Vì sao cứ đau bắp chân

Đau nhức bắp tay bắp chân về đêm tưởng chừng như chỉ là biểu hiện của việc nằm sai tư thế khiến trọng lượng cơ thể dồn về hai vị trí này. Tuy nhiên những cơn đau nhức khó chịu kéo dài còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe. Ths Nguyễn Minh Hoàng sẽ giải thích nguyên nhân, các bệnh lý liên quan và cách điều trị kịp thời qua bài viết dưới đây.

Vì sao cứ đau bắp chân

Vì sao đau nhức bắp tay bắp chân về đêm?

Đau nhức bắp tay bắp chân về đêm xảy ra chủ yếu do 2 yếu tố, nguyên nhân từ xa và nguyên nhân tại chỗ. Nguyên nhân từ xa là những tác động từ bên trong cơ thể như chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức ở vùng bắp chân. Cơn đau dễ dàng cảm nhận như tê buốt, nóng rát, râm ran như điện giật giống với các kiểu đau thần kinh.

Nguyên nhân còn lại là các tác động tại chỗ lên cơ, các mạch máu như tổn thương tác động bên ngoài do va đập, chuột rút, sai tư thế, tắc mạch máu khiến máu khó lưu thông. Vận động nhiều gây đau mỏi cơ, căng cơ cũng là tác nhân khiến bạn hay bị nhức bắp tay bắp chân.

Như vậy, đau nhức bắp tay bắp chân có thể do một số nguyên nhân cụ thể như:

  • Đau nhức bắp chân, bắp tay do thay đổi thời tiết
  • Đau mỏi bắp chân khi ngủ do thiếu nước, thiếu chất
  • Chân tay rã rời ban đêm do vận động mạnh
  • Đau nhức mỏi bắp chân bắp tay khi mang thai
  • Mỏi cơ chân cơ tay do lão hóa
  • Đau nhức bắp thịt do điều trị ung thư
  • Tê mỏi bắp chân bắp tay do bệnh lý

Người mệt mỏi chân tay rã rời không chỉ đơn thuần là các tác động bên ngoài, gây nên tổn thương ngoài da mà còn do một số yếu tố bệnh lý như các vấn đề sinh học đối với phụ nữ mang thai, bệnh lý thần kinh tọa hoặc liên quan đến mạch máu. Cụ thể:

Vì sao cứ đau bắp chân

Vì sao cứ đau bắp chân

Một số bệnh lý liên quan đến đau nhức bắp tay, bắp chân về đêm.

Người bệnh gặp phải chứng suy giãn tĩnh mạch thường có cảm giác chân tay nặng nề, rã rời, yếu cơ cảm giác rõ hơn vào chiều tối trở đi, tê lòng bàn chân, căng tức bắp chân và chuột rút về đêm.

Viêm gân gót hay viêm gân Achilles là các hoạt động quá sức, tạo áp lực lên gân Achilles dẫn đến tình trạng đau nhức bắp chân sau, sưng tấy và hạn chế cử động khi gập bàn chân.

Các dây thần kinh chạy dọc cơ thể, khi đĩa đệm bị trượt khỏi đốt sống, gây chèn ép vào dây thần kinh sẽ gây nên đau thần kinh tọa với cảm giác tê bì, nhức vùng cẳng chân, mặt sau đầu gối hoặc bắp tay, bắp chân.

Vì sao cứ đau bắp chân
Đau lưng lan xuống mông – Cơn đau có thể lan xuống bắp chân

Các đối tượng người lớn tuổi thường hay gặp phải chứng đau nhức tay chân về đêm hoặc bất cứ khi nào nằm nghỉ ngơi, hay phải đấm bóp liên tục. Chứng chân tay bồn chồn này thường được gọi là hội chứng Wittmaack-Ekbom với các biểu hiện cụ thể là:

  • Đau nhức mỏi bắp thịt, không phải ở khớp
  • Cơn đau tăng lên khi bắt đầu nghỉ ngơi
  • Cần phân biệt rõ với đau nhức xương khớp khi bùng phát nhiều về đêm và sáng sớm

Đây là một dạng tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân, cẳng chân, cánh tay và bàn tay. Tình trạng này là biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu cao, các yếu tố di truyền hoặc viêm dây thần kinh.

Đau thần kinh ngoại biên do tiểu tường có thể đi kèm các triệu chứng:

  • Đau mỏi, chân tay rã rời
  • Chuột rút
  • Cơ yếu
  • Mất thăng bằng, tê mỏi
  • Suy giảm cảm giác

Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ lên cơ, ví dụ như các thuốc hạ mỡ máu statin (Fluvastatin, Atorvastatin), biểu hiện chủ yếu là:

  • Mệt mỏi, đau nhức và yếu cơ bắp, đôi khi đau nặng đến mức bệnh nhân phải nằm tại chỗ hoặc ngừng vận động
  • Thường xuyên xảy ra chuột rút
  • Việc đau nhức thường xảy ra ở các chi dưới và ít tập trung ở chi trên
  • Trường hợp này nên báo lại với bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Theo Ths Nguyễn Minh Hoàng, để chữa đau nhức mỏi bắp tay bắp chân, bạn cần xác định rõ được đặc tính của các cơn đau, có thể đau đi kèm tê hay không, cơn đau đi kèm đau xương khớp, đau dây thần kinh hay đau cơ đơn thuần do các tác động bên ngoài mang lại để xác định hướng xử lý kịp thời.

Đối với các trường hợp nhức bắp tay bắp chân về đêm, thông thường bạn có thể áp dụng một số cách chữa sau:

Vì sao cứ đau bắp chân

Có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh.

  • Nếu kèm sưng tấy có thể áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Nên ngâm tay chân trong nước ấm trước khi nghỉ ngơi hoặc uống một cốc nước ấm trước khi ngủ để ngủ ngon hơn và điều hòa lượng máu
  • Mắc tê buồn chân tay có thể dùng thêm viên sắt bổ sung
  • Xác định rõ bệnh lý thần kinh hay xương khớp để thăm khám chuyên khoa kịp thời
  • Sử dụng thuốc giãn cơ không kê đơn trong trường hợp tê cứng tay chân do cứng cơ bắp
  • Bổ sung vitamin và các nhóm khoáng chất thiết yếu
  • Xoa bóp tay chân trước khi ngủ bằng dầu dừa hoặc rượu gừng, tinh dầu hương thảo pha loãng…

>> Tìm hiểu thêm: Tinh dầu trị đau lưng – Tổng hợp từ A-Z các loại tinh dầu thông dụng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức bắp tay bắp chân, vì vậy để biết cách phòng tránh, bạn cần chủ động nắm được các tác nhân gây triệu chứng này. Cụ thể, bạn có thể hạn chế các cơn đau, tê bì bắp chân, bắp tay bằng cách:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
  • Tập thể dục đều đặn, bởi các cơ dễ bị mỏi nếu không quen luyện tập mỗi ngày
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt tránh rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Thăm khám kịp thời nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3-5 ngày
  • Hạn chế vận động mạnh, cử động đột ngột
  • Thay đổi tư thế nằm thoải mái, có thể kê gối giữa đùi

Trên đây là một số thông tin về chứng nhức bắp tay bắp chân về đêm. Bạn nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm về sau. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ.

XEM THÊM: 

Vì sao cứ đau bắp chân
Ths.Nguyễn Minh Hoàng

Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

Bất cứ cơn đau nào trên cơ thể đều thể hiện những vấn đề sức khỏe nào đó mà bạn đang gặp phải, nên bạn không nên bỏ qua. Chân là khu vực nhạy cảm trên cơ thể, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh, nên các cơn đau bắp chân từ nhẹ đến vừa, cho đến nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Sau đây một số biện pháp khắc phục chứng đau bắp chân mà bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà khi thấy các cơn đau xuất hiện.

Vì sao cứ đau bắp chân

Đau bắp chân làm sao để hết?

Với nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi rất thường xuyên bắt gặp các cơn đau bắp chân, đau ê ẩm cho đến nhức nhối sau mỗi khi đi bộ, vận động nhiều, hay khi thời tiết thay đổi,…

Đau bắp chân là tình trạng bắp chân của bạn bị đau nhức, mỏi rã rời, thấy nặng nề chân khi bước đi, vận động, các cơn đau còn có thể chạy dọc từ mông xuống cảng chân, bắp chân, hoặc bắp đùi đến bắp chân, nhưng các cơn đau chỉ dừng lại ở đau bắp thịt của chân, chứ không phải cảm giác đau trong xương, nên nhiều người thường lơ là, chủ quan rồi bỏ qua, không tìm phương pháp điều trị triệt để.

Những người ít vận động, phải làm việc nặng, đi lại nhiều, leo núi, tản bộ, thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ do tính chất công việc (như nhân viên văn phòng, nhân viên y tế, giáo viên, công nhân,… ) hay những người thường xuyên quỳ gối, ngồi lên bắp chân (như những người tu hành, nhà sư,…) là những đối tượng dễ bị đau bắp chân hơn cả.

Vì sao cứ đau bắp chân

Đau bắp chân là tình trạng bắp chân của bạn bị đau nhức

Các nguyên nhân phổ biến gây đau bắp chân như:

  • Chuột rút cơ bắp chân: khi cơ bắp chân bị chuột rút, nếu cơ chân bạn co giãn kém hoặc cơ yếu sẽ khiến bạn khó chịu, đau đớn rất nhiều.
  • Căng cơ bắp chân: Điều này rất dễ xảy ra khi bạn vận động, tập luyện hay làm việc quá sức, khiến một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ của cơ bắp chân bị tổn thương, co giãn, kéo căng quá mức gây ra các cơn đau nhức. Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột hay khi bạn chạm, tác động lực vào bắp chân.
  • Đau cách hồi động mạch: Đây là tình trạng xảy ra khi các động mạch mang máu đến chân bị thu hẹp, tắc nghẽn, từ đó gây đau, có thể do bạn đi bộ nhiều, lượng máu đến bắp chân không đủ cung cấp.
  • Đau cách hồi thần kinh: Khi các dây thần kinh kiểm soát chân bị chèn ép, khiến sự “giao tiếp” đến phần dưới của chân không còn chính xác gây đau. Hoặc do các xương cột sống bị hẹp và chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau dọc cẳng chân và bắp chân, đau ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

Vì sao cứ đau bắp chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bắp chân

Ngoài nhiều lí do nêu trên, đau bắp chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

  • Suy tĩnh mạch: Các tĩnh mạch vùng bắp chân, bàn chân bị giãn rộng, phình to khi có dòng máu chảy ngược lại do các van trong tĩnh mạch bị tổn thương,có thể dễ dàng nhìn thấy chúng nổi trên bàn chân, bắp chân,sẽ gây ra các triệu chứng gồm đau chân, nhức nhối, chuột rút bàn chân, bắp chân.
  • Tắc mạch máu: Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này bắt nguồn từ các bệnh lý như: xơ vữa động mạch, viêm nội mạc động mạch, hẹp tắc lòng mạch,…. dẫn đến thiếu máu và rối loạn dinh dưỡng vùng chân, nếu để bệnh kéo dài, không chỉ gây đau nhức bắp chân, còn có thể gây hoại tử ngón chân, bàn chân. Ngoài ra, khí hậu lạnh ẩm, chế độ ăn uống thiếu chất, tình trạng căng thẳng kéo dài, các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, … cũng là các yếu tố thuận lợi cho bệnh hình thành và phát triển.
  • Viêm gân Achilles: Dây chằng Achilles là một băng nối bắp chân với xương gót chân, khi bắp thịt bị bó quá chặt, sẽ gây áp lực lớn lên gân Achilles gây đau nhức bắp chân.
  • Hội chứng chèn ép khoang: Khi hí huyết dư thừa và tích tụ bên dưới một dải mô cứng ở chân, sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh và mạch máu ở bắp chân gây đau.
  • Viêm gan chân: Đây là tình trạng khi cơ bắp chân quá chặt, khả năng co giãn kém, không thể hỗ trợ cho bàn chân, khiến gân mặt bàn chân bị ảnh hưởng, gây nên các cơn đau bắp chân lan xuống bàn chân khi vận động.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Tình trạng này là do sụ hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch chân khi bạn ngồi lâu tại một vị trí (như trên máy bay, có huyết áp cao, rối loạn đông máu, nằm trên giường bệnh lâu ngày không vận động,…). nếu không được xử lý, tình trạng có thể khiến toàn bộ khu vực ở chân bị đỏ, sưng viêm máu lưu thông kém.

Vì sao cứ đau bắp chân

Đau bắp chân cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp

Nếu bạn thấy các cơn đau bắp chân chỉ ở mức độ nhẹ, kèm theo các triệu chứng bình thường, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm đau nhanh tại nhà:

Sử dụng các loại muối khoáng tự nhiên như: muối magne, muối magne sunphat để hòa với nước ấm nóng và ngâm mình, sẽ có tác dụng giảm tình trạng viêm của các mô cơ và giảm đau bắp chân.

Khi bạn thấy đau cứng bắp chân do vận động nhiều, bạn hãy sử dụng những túi chườm nóng cắm điện hoặc dùng nước nóng để nhiệt độ cao trong túi chườm giúp giảm đau cơ bắp, giảm co thắt cơ bắp, thư giãn cơ, giảm hiện tượng đau bắp chân cho bạn. Nhiệt độ cũng hỗ trợ chữa lành các chấn thương cơ bắp, tăng lưu lượng máu lưu thông tốt hơn đến chi.

Cũng như chườm nóng, chườm lạnh là một trong phương pháp bạn có thể áp dụng để giảm chứng đau bắp chân, đau do giãn các cơ chân. Bạn chỉ việc áp nước đá hoặc nước lạnh vào vùng bị đau mỏi, chấn thương để giảm đau, làm chậm sự lưu thông máu, cải thiện cảm giác nhức mỏi, cải thiện viêm cơ, giảm sự căng cơ.

  • Rượu giấm táo giảm đau nhức cơ

Xoa bóp cơ bắp chân bằng rượu giấm táo cũng có thể khắc phục hiệu quả các cơn đau mỏi. Bạn chỉ cần dùng 1-2 muỗng canh rượu giấm táo dùng xoa bóp trực tiếp vào các vùng cơ đau/chuột rút để giảm đau cho cơ bắp chân.

Bấm huyệt là phương pháp khoa học, tác động, kích thích lên những điểm huyệt trên chân để kích thích sự phóng của Endorphins – thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, từ đó giảm đau cơ bắp chân.

Bạn cũng có thể làm dịu cơn đau ở bắp chân bằng cách dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc naproxen, thuốc giãn cơ, … nhưng cần theo đơn kê, chỉ định của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn, không tự ý mua thuốc sử dụng.

Còn nếu bạn thấy các cơn đau nhức bắp chân diễn ra trầm trọng, kèm theo các triệu chứng như: đau buốt, sưng viêm, sưng đỏ bắp chân, các tĩnh mạch bắp chân nổi rõ,… thì bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức, để được thăm khám, tư vấn điều trị phù hợp.

Vì sao cứ đau bắp chân

Bị đau bắp chân phải làm sao?

Đau bắp chân là tình trạng đau nhức rất phổ biến với những người thường xuyên vận động, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với đau bắp chân nhẹ, bạn có thể tự điều trị, cải thiện, giảm đau tại nhà, nhưng hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng nhé!