Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành lớp 6

BT 1 sgk trang 29: Hãy trả lời các câu hỏi đưới đây. a] Thế nào là khoa học tự nhiên? b] Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống? c] Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành?

1. Hãy trả lời các câu hỏi đưới đây.

a] Thế nào là khoa học tự nhiên?

b] Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?

c] Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành?

Bài làm:

a. Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học tìm hiểu khám phá những điều còn chưa biết về thế giới tự nhiên nhằm phục vụ cuộc sống của con người.

b. KHTN có vai trò cu ng cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó cới biến đổi khí hậu.

c. Việc học tập tỏng phòn thực hành sẽ giúp các em khám phá những điều lí thú của thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, trong phòng thực hành khoa học tự nhiên nếu không cẩn thận, các em dễ gặp phải nhiều tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng các hóa chất. Nhiều dụng cụ thí nghiệm làm bằng thủy tinh dễ vỡ có thể làm các em bị thương. Vì vậy các em cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy định an toàn trong phòng thực hành.

Video liên quan

II. Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành

Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng [nếu có] khi làm thí nghiệm với hóa chất?

Trả lời

Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng [nếu có] khi làm thí nghiệm với hóa chất để tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Câu 2

a] Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành?

b] Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế, ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.

Trả lời

a] Chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành để có thể nhận biết được nguy hiểm và có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó.

b] Hình a: cảnh báo điện cao thế

Hình b: cảnh báo về chất ăn mòn

Hình c: cảnh báo về chất độc

Hình d: cảnh báo về chất độc sinh học

Hoạt động

Vẽ hai cột, cột [1] là "An toàn" và cột [2] là "Không an toàn" trên Phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây [chỉ cần ghi a, b, c, ...] vào đúng cột.

a] Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm [một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, ...].

b] Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.

c] Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.

d] Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.

e] Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác.

g] Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật.

h] Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định.

Trả lời:

An toànKhông an toàn
a, d, e, g, hb, c

KHTN Lớp 6 Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học, Giải bài tập SGK Khoa học Tự

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 11 đến trang 17 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học của phần Mở đầu.

Bạn Đang Xem: KHTN Lớp 6 Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 3 phần Mở đầu trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:

Câu hỏi lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 3

Câu 1

Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành. Giải thích.

Trả lời:

Quan sát hình 3.1 trả lời như sau:

  • Những điều phải làm trong phòng thực hành: Để cặp, túi, balo đúng nơi quy định, đầu tóc gọn gàng; sử dụng dụng cụ bảo hộ [như găng tay, khẩu trang] khi làm thí nghiệm, làm thí nghiệm khi có hướng dẫn và giám sát của giáo viên; thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành; thu gom xếp dọn lại các hóa chất, rác thải sau khi thực hành;…
  • Những điều không được làm trong phòng thực hành: ăn uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành; để cặp, túi, ba lô lộn xộn, đầu tóc không gọn gàng, đi giày dép cao gót, không dùng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm, tự ý làm thí nghiệm; không thực hiện các nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành; vứt hóa chất và rác bừa bãi sau khi thực hành,…

Giải thích: Để giữ an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, vì phòng thực hành là nơi chứa rất nhiều thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,… chính là các nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh. Nếu thực hiện những điều không được làm trong phòng thực hành có thể dẫn đến một số sự cố mất an toàn như: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thủy tinh, cháy nổ, chập điện,…

Câu 2

Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiệu

Trả lời:

Ý nghĩa của mỗi kí hiệu trong hình:

a. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất dễ cháy

b. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất ăn mòn

c. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc môi trường

d. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc sinh học

e. Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Nguy hiểm về điện

g. Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Hóa chất độc hại

h. Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Chất phóng xạ

i. Biển cảnh báo cấm: Cấm sử dụng nước uống

k. Biển cảnh báo cấm: Cấm lửa

l. Biển chỉ dẫn thực hiện: Nơi có bình chữa cháy

m. Biển chỉ dẫn thực hiện: Lối thoát hiểm

Câu 3

Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ

Trả lời:

Xem Thêm : Đề thi thử Đại học năm 2013 – môn Sinh học [Đề 11]

Dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ bởi vì mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc rất dễ nhận biết và dễ gây được chú ý.

Câu 4

Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết?

Trả lời:

Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo như: Nhiệt kế, thước dây, cân điện tử

Một số dụng cụ đo hàng ngày biết đến như: cân đồng hồ, nhiệt kế, thước cuộn, cân điện tử, cốc chia độ, bình chia độ, đồng hồ bấm giây,…

Câu 5

Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì?

Trả lời:

Các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để:

  • Thước cuộn: dùng để đo đạc, đo lường khoảng cách, chiều dài, bè dày của vật dụng hay các công trình thiết bị nào đó.
  • Đồng hồ bấm giây: dùng bấm giây để đo thành tích, so sánh thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây,…
  • Lực kế: dùng để đo lực
  • Nhiệt kế: được sử dụng để đo nhiệt độ hoặc nhiệt độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc khác nhau. Dùng nhiệt kế có khả năng đo nhiệt độ chất rắn, chất lỏng hoặc khí.
  • Pipet: dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.
  • Ống chia độ [ống đong]: được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn.
  • Cốc chia độ: đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.
  • Cân đồng hồ: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật
  • Cân điện tử: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ.

Câu 6

Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?

Trả lời:

Để dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, cần thực hiện như sau:

  • Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo
  • Chọn cốc chia độ phù hợp với thể tích cần đo
  • Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc
  • Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc
  • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ

Câu 7

Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng?

Trả lời:

Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật được phóng to, quan sát được rõ hơn so với khi không sử dụng

Câu 8

Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học.

Trả lời:

Bộ phận quang học: gương hội tụ ánh sáng, vật kính, thị kính

Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, công tắc, ốc điều chỉnh nguồn sáng, mâm kính, đĩa quay gắn các vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp.

Câu 9

Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?

Trả lời:

Kính hiển vi quang học có vai trò trong nghiên cứu khoa học: Quan sát các vật thể có kích thước bé mà mắt thường không nhìn thấy được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh.

Câu hỏi bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 3

Bài 1

Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?

A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất.

B. Tự ý làm các thí nghiệm.

C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.

Xem Thêm : 150 câu hỏi trắc nghiệm địa lí phần kinh tế ngành và kinh tế vùng

D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.

Bài 2

Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần

A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.

B. tự xử lí và không thông báo với giáo viên.

C. nhờ bạn xử lí sự cố

D. tiếp tục làm thí nghiệm.

Bài 3

Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại?

Đáp án: D

Bài 4

Quan sát hình 3.2 [trang 12], em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc

a] kí hiệu chỉ dẫn thực hiện.

c] kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm.

b] kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra.

d] kí hiệu báo cấm.

Đáp án:

a] kí hiệu chỉ dẫn thực hiện: biển l,m

b] kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra: biển a,b,c,d

c] kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm: biển e,g,h

d] kí hiệu báo cấm: biển i,k

Bài 5

Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây. Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo:

a] nhiệt độ của một cốc nước.           b] khối lượng của viên bi sắt.

Đáp án:

a] sử dụng nhiệt kế                          b] sử dụng cân đồng hồ

Bài 6

Kính lúp và kính hiển vi thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào?

Đáp án:

Dùng để quan sát những vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát hoặc không thể quan sát được.

Video liên quan

Chủ Đề