Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng

Sâm bí đao hay còn gọi là trà bí đao đang trở thành món nước mát được bày bán phổ biến trên khắp các nẻo đường thành phố. Nếu bạn vẫn còn đang ngần ngại về cách làm sâm bí đao, cũng như chất lượng nước uống ở các hàng quán vỉa hè, bạn hoàn toàn có cách làm trà bí đao hạt chia tại nhà mà vẫn đảm bảo hương vị đúng chuẩn.

Bí đao (bí xanh) đã quá quen thuộc với đời sống người dân Việt. Bên cạnh dùng trong các món ăn thì bí đao được xem như một vị thuốc dân gian trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Theo y học cổ truyền, bí xanh có tính mát, giúp tan đờm, giải nhiệt, mát ruột, giải độc gan,…

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng

Nước bí đao có màu như trà công dụng giải nhiệt (Ảnh: Internet)

Nguyên Liệu Nấu Nước Sâm Hạt Chia

  • 1kg bí đao
  • 3 khúc mía lau
  • 200gr đường phèn
  • 100gr đường phèn
  • 5gr thục địa
  • 50gr lá dứa
  • Dụng cụ: Dao, thớt, nồi, rây lọc, ly…

Các Bước Làm Sâm Bí Đao

Bước 1: Sơ Chế Nguyên Liệu

Mía lau mua về, bạn nướng lên để tạo mùi thơm và tăng vị ngọt tự nhiên. Sau đó, bạn dùng dao chẻ mía theo chiều dọc thành những thanh dài.

Lá dứa rửa sạch, cắt khúc ngắn vừa rồi bó thành từng bó nhỏ để vớt ra dễ dàng hơn sau khi nấu.

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng

Lá dứa rửa sạch, cắt khúc và cột thành bó (Ảnh: Internet)

Thục địa rửa sạch rồi cắt lát. Bạn lưu ý không sử dụng quá nhiều thục địa sẽ làm nước sâm bị đắng.

Bí đao rửa sạch, không cần gọt vỏ rồi cắt khoanh dày khoảng 1 – 2 cm. Để nước bí đao đậm đà, bạn nên chọn những trái bí già có đốm vàng bên ngoài, hạt bên trong đã cứng. Nếu không tìm mua được bí già, bạn có thể dùng bí như bình thường nhưng cần khoét bỏ phần hạt để nước không bị chua.

Bước 2: Nấu nước sâm bí đao

Cho mía lau vào dưới đáy nồi, sau đó là đường phèn nấu chung với 2 lít nước. Khi đường phèn đã tan thì bạn cho thêm đường cát vào nấu chung. Khi nấu sâm bí đao, bạn không nên cho bí đao vào nấu trước, vì bí đao nấu lâu sẽ bị chua và làm đường lâu tan.

Sau khi đường đã tan hoàn toàn, thì bạn thêm bí đao, lá dứa, thục địa vào nồi nấu. Thời gian nấu nước sâm bí đao khoảng 15 phút. Trong suốt quá trình nấu không cần đậy nắp nồi.

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng

Nấu nước sâm ít nhất 1 tiếng đồng hồ (Ảnh: Internet)

Khi nước sôi, bạn chỉnh lửa nhỏ và nấu thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ cho các nguyên liệu ra hết chất dinh dưỡng. Nếu có thời gian, sau khi nấu sôi, bạn cho các nguyên liệu vào nồi ủ và ủ khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ. Với cách làm nước sâm này, thức uống của bạn sẽ đậm và thơm hơn rất nhiều.

Chú ý, bạn chỉ cần để một vài miếng thục địa là nồi nước bí đao đã có màu đẹp mắt, không cần để quá nhiều làm nước có màu đen và vị đắng không ngon miệng.

Bước 3: Khi nồi nước chuyển sang màu nâu nhạt, bí đao chín mềm rục, bạn vớt bí ra và lọc lấy nước cốt sâm bí đao để được phần nước trong, không lợn cợn.

Uống Nước Sâm Bí Đao Có Tác Dụng Gì?

Sự kết hợp những nguyên liệu có tính mát như lá dứa, mía lau… trong nước sâm giúp giải nhiệt, giải khát hiệu quả. Thức uống này đặc biệt tốt cho gan khi hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nước sâm có thêm thục địa, nguyên liệu này không chỉ giúp nước sâm có màu sắc đẹp hơn mà còn tốt cho tim mạch, có tác dụng cầm máu, lợi tiểu…

Cách Bảo Quản Nước Sâm Bí Đao

  • Nước sâm bí đao sau khi nấu thì bạn nên cho vào chai thủy tinh bảo quản. Nhiệt độ bảo quản nước sâm tốt nhất khoảng 16 – 18 độ C.
  • Các dụng cụ đựng nước sâm phải được vệ sinh sạch sẽ, để ráo nước trước khi dùng.
  • Nước sâm chỉ nên bảo quản từ 2 – 3 ngày. Nếu nước sâm có vị chua, mùi hôi thì bạn không nên uống nữa.

Với cách làm nước sâm bí đao đơn giản nhưng dinh dưỡng và có tác dụng giải khát tuyệt vời. Thay vì uống nước ngọt có ga giải khát, bạn có thể thay thế bằng các loại mát nước giải nhiệt cơ thể thân thiện với sức khỏe.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Nhiều bạn có thắc mắc về việc tại sao quả bí đao khi chế biến có vị đắng. Vị đắng này không giống như vị đắng của mướp đắng mà nó có vị đắng khó chịu, thậm chí nước luộc bí (nấu bí) cũng có vị đắng tương tự. Khi mua bí đao ngoài chợ thì tỉ lệ quả bí đắng rất thấp nhưng với những cây bí đao các bạn tự trồng hoặc mọc hoang thì tỉ lệ này thường cao hơn. Chính mình cũng từng gặp phải trường hợp này nên rất rõ vị đắng của nó như thế nào. Sau đó mình cũng đã tìm hiểu và hôm nay sẽ chia sẻ lại các thông tin này cho các bạn để các bạn biết nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng và ăn bí đao bị đắng có sao không.

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng
Bí đao

Ăn bí đao bị đắng có sao không

Bí đao bị đắng do trong quả có chứa hàm lượng chất Cucurbitacin cao. Nếu các bạn ăn với lượng ít thì không sao nhưng nếu hàm lượng Cucurbitacin mà cơ thể hấp thu quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc với một số triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, rụng tóc, đau rát họng. Nếu liều lượng Cucurbitacin quá cao hoặc cơ thể bị dị ứng với chất này thì có thể gây ra tử vong.

Hiện chưa ghi nhận có trường hợp tử vong do ăn bí đao bị đắng. Tuy nhiên, trên thế giới có ghi nhận bí đỏ và bầu bị đắng đã từng gây tử vong cho một người ở Đức và Ấn Độ. Một người ở Đức đã ăn khá nhiều bí đỏ bị đắng trong thời gian dài dẫn đến ngộ độc và tử vong. Ở Ấn Độ, nước ép từ quả bầu là loại thức uống rất phổ biến. Đã có trường hợp tử vong ở Ấn Độ do uống nước ép từ những quả bầu bị đắng. Do đó, việc bí đao bị đắng có thể gây chết người mặc dù chưa được ghi nhận nhưng vẫn có thể xảy ra.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin về cây bầu

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng
Bí xanh (bí đao)

Nguyên nhân khiến bí xanh bị đắng

Như đã nói ở trên, hàm lượng Cucurbitacin quá nhiều trong bí xanh chính là nguyên nhân khiến quả bị đắng, Cucurbitacin càng nhiều thì mức độ đắng lại càng cao. Việc quả bí đao có hàm lượng Cucurbitacin tập trung quá nhiều trong quả có một số nguyên nhân như sau:

1. Do môi trường khắc nghiệt

Nhiều chuyên gia nông nghiệp đã khẳng định việc bí đao bị đắng có nguyên nhân từ môi trường sống. Nếu môi trường khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng, nhiệt độ thay đổi thất thường trong thời gian ngắn hay ít ánh sáng cũng khiến cây bị ảnh hưởng dẫn đến việc trong thân, lá và quả tập trung hàm lượng Cucurbitacin cao.

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng
Ăn bí đao bị đắng có sao không

2. Do việc chăm sóc không khoa học

Một nguyên nhân khác khiến bí đao bị đắng là do quá trình chăm sóc không đúng cách. Việc cây thiếu nước, thừa nước, bón phân không cân đối giữa các thành phần cũng khiến quả bị đắng. Không chỉ bí xanh mà kể cả các loại cây rau khác cũng đã được chứng minh là sẽ bị thay đổi hương vị nếu trong phân bón có chứa quá nhiều phốt pho và kali.

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng
Ăn bí đao bị đắng có sao không

3. Bí đao bị đắng do sâu bệnh

Sâu bệnh là vấn đề muôn thủa đối với ngành nông nghiệp. Dù canh tác hữu cơ hay có các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh tốt thì cây vẫn có thể bị sâu bệnh và đây cũng là một nguyên nhân khiến quả bị đắng. Trong số các loại sâu bệnh trên cây bí thì bệnh thán thư và ruồi vàng là hai loại khiến quả bị đắng. Thông thường ruồi vàng chích quả sẽ đẻ trứng bên trong quả khiến quả bị thối từ bên trong. Một số trường hợp quả không bị thối nhưng quanh khu vực bị ruồi vàng chích quả cũng sẽ có màu sắc sậm hơn và có vị đắng.

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng
Ăn bí đao bị đắng có sao không

4. Do quá trình thụ phấn chéo

Nguyên nhân cuối cùng được các chuyên gia nông nghiệp tìm ra về trường hợp bí đao bị đắng đó là do quá trình thụ phấn chéo. Cây bí đao khi trồng có thể thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Nếu trồng bí xanh gần một số loại cây khác như cây mùi tây, cà chua, củ cải, bí đỏ, khoai tây, dưa chuột thì có thể bị dính phấn hoa của các loại cây này dẫn đến quả bị đắng bất thường.

Vì sao nấu sâm bí đao bị đắng
Ăn bí đao bị đắng có sao không

Như vậy, nếu bạn thắc mắc ăn bí đao bị đắng có sao không thì câu trả lời là có. Nếu bạn ăn ít thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến ngộ độc Cucurbitacin – nguyên nhân gây ra vị đắng của quả bí xanh. Nếu ngộ độc nhẹ chỉ có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, dị ứng, đau rát họng, rụng tóc. Trường hợp ăn quá nhiều bí xanh bị đắng và cơ thể bị kích ứng với Cucurbitacin thì có thể gây tử vong.