Vì sao phải nghiên cứu môi trường marketing

Môi trường Marketing ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể mang tới điều kiện thuận lợi hay thách thức cho doanh nghiệp. Vậy môi trường Marketing là gì? Để có câu trả lời chi tiết và chính xác nhất, hãy cùng Luận Văn Quản Trị theo dõi bài viết sau đây.

Xem thêm:

Môi trường Marketing là môi trường bao gồm sự kết hợp của các yếu tố bên trong hoặc yếu tố bên ngoài có khả năng ảnh hưởng tới việc thiết lập các mối quan hệ và phục vụ khách hàng của công ty.

Môi trường Marketing sẽ bao gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường bên trong sẽ bao gồm những thành phần mang tính đặc thù của công ty, chủ sở hữu, công nhân, máy móc hay nguyên vật liệu Trong khi đó môi trường bên ngoài sẽ có môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.

Các nhà quản trị Marketing cố gắng dự đoán về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai thông qua việc theo dõi môi trường Marketing. Từ đó rút ra được những thay đổi nào có thể tạo ra mối đe dọa và cơ hội cho doanh nghiệp. Thông qua đó các nhà quản trị Marketing sẽ tiếp tục sửa đổi chiến lược và lên kế hoạch marketing phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của môi trường Marketing

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù có quy mô lớn hay là nhỏ thì việc phân tích môi trường Marketing là điều rất quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại ở hiện tại hoặc trong tương lai của doanh nghiệp đó. Thông qua khái niệm môi trường Marketing là gì chúng ta có thể phần nào nhận thấy được tầm quan trọng của nó. Cụ thể:

Giúp lên kế hoạch đúng đắn

Tìm hiểu về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp là điều kiện cần thiết cho việc lập kế hoạch ở trong tương lai. Khi đó những người làm Marketing cần phải có sự nhận thức toàn diện về tình hình hiện tại đồng thời dự đoán được về tương lai của môi trường Marketing thì kế hoạch mới thành công.

Giúp thấu hiểu khách hàng

Khi có kiến thức đầy đủ về môi trường Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và dự đoán được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Hiểu được điều gì mà khách hàng thực sự muốn. Đồng thời khi phân tích môi trường Marketing chuyên sâu còn giúp giảm những vướng mắc giữa người làm Marketing với khách hàng. Từ đó có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng.

Phân tích môi trường marketing giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng

Nắm được các xu hướng của thị trường

Để có thể gia nhập được vào một thị trường mới và tận dụng những xu hướng đòi hỏi cần phải có nhiều kiến thức liên quan tới môi trường marketing. Các marketer cần phải nghiên cứu chuyên sâu về mọi khía cạnh của môi trường này để có thể tạo ra một bản kế hoạch hoàn hảo nhất.

Xác định được những mối đe dọa và cơ hội

Khi có kiến thức vững chắc về môi trường Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo rằng mình đang an toàn trước những mối đe dọa trong tương lai. Đồng thời giúp khai thác hiệu quả về những cơ hội và thời cơ.

Giúp hiểu hơn về các đối thủ cạnh tranh

Với tình hình thị trường hiện nay, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Khi đó môi trường Marketing sẽ giúp cho nhà quản trị sẽ hiểu hơn về những lợi thế của đối thủ cạnh tranh và nắm được điểm yếu của các đối thủ đó.

Các thành phần của môi trường Marketing

Môi trường Marketing bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Mỗi môi trường sẽ ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động của doanh nghiệp.

Môi trường bên trong

Môi trường bên trong bao gồm tất cả những lực lượng cũng như là các yếu tố ở bên trong của một doanh nghiệp. Chúng đều có sự ảnh hưởng tới hoạt động Marketing trong doanh nghiệp đó. Môi trường bên trong bao gồm những thành phần như:

  • Con người: Nhà quản trị, nhân viên, công nhân
  • Tài chính.
  • Máy móc.
  • Nguyên vật liệu.
  • Sản phẩm, hàng hóa.

Các thành phần này sẽ được thực hiện thông qua sự kiểm soát của các nhà quản trị Marketing và nó có thể sẽ bị thay đổi nếu như môi trường bên ngoài thay đổi. Việc phân tích môi trường bên trong cũng quan trọng giống như phân tích môi trường bên ngoài. Nó chính là một phần của tổ chức, có sự ảnh hưởng tới những quyết định quảng bá và tiếp thị với khách hàng.

Môi trường bên trong doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài sẽ bao gồm những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Chúng sẽ ít hoặc không bị kiểm soát bởi những nhà marketing. Môi trường bên ngoài sẽ bao gồm hai loại cơ bản đó là:

Môi trường vi mô

Môi trường vi mô là môi trường bao gồm những lực lượng bên ngoài và các yếu tố có sự liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp: các nhà cung cấp, trung gian thị trường, đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng.

  • Nhà cung ứng: Nhà quản trị Marketing cần phải giữ được mối quan hệ tốt đẹp nhất đối với các nhà cung ứng đầu vào. Bởi nguồn lực và các loại nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
  • Trung gian thị trường: Thành phần này gồm các công ty trung gian có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng cùng với các nhà phân phối sản phẩm.
  • Đối tác: Bao gồm các công ty chuyên về lĩnh vực vận tải, công ty quảng cáo hoặc nghiên cứu về thị trường
  • Đối thủ cạnh tranh: Đó là các chủ thể kinh doanh tương tự với doanh nghiệp của bạn. Họ cũng sẽ hướng tới mục tiêu khách hàng tương tự doanh nghiệp bạn.

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô hay còn được gọi là môi trường bao phủ. Nó sẽ bao gồm toàn bộ những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và có sự tác động tới toàn bộ ngành nhưng không gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp.

  • Nhân khẩu học: Bao gồm các yếu tố có liên quan tới quy mô của dân số, cơ cấu và thành phần dân số, tốc độ phát triển đô thị hóa Yếu tố nhân khẩu học tác động trực tiếp tới nhu cầu tiêu dùng, cơ cấu của các loại hàng hóa,
  • Nền kinh tế: Đó là những yếu tố liên quan tới lãi suất, lạm phát, thuế, GDP của chính phủ Việt Nam, Thành phần này sẽ tác động lớn tới khả năng chi tiêu và ảnh hưởng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Khoa học và công nghệ: Nếu một doanh nghiệp biết cách nắm bắt sự cải tiến và đổi mới về công nghệ thì sẽ có cơ hội và thành công phát triển. Ngược lại khoa học công nghệ cũng trở thành khách thức nếu như không biết cách nắm bắt.
  • Chính trị Pháp luật: Khi doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ của Việt Nam thì cần phải tuân thủ về các quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới môi trường chính trị để tránh xảy ra các tình trạng biểu tình, đình công.
  • Văn hóa: Yếu tố văn hóa sẽ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu và đề xuất các chiến lược Marketing của một doanh nghiệp.

Tham khảo:

Để hiểu rõ hơn khái niệm môi trường Marketing là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các ví dụ về môi trường Marketing.

Ví dụ:

Sản phẩm sữa thường tập trung tới khách hàng mục tiêu là phụ nữ. Do đó doanh nghiệp cần phải chú trọng phát triển sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Đồng thời lối sống của mọi người cũng đang thay đổi từng ngày. Phụ nữ cũng được xem là thành viên tích cực kiếm thu nhập trong gia đình. Nếu như tất cả các thành viên của một gia đình đều đi làm thì họ sẽ có ít thời gian hơn cho việc mua sắm sữa. Điều này đã dẫn tới sự phát triển của các trung tâm mua sắm và siêu thị. Nơi đây khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn bất kỳ một sản phẩm sữa nào mà mình mong muốn.

Với những thông tin mà Luận Văn Quản Trị chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về môi trường marketing là gì. Để từ đó có thêm kiến thức hữu ích áp dụng vào hoạt động của doanh nghiệp mình. Chúc các bạn luôn luôn thành công.

Nguồn: Luanvanquantri.com

Tôi là Phương Tâm, dù học quản trị kinh doanh nhưng tôi lại yêu thích viết lách, tôi đã theo đuổi nó hơn 5 năm và thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, tôi là người lên kế hoạch và chịu trách nhiệm về mặt nội dung của websiteLuận văn Quản trị.