Vì sao hà tây sáp nhập vào hà nội

Ngày mai, 1-8, Hà Nội “mới” chính thức được mở rộng bằng việc hợp nhất Hà Nội cũ với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh [Vĩnh Phúc] và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn [Hòa Bình]. Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội [mới], trước ngày 28-7, các cơ quan, đơn vị được hợp nhất phải hoàn thành việc di chuyển, bàn giao trụ sở theo danh sách các trụ sở mới đã được công bố. 

Sở GTVT Hà Nội đang làm việc tạm tại hội trường tầng 2 của UBND tỉnh Hà Tây ở TP Hà Đông

Theo danh sách vừa được điều chỉnh, sắp xếp lại, Hà Nội mới sẽ có 9 sở, ngành, đoàn thể di chuyển vào làm việc tại TP Hà Đông, gồm: Sở GTVT, Sở KHCN, Sở NN-PTNT, Sở Tư pháp, Thanh tra Nhà nước TP Hà Nội, Ban quản lý các KCN và chế xuất, Liên minh các HTX, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.

Còn lại 18 sở, ngành, cơ quan của Hà Nội [cũ] được bố trí trụ sở làm việc tại nội thành Hà Nội. Các cơ quan, đoàn thể khác vẫn giữ nguyên trụ sở cũ hoặc được bố trí thêm trụ sở mới để mở rộng diện tích nhằm phù hợp với số nhân sự được tăng thêm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có hàng chục cơ quan, đơn vị của Hà Tây được sáp nhập phải “di chuyển ngược” từ TP Hà Đông vào nội thành Hà Nội.

Thế nhưng đến sáng nay, 31-7,  công tác di chuyển địa điểm, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị giữa Hà Nội và Hà Tây vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Đầu giờ sáng, trụ sở của Sở VH-TT và DL tỉnh Hà Tây vẫn mở cửa nhưng vắng teo. Trong các phòng, bàn ghế, tài liệu, công văn im lìm. Chỉ có 2-3 phòng có nhân viên làm việc. Một nhân viên của bộ phận “một cửa” cho biết, các lãnh đạo còn đang bận họp, bàn bạc với các lãnh đạo của TP Hà Nội về việc bố trí máy móc, phương tiện, đồ đạc, tài liệu, hồ sơ, chỗ ngồi của từng nhân viên… “Hóc búa nhất là phân chia chỗ ngồi cho anh em. Ở trong Hà Nội, một gian phòng chỉ có 10m2 mà đã có 8 người rồi, muốn ngồi thì phải quây lại. Giờ lại phải có thêm chừng ấy người nhét vào nữa”, một phó giám đốc sở giãi bày.

Cách đó không xa, trụ sở của Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây cũng “lặng ngắt như tờ”. Trước cổng, giám đốc một công ty tư nhân đóng trên địa bàn, nói: “Tôi đến đây từ sáng, nhưng vẫn phải ngồi chờ các “sếp” để xin nốt cái chữ ký, nhưng các “sếp” còn đang bận họp bàn chuyện bàn giao trụ sở chưa xong”. Một nhân viên thuộc Phòng Nông nghiệp [Sở NN-PTNT] tỉnh Hà Tây, bảo: “Tất cả đồ đạc, máy móc, tài liệu của chúng tôi đều đã đóng thùng, đóng gói cả rồi, nhưng vẫn chưa di chuyển được vì chưa “đòi” được trụ sở mới”.

Theo tìm hiểu của PV Báo SGGP 12 Giờ, lẽ ra đến nay các bộ phận của Sở NN-PTNT Hà Nội sẽ phải di chuyển vào Hà Đông để sáp nhập với Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây, nhằm kịp thời đi vào  hoạt động từ ngày 1-8. Cả 2 sở này đều không làm việc tại trụ sở cũ của Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây mà được bố trí sang trụ sở khang trang, rộng rãi hơn của Sở Tài chính tỉnh Hà Tây [38 đường Tô Hiệu, Hà Đông]. Song do Sở Tài chính tỉnh Hà Tây lại chưa chuyển được về nội thành Hà Nội [để sáp nhập với Sở Tài chính Hà Nội] nên 2 sở kia đều đành chờ đợi.

Chúng tôi sang Sở Tài chính tỉnh Hà Tây. Trụ sở cũng vắng hoe bóng người. Ông nhân viên bảo vệ lo lắng bảo: “Suốt mấy ngày nay, các lãnh đạo đều đang bận họp bàn tính chuyện di chuyển đồ đạc, bố trí phòng ốc làm việc nhưng vẫn chưa có kết quả. 2 ngày nay, Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tây cũng đã sang “thúc” nhiều lắm.

Nhưng do bên chúng tôi chưa chuyển vào Hà Nội được nên chưa thể bàn giao lại cho họ được”. Trong khi đó, ở Hà Nội, chúng tôi được biết việc di chuyển một số bộ phận, phòng ban của Sở Tài chính Hà Nội về địa chỉ số 6 Dã Tượng [Hà Nội] - trụ sở của Sở Tư pháp Hà Nội hiện nay - còn rất khó khăn do một số bộ phận của Sở Tư pháp Hà Nội vẫn chưa chuyển hẳn về trụ sở mới tại số 2 Phùng Hưng [Hà Đông].

UBND tỉnh Hà Tây cho biết, đến thời điểm này, mới chỉ có Sở GTVT Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội bắt đầu chuyển về làm việc tại TP Hà Đông. Tuy nhiên, cả 2 cơ quan trên mới chỉ di chuyển được một phần, còn lại bộ phận “một cửa” vẫn “găm” lại trụ sở cũ ở nội thành Hà Nội… Do chưa bố trí được nơi làm việc ổn định nên hiện tại, Sở GTVT Hà Nội phải làm “tạm” trong khu hội trường tầng 2 của UBND tỉnh Hà Tây. Hàng chục bộ bàn ghế phục vụ hội nghị trước đây được quây, xếp lại để các nhân viên làm việc.

Theo quy định đến chiều qua, Sở GTVT tỉnh Hà Tây cũng sẽ chuyển phải sang làm tại hội trường của UBND tỉnh Hà Tây cùng Sở GTVT Hà Nội. Nhưng theo lời ông Lưu Xuân Bình, Phó trưởng Phòng Hành chính tổng hợp Sở GTVT Hà Tây, do bên Văn phòng UBND tỉnh Hà Tây chưa di chuyển được vào nội thành Hà Nội nên Sở GTVT Hà Tây vẫn đành phải “ngồi chờ” ở trụ sở cũ là số 1 đường Quang Trung [Hà Đông]. Chỉ vào đống hòm xiểng, bên trong đựng đầy tài liệu, hồ sơ, sổ sách… ông Bình bảo: “Tất cả đều đã dọn sẵn cả rồi mà chưa thể di chuyển được. Chúng tôi cũng rất mong được sớm ổn định chỗ ngồi, nơi làm việc vì còn rất nhiều công việc của người dân cần phải giải quyết”.

VĂN PHÚC HẬU

Suýt nữa thì người dân phường Xuân Hòa [thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc] được hưởng chung niềm vui trong lễ kỷ niệm của Thủ đô. Dấu ấn của một thời “là Thủ đô” vẫn còn vẹn nguyên ở phường Xuân Hòa, một trong số đó chính là Trường đại học Sư phạm Hà Nội II. Những người thế hệ sau thắc mắc tại sao Đại học Sư phạm Hà Nội lại đặt ở tỉnh Vĩnh Phúc? Câu trả lời chính là vì nơi này từng thuộc về Thủ đô Hà Nội.

Mười năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, thành tựu thu về rất nhiều. Kinh tế, xã hội phát triển toàn diện. Hạ tầng được mở mang. Cho đến giờ, một số người vẫn có cái nhìn hoài nghi về việc Hà Nội mở rộng. Riêng tôi thấy nhiều điều tích cực. Nếu Hà Tây không “về” Hà Nội, liệu Đại lộ Thăng Long, đường 32 có được “thúc” tiến độ, để rồi sự kết nối giữa các khu vực của Hà Nội được thuận tiện như bây giờ không? Cái hay của “vị thế Thủ đô” chính là như vậy. Cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Ba Vì, Thạch Thất cũng được quan tâm, hỗ trợ trên nhiều mặt kinh tế - xã hội. Việc mở rộng địa giới hành chính còn giúp nhiều năm qua, Thủ đô luôn được xướng danh là đơn vị dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Nỗi lo về sự mai một của văn hóa xứ Đoài cũng bị xua tan phần nào khi thành phố có nhiều chính sách, huy động nhiều nguồn lực đầu tư bảo tồn di sản của cả văn hóa Thăng Long lẫn xứ Đoài.

Khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nhiều người lo dân số bỗng dưng tăng gấp đôi, đường xá vốn tắc nghẽn kinh niên sẽ tiếp tục giai điệu thân quen ùn tắc. Song, cũng nhiều ý kiến cho rằng, mở rộng địa giới hành chính, có thể là “chìa khoá” giải quyết nỗi khổ giao thông. Hà Nội quá tải là do di dân, do ước muốn được sống được làm người Thủ đô của hàng triệu con người. Có thể lắm, khi mở rộng, dòng người sẽ đổ về Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Phúc Thọ... để thỏa ước mơ sống ở Thủ đô, thay vì kiên tâm bám trụ khu nội đô cũ. Áp lực dành cho vùng đô thị cũ giảm và biết đâu đấy, nhiều người ở vùng Hà Nội cũ sẽ chuyển sang sinh sống ở Hà Nội mới. Viễn cảnh này trở thành cận cảnh, khi Quy hoạch chung xây dựng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thông qua. Năm khu đô thị vệ tinh được quy hoạch vẽ ra. Bốn trong số đó thuộc vùng Hà Tây cũ, đó là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên. Đô thị vệ tinh sẽ tạo thành lực hút mạnh mẽ những dòng dân cư. Sẽ rất nhanh thôi, Hà Nội lại sẽ êm đềm và thanh bình, sẽ không còn nhốn nháo tắc đường. Nhiều người nghĩ thế.

Mười năm, chỉ là một quãng ngắn trong lịch sử nghìn năm của Thủ đô yêu dấu. Tôi vẫn nhớ như in khoảng thời gian này mười năm về trước. Từ công sở cho đến góc phố, quán nước, chỗ nào cũng râm ran cụm từ bất động sản. Người Hà Nội “cũ” ồ ạt lên vùng Hà Nội “mới” mua đất. Người ta xuống tiền nhanh, như chỉ sợ chủ đất “bùng” để bán cho người khác. Nhiều người về tận Ba Vì, Thạch Thất “đón sóng” bất động sản. Những khu đô thị mới lố nhố mọc lên ở các tuyến đường nối từ Hà Nội cũ sang Hà Nội mới. Cùng với chính sách xây dựng đô thị vệ tinh, những diễn biến của thị trường địa ốc cho thấy, dường như, việc tái phân bố dân cư đã đến rất gần.

Mười năm trước, Hà Nội chưa có đường Lê Văn Lương kéo dài. Bây giờ thì nơi ấy là một rừng cao ốc. Mới đi đến đầu đường mà đã rùng mình khi nghĩ tới dòng xe cộ từ những tòa bê-tông chồng chất một đống ấy kéo ra. Vào cuối những năm 2000, đôi khi người ta vẫn có cảm giác thong dong khi đi trên phố Nguyễn Tuân. Bây giờ thì ai cũng muốn thoát khỏi đó thật nhanh để không bị cảm giác nghẹt thở vì bê-tông như sắp đè lên đầu. Tương tự là những tuyến đường Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám, Vũ Trọng Phụng... Một thập niên trước, Hà Nội không nhiều tòa nhà “cao cao mãi” như bây giờ. Những khu đô thị một thời được coi là “đáng sống” như Linh Đàm, Trung Hòa - Nhân Chính chưa được “cấy” thêm nhiều cao ốc đến dày đặc.

Và mười năm qua, những khu đô thị dọc tuyến đường 32 hay đại lộ Thăng Long thuộc vùng Hà Tây cũ vẫn dở dang, chưa biết bao giờ mới lấp đầy người ở. Cũng chưa ai thấy được những chuyển biến nào đáng kể của năm khu đô thị vệ tinh. Dân cư vẫn đều đặn đổ về nội đô cũ. Người Hà Nội vẫn coi tắc đường là người bạn cực kỳ khó ưa nhưng buộc phải làm thân, trừ khi trong phòng, và đi ngủ.

Chả mấy nữa, Thủ đô sẽ lại kỷ niệm hai mươi năm ngày ở rộng địa giới hành chính. Mười năm nữa Hà Nội sẽ ra sao? Sẽ mở rộng thêm lần nữa, hay “trả về địa phương cũ” một số phần đất như từng xảy ra với Xuân Hòa? Tôi từng hỏi không ít người về chuyện mở rộng, hay thu hẹp. Câu trả lời chung là thế nào cũng được. Miễn là được ăn sạch, thở sạch và không tắc đường. Gần đây, nhiều người nói thêm cái đuôi “học thật”.

Mười năm là cái chớp mắt của lịch sử. Nhưng là rất dài với đời người. Rất dài, ngay cả với công dân Thủ đô - những người vốn rất quen với chuyện chờ đợi hằng ngày, như chờ tắc đường, chờ được bước lên tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô.

Video liên quan

Chủ Đề