là thỏa thuận cung ứng dịch vụ theo điều 74 Luật thương mại. Thỏa thuận đó bao gồm ba nội dung.

Thứ nhất, hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu của Công ty Thép Hòa Phát do Công ty Đầu tư ACBI Hà Nội nắm giữ chuyển bán cho Công ty MTV Thép Hòa Phát.

Thỏa thuận thứ hai là bầu Kiên [thông qua em gái] đứng mua cổ phần của Tập đoàn Thép Hòa Phát tại Công ty cổ phần bất động sản Hòa Phát Á Châu.

Thỏa thuận thứ ba: bầu Kiên ứng 264 tỉ đồng này để thực hiện việc hoán đổi cổ phiếu. Sau khi Tập đoàn Hòa Phát đã thoái vốn tại Công ty cổ phần BĐS Hòa Phát Á Châu, Tập đoàn Hòa Phát vẫn tiếp tục nắm giữ 45 triệu cổ phiếu tương đương khoảng 600 tỉ của Công ty bất động sản Hòa Phát Á Châu tại Công ty bất động sản Vinaconex Viettel.

Theo bầu Kiên, cả 3 nội dung trên bị cáo đã thực hiện. Trả lời thẩm vấn của luật sư, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khẳng định: “Tôi, anh Thanh, chị Yến không có bất kỳ gian dối nào trong việc chuyển nhượng cổ phiếu cho Công ty TNHH MTV Hòa Phát”.

Theo bầu Kiên, việc thực hiện hợp đồng đó có sai sót nhưng sai sót này thuần túy mang tính nghiệp vụ kinh tế, không phải là lừa đảo.

Trần Ngọc Thanh, người được bầu Kiên xin cho miễn trách nhiệm hình sự

Bầu Kiên: giám định viên quên quy định của pháp luật!

Về hành vi trốn thuế, bầu Kiên cho rằng “giám định của giám định viên Bộ Tài chính có một số nội dung sai cơ bản”.

Theo bị cáo, cái sai dễ nhận biết nhất là giám định thuế thu nhập doanh nghiệp phải giám định trên tất cả các hợp đồng của doanh nghiệp trong năm đó và phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm đó.

Ví dụ, giám định viên kết luận công ty phải nộp 25 tỉ tiền thuế vào năm 2009 nhưng giám định viên quên mất thời điểm này, Bộ Tài chính có văn bản miễn giảm thuế cho các DN vừa và nhỏ; Tổng cục Thuế đã có văn bản xác nhận Công ty B&B là DN vừa và nhỏ.

“Thời điểm 2009, B&B còn được miễn giảm 30% thuế thu thập. Chính vì điều này mà tôi nói giám định viên đã quên những quy định tối thiểu của pháp luật…”, bầu Kiên nói.

HĐXX yêu cầu bị cáo Kiên dừng lại để chuyển câu hỏi tiếp nhưng bầu Kiên nói: "Xin cho phép tôi trả lời, việc này rất quan trọng. Như đại diện của Tổng cục Thuế và giám định viên nói là chỉ căn cứ vào năm tài liệu để giám định viên kết luận. Tôi cho rằng có hai tài liệu quan trọng mà cơ quan điều tra đã không chuyển cho giám định viên và Tổng cục Thuế: đó là phụ lục hợp đồng của B&B và Hương; biên bản xác nhận số lỗ của B&B vào ngày 31-12 là 268 tỉ. Hai tài liệu này phản ánh đúng bản chất hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu không có hai tài liệu này thì kết luận giám định là vô nghĩa và sai sự thật".

* Bị cáo cho biết thực tế kinh doanh của B&B tính đến 31-12-2010 là thế nào, lỗ hay lãi?

- Tôi có trí nhớ tốt. Tôi nhớ tất cả các hoạt động của tất cả các công ty. Nếu như hợp đồng của Hương với Công ty B&B bị cơ quan có thẩm quyền hoặc tòa án tuyên vô hiệu thì Công ty B&B căn cứ vào thực tế quyết định của tòa án sẽ phải điều chỉnh báo cáo tài chính theo các quy định của pháp luật.

Theo đó, ngày 31-12-2009, công ty sẽ bị lỗ 168 tỉ, trong trường hợp này công ty không phải nộp thuế TNDN.

Về hành vi cố ý làm trái, bị cáo Kiên cho biết: "Sau 21 tháng bị tạm giam, đến hôm nay tôi vẫn không hiểu vì sao cơ quan cảnh sát điều tra lại kết luận tôi vi phạm pháp luật và VKSND tối cao truy tố tôi tội cố ý làm trái".

Nguyễn Đức Kiên cho rằng vai trò của bị cáo ở ACB được phân biệt thành hai thời kỳ. Từ 1993 đến 2008, bị cáo hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của ACB trong giai đoạn này.

Sau 2008 đến thời điểm bị bắt, bị cáo chỉ tư vấn cho HĐQT trong hoạt động điều hành. Việc tư vấn này không có giá trị gì trong việc đưa ra các quyết định của Thường trực HĐQT hoặc ban điều hành ACB. Tuy nhiên, bị cáo nói sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của Thường trực HĐQT trong ngày hôm nay.

* Bị cáo có quyền chỉ đạo các thành viên HĐQT hay ban giám đốc điều hành hay không?

- Tôi khẳng định cá nhân tôi với vai trò là thành viên hội đồng sáng lập không có quyền, và thực tế tôi không chỉ đạo bất cứ thành viên nào trong ban điều hành và trong Thường trực HĐQT ACB.

Trả lời luật sư, ông Kiên cũng cho biết trong lá đơn gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông đã xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Ngọc Thanh [nguyên giám đốc Công ty ACBI].

“Không phải bây giờ mà trước khi có lệnh khởi tố tôi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tôi đã yêu cầu cơ quan điều tra không hình sự hóa vụ việc này. Đây cũng là lý do tôi đã đề nghị thay điều tra viên. Tôi cho rằng cơ quan điều tra đã hình sự hóa toàn bộ hoạt động kinh tế. Trong đơn này tôi đã nói rõ tôi chịu toàn bộ trách nhiệm cá nhân với tư cách là chủ tịch HĐQT công ty trong trường hợp Tập đoàn Hòa Phát hay Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát có bất kỳ thiệt hại nào”.

Ngân hàng ACB không yêu cầu Nguyễn Đức Kiên bồi thường

Cáo trạng xác định hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của bầu Kiên và các bị cáo nguyên là lãnh đạo ACB đã gây thiệt hại cho ACB hơn 1.400 tỉ đồng.

Tuy nhiên, sáng 26-5, trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện của Ngân hàng ACB và Công ty ACBS cho biết: "Cáo trạng đề cập đến 3 khoản thiệt hại. Khoản thứ nhất hơn 72 tỉ đồng chênh lệch lãi suất. Quan điểm của ACB thực chất lãi suất cũng giống như giá bán hàng hóa, lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc chênh lệch lãi suất là bình thường, chúng tôi không xem đây là thiệt hại. Khoản thứ hai hơn 600 tỉ là thiệt hại do mua cổ phiếu ACB.

Hiện nay Công ty ACBS đã chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh đối với Công ty ACBI. Với ACB chỉ còn một khoản vay liên ngân hàng hơn 1.100 tỉ cho VietBank vay, chúng tôi đánh giá sẽ thu hồi được khi đến hạn”.

Theo vị đại diện này, trong các báo cáo tài chính của ACB đã được NHNN xác nhận, không ghi nhận khoản lỗ như cáo trạng đã nêu. “Còn 718 tỉ, chúng tôi chỉ đòi VietinBank. Và cho đến nay, ACB chưa hề có văn bản nào yêu cầu ông Nguyễn Đức Kiên phải bồi thường”, đại diện ACB cho biết.

TÂM LỤA

Vụ án bầu Kiên: dự kiến cuối năm nay xét xử

Phóng to
Địa chỉ 63 Lương Sử C, Hà Nội, nơi đặt trụ sở Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B của bầu Kiên - Ảnh: Nguyễn Khánh

Viện KSND tối cao vừa tống đạt cáo trạng vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Á Châu [ACB] và một số doanh nghiệp, truy tố 7 bị can ra TAND TP Hà Nội để xét xử theo pháp luật.

Theo cáo trạng, bị can Nguyễn Đức Kiên [tức bầu Kiên], nguyên phó chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB, bị truy tố bốn tội danh “kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trốn thuế”.

Hai bị can Trần Ngọc Thanh, giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội; Nguyễn Thị Hải Yến, kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các bị can Trần Xuân Giá, nguyên chủ tịch HĐQT ACB; Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, đều nguyên phó chủ tịch ACB; Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB, bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Thao túng ACB

Cáo trạng của Viện KSND tối cao nêu rõ Nguyễn Đức Kiên là chủ tịch hội đồng đầu tư ACB từ năm 2003 đến tháng 8-2012, phó chủ tịch HĐQT ACB từ 1994 -2008. Năm 2007, bầu Kiên đề nghị HĐQT lập hội đồng sáng lập ACB và làm phó chủ tịch.

Dù không được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y nhưng với chức danh này và là đại diện cho nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ của ACB, Nguyễn Đức Kiên có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành của ACB.

Nguyễn Đức Kiên - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ngoài ra, bầu Kiên còn thành lập, đồng thời là chủ tịch HĐQT/hội đồng thành viên của sáu công ty gồm: Công ty CP phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam, Công ty CP đầu tư thương mại B&B [B&B], Công ty CP Tập đoàn tài chính Á Châu [AFG], Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội [ACBI], Công ty CP đầu tư Á Châu [ACI] và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội [ACI-HN].

Nguyễn Đức Kiên trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động các công ty này. Với quyền lực trong tay tại ACB và ở sáu công ty của mình, bầu Kiên đã thực hiện việc kinh doanh trái phép hàng chục nghìn tỉ đồng và nhiều hành vi phạm tội khác.

Theo Viện KSND tối cao, tổng số tiền thiệt hại do Nguyễn Đức Kiên gây ra được xác định là 1.696 tỉ đồng, chưa kể hơn 433 tỉ đồng tiền lỗ kinh doanh vàng của Công ty Thiên Nam đến nay chưa trả được.

Vay tiền ngân hàng mua cổ phần ngân hàng

Theo cáo trạng, Nguyễn Đức Kiên đã sử dụng năm công ty B&B, AFG, ACBI, ACI, ACI-HN dù không có chức năng nhưng vẫn kinh doanh tài chính với số tiền gần 10.000 tỉ đồng.

Cụ thể, ngày 30-11-2010, Nguyễn Đức Kiên đã phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu của Công ty B&B và bán cho ACB. Số tiền này Công ty B&B chuyển 426,3 tỉ đồng cho Nguyễn Thúy Hương [em gái Kiên] để mua 36 triệu cổ phiếu Công ty CP bất động sản Hòa Phát - Á Châu. Nguyễn Đức Kiên ủy thác cho vợ là Đặng Ngọc Lan 39 tỉ đồng và hai cá nhân khác 285,6 tỉ đồng mua cổ phiếu của Ngân hàng CP VN Thương Tín [VietBank].

Còn lại, bầu Kiên ủy thác hoặc chuyển cho các công ty, cá nhân mua cổ phần của các công ty khác. Tổng cộng, Công ty B&B mua cổ phần, góp vốn vào các công ty khác gần 2.349 tỉ đồng.

Tương tự, Nguyễn Đức Kiên sử dụng pháp nhân Công ty ACBI phát hành 800 tỉ đồng trái phiếu bán cho ACB. Tiền thu được từ ACB, công ty này chi gần 700 tỉ đồng để nhận chuyển nhượng 9,67 triệu cổ phiếu Ngân hàng CP Kỹ Thương [Techcombank] từ 12 cá nhân. Số còn lại, ACBI chuyển cho Công ty ACI vay để mua cổ phiếu Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN [Eximbank].

Cùng với phát hành trái phiếu để mua cổ phiếu ngân hàng, bầu Kiên còn chỉ đạo ACBI đầu tư hàng trăm tỉ đồng và nắm cổ phần ở hàng loạt công ty như Công ty CP ximăng Hòa Phát, Công ty CP thương mại dịch vụ Bắc Qua, Công ty CP thương mại Lãng Yên, Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh siêu thị Á Châu... Riêng tại ACBI, Viện KSND tối cao cáo buộc Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép hơn 1.433 tỉ đồng.

Phóng to
Quy trình kinh doanh trái phép của Nguyễn Đức Kiên theo cáo trạng - Đồ họa: V.C.

Tại Công ty AFG, Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo sử dụng số vốn điều lệ 3.200 tỉ đồng để mua 160.000 trái phiếu của ACB. Sau đó đến tháng 3-2008, Công ty AFG phát hành 400 tỉ đồng trái phiếu đợt 1 và bán cho Ngân hàng CP Phương Nam.

Lấy được tiền từ ngân hàng, Nguyễn Đức Kiên sử dụng số tiền này đầu tư vào các công ty nằm trong hệ thống của mình. Tổng số tiền kinh doanh tài chính trái quy định tại AFG của Nguyễn Đức Kiên lên đến 4.068 tỉ đồng.

Tại Công ty ACI, sau khi nhận được hơn 190 tỉ đồng từ Công ty B&B, 63 tỉ đồng từ Công ty AFG, Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo mua 37,5 triệu cổ phần của Công ty CP đầu tư và thương mại Nhà Rồng, mua 6,375 triệu cổ phần của Công ty CP dịch vụ hàng hóa Sài Gòn.

Bên cạnh đó, để đầu tư cổ phiếu Công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn [Sabeco], ngày 10-3-2008 ACI phát hành 500 tỉ đồng trái phiếu bán cho Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. ACI chi 350 tỉ đồng cho mười công ty để đầu tư cổ phiếu Sabeco.

Không thua kém các công ty khác, ACI-HN cũng phát hành trái phiếu bán cho ngân hàng để lấy tiền đầu tư tài chính. Ngày 29-7-2010, ACI-HN phát hành 350 tỉ đồng trái phiếu và bán liền tay cho VietBank, sau đó tiền được chuyển cho Công ty TNHH chứng khoán ACB [ACBS] để mua lại gần 11 triệu cổ phiếu ACB. Đến ngày 10-11-2010,

ACI-HN phát hành 11 triệu trái phiếu, sau đó bán 6,5 triệu trái phiếu cho ACB được 650 tỉ đồng và chuyển cho các ông Nguyễn Văn Hòa [kế toán trưởng ACB], Đỗ Minh Toàn [thành viên hội đồng thành viên ACBS], Lê Vũ Kỳ, Huỳnh Vân Sơn để đứng tên thay cho Nguyễn Đức Kiên mua cổ phần Ngân hàng Đại Á [DaiABank]. Một phần khoản tiền trên tiếp tục được ACI-HN ủy thác cho ACB 58,5 tỉ đồng để mua 58.500 cổ phiếu của VietBank.

Ngoài tiền bán trái phiếu, ACI-HN còn sử dụng tiền của mình, ủy thác cho ACB mua 17.500 cổ phiếu của VietBank; sử dụng 198 tỉ đồng thông qua các ông Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Đàm Văn Tuấn đứng tên mua 19,8 triệu cổ phiếu KienLongBank; sử dụng hơn 129 tỉ đồng và thông qua các ông Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Văn Hòa, Huỳnh Vân Sơn để mua gần 20 triệu cổ phần DaiABank.

Như vậy, hầu hết thành viên HĐQT của ACB đều được Nguyễn Đức Kiên nhờ mua hộ cổ phần tại các ngân hàng khác. Đó là chưa kể ACI-HN còn chi hơn 234 tỉ đồng để mua gần 16 triệu cổ phiếu Eximbank trên sàn giao dịch chứng khoán...

Kinh doanh vàng trái phép, lỗ hơn 433 tỉ đồng

Ngoài việc kinh doanh tài chính trái phép, Nguyễn Đức Kiên còn chỉ đạo kinh doanh vàng dù Công ty Thiên Nam không có chức năng kinh doanh vàng. Công ty này bị thua lỗ hơn 433 tỉ đồng.

Cũng liên quan đến hành vi kinh doanh vàng, Viện KSND tối cao cáo buộc Nguyễn Đức Kiên trốn thuế hơn 25 tỉ đồng khi lợi dụng chủ trương miễn thuế thu nhập cá nhân sáu tháng đầu năm 2009 bằng cách chuyển lợi nhuận từ công ty sang cho cá nhân.

Diễn biến vụ việc

* Ngày 20-8-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “kinh doanh trái phép” xảy ra tại Công ty B&B, ACBI và ACB-HN. Khởi tố và bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Kiên về tội danh trên.

* Ngày 23-8-2012, khởi tố và bắt tạm giam bị can Lý Xuân Hải về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

* Ngày 17-9-2012, khởi tố bổ sung đối với bị can Nguyễn Đức Kiên; khởi tố và bắt tạm giam đối với Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

* Ngày 27-9-2012, khởi tố bị can đối với các ông Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang; khởi tố bổ sung đối với Nguyễn Đức Kiên về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

* Ngày 31-5-2013, khởi tố bổ sung đối với Nguyễn Đức Kiên về tội “trốn thuế”.

* Tháng 8-2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận điều tra vụ án, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố tám bị can.

* Ngày 12-12-2013, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng vụ án, truy tố bảy bị can với bốn tội danh. Đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.

Lừa đảo, chiếm đoạt 264 tỉ đồng

Trong vụ án này, Viện KSND tối cao xác định Nguyễn Đức Kiên với tư cách là chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến lập khống biên bản họp HĐQT công ty và quyết định của HĐQT. Trong đó thể hiện chủ trương của công ty bán 20 triệu cổ phần Công ty CP thép Hòa Phát mà ACBI đang sở hữu để cung cấp cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Mục đích chính để công ty này tin và ký hợp đồng mua cổ phần của Công ty ACBI, chiếm đoạt 264 tỉ đồng. Thực tế, số cổ phiếu này ACBI đang thế chấp cho ACB. Hành vi của Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm có dấu hiệu gian dối để chiếm đoạt tiền của Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát nên bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chủ trương sai gây thiệt hại 719 tỉ đồng

Cáo trạng của Viện KSND tối cao nêu rõ các bị can là thường trực HĐQT ACB có chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền VND, USD tại các ngân hàng khác. Từ ngày 27-6-2011 đến 5-9-2011, Lý Xuân Hải chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa thực hiện ủy thác số tiền gần 719 tỉ đồng cho 19 nhân viên ACB gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM, chiếm đoạt. Việc làm này là trái quy định tại điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 [có hiệu lực từ 1-1-2011].

Ngoài ra, hai bị can Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ còn phải chịu trách nhiệm về hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu ACB gây thiệt hại gần 688 tỉ đồng.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Lãnh đạo ACB gây rối loạn thị trường tiền tệĐề nghị truy tố bầu Kiên và nhiều nguyên lãnh đạo NH ACBKhởi tố bổ sung bầu Kiên trốn thuế 25 tỉ đồngCông ty của bầu Kiên nợ ACB 7.000 tỉ đồngYêu cầu điều tra bổ sung vụ lừa đảo "khủng" 4.000 tỉ đồngKhởi tố bầu Kiên thêm hai tội danh"Không có áp lực trong vụ bắt Nguyễn Đức Kiên"

MINH QUANG

Video liên quan

Chủ Đề