Vì sao phải nối đất biến dòng

  • Mình cần hỏi, tại sao nguồn dòng thì phải nối ngắn mạch khi không sử dụng, mọi người giúp cho câu này.

    Một máy phát điện, nếu muốn trở thành máy phát dòng thì nối tắt 2 đầu ngõ ra, điều này có đúng không. [Nối tắc 2 đầu ngõ ra của máy phát điện & chỉnh cho I_ra đạt định mức. ]

  • Nối tắt 2 đầu ngõ ra, thì còn gì nữa ta?

    Chúc vui.

  • Khi không tải , nếu mạch ko có bảo vệ để cắt , thì sẽ coi như là có tín hiệu phản hồi báo về là dòng nhỏ hơn dòng đặt --> cứ tăng lên mãi ---> BÙM
    Máy phát điện muốn làm nguồn dòng thì lấy tín hiệu dòng về mà điều khiển tốc độ quay của máy phát

    Cung cấp Oscilocope , Inverter , Switching , DC power supply , AC millivolt meter ....

  • Nguyên văn bởi hiodong Xem bài viết

    Khi không tải , nếu mạch ko có bảo vệ để cắt , thì sẽ coi như là có tín hiệu phản hồi báo về là dòng nhỏ hơn dòng đặt --> cứ tăng lên mãi ---> BÙM
    Máy phát điện muốn làm nguồn dòng thì lấy tín hiệu dòng về mà điều khiển tốc độ quay của máy phát

    Hiểu rồi, ban đầu mình có đọc 1 câu trên mạng mà không để ý lý do tại sao. Họ nói rằng, "dùng máy phát, nối tắt, rồi chỉnh kích từ, kiểm tra dòng ngắn mạch đạt giá trị định mức thì ngừng lại, thì có được nguồn dòng". Giờ thì mình đã hiểu. Cảm ơn mọi người rất nhiều..

    Mình có 1 thứ ko hiểu. Nếu dùng ko tải, & không nối tắt 2 đầu thì mạch ko kín, ko kín thì đâu có dòng ra đâu, làm sao BÙM được..

    Last edited by nsp; 20-05-2010, 14:57.

  • Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết

    Mình cần hỏi, tại sao nguồn dòng thì phải nối ngắn mạch khi không sử dụng, mọi người giúp cho câu này.

    Giải thích 1 cách đon giản thì thế này : 1] Nguồn áp [cái ta thường gặp] : U không đổi, tải là Z thì dòng ra là U/Z. Khi không tải, tức Z=vô cực, I=0. Khi ngắn mạch, Z=0 thì I = vô cực, nên Bùm. 2] Nguồn dòng [cái mà bạn hỏi] : I không đổi, tải là Z thì áp ra là I*Z. Khi không tải, tức Z=0 [ngắn mạch], U=0.

    Khi hở mạch, Z=vô cực thì U = vô cực, nên Bùm.

    Imagine all the people
    Living life in peace...

  • Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết

    Mình có 1 thứ ko hiểu. Nếu dùng ko tải, & không nối tắt 2 đầu thì mạch ko kín, ko kín thì đâu có dòng ra đâu, làm sao BÙM được..

    Như trên mình giải thích , Bùm là do quá điện áp : đánh thủng cách điện v.v...

    Imagine all the people
    Living life in peace...

  • Nguyên văn bởi aici Xem bài viết

    Nối tắt 2 đầu ngõ ra, thì còn gì nữa ta?

    Chúc vui.

    Người ta vẫn thực hiện đấy, anh Aici à. Không sao cả.
    Để ngày mai rảnh rỗi, Nhóc viết bài trả lời kỹ lượng hơn. Hic, lúc nãy viết gần xong, không hiểu sao bỗng nhiên mất hết. Bây giờ lười viết lại quá.

    Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh.

    Hi hi.

  • Biến dòng khi sử dụng phải nối tắt vì bản chất là biến áp khi I đưa về thiết bị đo lường giảm thì U tăng lên, hở mạch sẽ gây ra ở thứ cấp điện áp lớn, đánh thủng cách điện và gây hỏng Ngược lại biến áp đo lường thì o được ngắn mạch, nếu không dòng lớn, gây cháy [Mình nghĩ đây là câu trả lời cho câu hỏi của bạn M:ình cần hỏi, tại sao nguồn dòng thì phải nối ngắn mạch khi không sử dụng, mọi người giúp cho câu này.] Riêng câu hỏi này: Một máy phát điện, nếu muốn trở thành máy phát dòng thì nối tắt 2 đầu ngõ ra, điều này có đúng không. [Nối tắc 2 đầu ngõ ra của máy phát điện & chỉnh cho I_ra đạt định mức. ]

    Máy phát điện phát ra điện áp sử dụng, lấy thí dụ phát ra 3 pha 380 Volt nếu bạn nối tắt 2 đầu ra thì bằng ngắn mạch à [Gây cháy nổ..nếu bảo vệ o tác động]. Việc nối tắt đầu ra theo mình là thế này tựa như trong thí nghiệm ngắn mạch máy biến áp, người ta nối tắt thứ cấp và tăng dần điện áp đặt vào sơ cấp cho đến khi dòng thứ cấp đạt định mức. Vậy, nếu máy phát điện tạo ra máy phát dòng, chắc chỉ có cách tăng dần dòng kích từ lên để có dòng ở đầu ra máy phát và đến khi dòng đạt định mức thì dừng như vậy loại máy phát điện để có thể tạo dòng như vậy chắc là máy dùng trong thí nghiệm ới có bộ phận kích từ đặc biệt vậy

  • Máy phát điện muốn sử dụng ở chế độ ngắn mạch, các anh cần lưu ý các vấn đề sau:

    1/. Tốc độ máy phải ổn định, sao cho tần số luôn bằng tần số định mức.

    2/. Bộ điều áp phải thay đổi lại.

    Đối với máy lớn, thì phải cấp nguồn ngoài cho nó, và chuyển sang chế độ điều chỉnh dòng kích từ bằng tay [chế độ manual]. Đối với máy nhỏ, thay bộ điều áp bằng 1 bình ắc quy và 1 bộ biến trở để điều chỉnh dòng kích từ. Tất nhiên, nếu các anh chị có thể lắp ráp một bộ cấp dòng thay đổi được thì không nhất thiết phải như vậy.

    3/. Cần tham khảo đặc tính ngắn mạch của máy phát để biết mình chỉ nên tăng dòng điện kích từ đến bao nhiêu.

    Bài sau Nhóc sẽ nêu các trường hợp cần thiết phải sử dụng máy phát điện ở chế độ ngắn mạch.

    Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh.

    Hi hi.

  • Dùng máy phát ở chế độ ngắn mạch làm nguồn dòng. Lợi điểm của phương pháp này là có thể tạo nguồn dòng bằng dòng định mức của máy phát trong thời gian dài để phục vụ công tác thử nghiệm, trong khi chỉ tốn một năng lượng ít hơn nhiều so với mang tải với dòng đó. Một ứng dụng thường được sử dụng máy phát ở chế độ ngắn mạch như sau: 1/. Thử nghiệm ngắn mạch trạm truyền tải hoặc phân phối khi mới lắp đặt xong. Sau khi lắp đặt xong, người ta cần kiểm tra tất cả các máy biến dòng, mạch đấu nối của nó, cực tính, pha, các tải của nó như đồng hồ đo, rơ le bảo vệ... Tuy nhiên khi chưa đóng điện thì không thể có dòng để kiểm chứng. Người ta sẽ lấy 1 máy phát điện diesel có dòng điện tương đối gần bằng dòng định mức của các CT. Máy được đấu nối vào 1 đầu [thí dụ đầu vào của đường dây 171]. Tất cả các đầu vào còn lại đều được nối ngắn mạch. máy cắt 171 luôn đóng. Các máy cắt khác lần lượt đóng và mở ra. Mỗi lần thay đổi 1 máy cắt, ta cần giảm kích thích để đưa dòng ngắn mạch về 0. Mỗi máy cắt sau khi đóng vào, ta sẽ điều khiển dòng kích từ để tăng dần dòng ngắn mạch đến trị số định mức. Kiểm tra trị số và góc pha của dòng điện tại tất cả các CT có liên quan. Kiểm tra các trị số đọc trên các dụng cụ đo đếm và bảo vệ : Amp kế, W khm kế, các rơ le bảo vệ có sử dụng tín hiệu dòng...]

    nếu dòng định mức của máy phát > dòng định mức của trạm, ta có thể thử nghiệm quá tải trên trạm một cách an toàn, mà không cần nguồn công suất lớn nguy hiểm.

    Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh.

    Hi hi.

  • Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết

    Dùng máy phát ở chế độ ngắn mạch làm nguồn dòng. Lợi điểm của phương pháp này là có thể tạo nguồn dòng bằng dòng định mức của máy phát trong thời gian dài để phục vụ công tác thử nghiệm, trong khi chỉ tốn một năng lượng ít hơn nhiều so với mang tải với dòng đó. Một ứng dụng thường được sử dụng máy phát ở chế độ ngắn mạch như sau: 1/. Thử nghiệm ngắn mạch trạm truyền tải hoặc phân phối khi mới lắp đặt xong. Sau khi lắp đặt xong, người ta cần kiểm tra tất cả các máy biến dòng, mạch đấu nối của nó, cực tính, pha, các tải của nó như đồng hồ đo, rơ le bảo vệ... Tuy nhiên khi chưa đóng điện thì không thể có dòng để kiểm chứng. Người ta sẽ lấy 1 máy phát điện diesel có dòng điện tương đối gần bằng dòng định mức của các CT. Máy được đấu nối vào 1 đầu [thí dụ đầu vào của đường dây 171]. Tất cả các đầu vào còn lại đều được nối ngắn mạch. máy cắt 171 luôn đóng. Các máy cắt khác lần lượt đóng và mở ra. Mỗi lần thay đổi 1 máy cắt, ta cần giảm kích thích để đưa dòng ngắn mạch về 0. Mỗi máy cắt sau khi đóng vào, ta sẽ điều khiển dòng kích từ để tăng dần dòng ngắn mạch đến trị số định mức. Kiểm tra trị số và góc pha của dòng điện tại tất cả các CT có liên quan. Kiểm tra các trị số đọc trên các dụng cụ đo đếm và bảo vệ : Amp kế, W khm kế, các rơ le bảo vệ có sử dụng tín hiệu dòng...]

    nếu dòng định mức của máy phát > dòng định mức của trạm, ta có thể thử nghiệm quá tải trên trạm một cách an toàn, mà không cần nguồn công suất lớn nguy hiểm.

    Khi nghiệm thu các sau lắp đặt các thiết bị năng lượng cũng phải thử nghiệm lại các thiết bị bảo vệ nhưng mình chưa thấy ai thử bằng dòng thực như vậy, người ta dùng các thiết bị tạo dòng bơm vào để thử. Còn thử công suất thực thì người ta dùng các bộ load bank

  • Nguyên văn bởi thanh_nam Xem bài viết

    Khi nghiệm thu các sau lắp đặt các thiết bị năng lượng cũng phải thử nghiệm lại các thiết bị bảo vệ nhưng mình chưa thấy ai thử bằng dòng thực như vậy, người ta dùng các thiết bị tạo dòng bơm vào để thử. Còn thử công suất thực thì người ta dùng các bộ load bank

    Các rơ le bảo vệ phải thử nghiệm nhiều bước khác nhau.

    Bước 1 thử nghiệm bơm dòng và thử tác động khi không đặt vào hệ thống. Việc thử này để bảo đảm các thông số hoạt động của rơ le.


    Bước 2, thử tác động. Bơm dòng và thử cho rơ le có tác động đến tất cả các máy cắt liên hệ hay không. Còn gọi là thử liên động rơ le. Việc thử này bảo đảm được mạch tín hiệu xuất ra của rơ le hoạt động tốt., và mạch nhị thứ được đấu nối đúng.
    Bước 3 phối hợp thử ngắn mạch máy phát hoặc ngắn mạch hệ thống để xem các tác động của rơ le. Việc thử này bảo đảm các tín hiệu bên ngoài đưa vào rơ le được đấu nối và làm việc đúng. Bước 1 thử nghiệm rất nhiều hạng mục, trong đó phải lấy thông số chính xác. Các bước 2 và 3 chỉ cần theo dõi tác động nên chỉ thử ít hạng mục và thông số không cần chính xác. Dùng các bộ tạo dòng, người ta chỉ thử được mạch nhị thứ thôi. Muốn thử cả mạch nhất thứ phải thử dòng thực.

    Nếu dùng máy phát hoặc nguồn khác thử qua load bank sẽ tốn một công suất tỏa nhiệt rất lớn, trong khi thử ngắn mạch thì công suất sử dụng sẽ nhỏ hơn nhiều.

    Last edited by cô nhóc; 25-05-2010, 17:08.

    Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh.

    Hi hi.

  • Một ứng dụng thứ 2 của máy phát làm việc với chế độ ngắn mạch, đó là thử nghiệm chính máy phát đó sau khi lắp đặt. Sau khi lắp đặt 1 tổ máy thí dụ như tổ tua bin khí, người ta phải chạy thử nghiệm thu từng phần. Trong các hạng mục nghiệm thu từng phần đó có các thử nghiệm bên phần Tua bin, và các thử nghiệm phần điện. Thử nghiệm phần điện có thử không tải và thử ngắn mạch. Sau khi hoàn tất các thử nghiệm trên mới đưa máy vào thử mang tải. Thử không tải để bảo đảm toàn bộ hệ thống làm việc ổn định với điện áp định mức, và quá định mức trong phạm vi cho phép. Thử ngắn mạch để bảo đảm độ tăng nhiệt độ cho phép của thiết bị khi mang dòng định mức và quá định mức trong phạm vi cho phép. Người ta thường kết hợp 2 thử nghiệm đó để kiểm tra luôn hệ thống đo lường và bảo vệ [nhất thứ và nhị thứ]. Trong đó, quan trong nhất là kiểm tra phần đấu nối. Để thử ngắn mạch, bộ điều thế phải chuyển qua chế độ điều khiển dòng kích từ bằng tay. Do điện áp máy phát =0 do ngắn mạch nên không có nguồn cho kích từ, mà phải lấy nguồn ngoài. Ngắn mạch máy phát tại các điểm quy định để thử nghiệm các thiết bị đo lường và rơ le bảo vệ. Thí dụ như ngắn mạch đầu cực máy phát để thử tác động rơ le so lệch, rơ le quá dòng thứ tự nghịch... Ngắn mạch 1 pha với đất để thử quá dòng chạm đất. Ngắn mạch ngoài máy cắt để thử bảo vệ so lệch khối. Ngắn mạch ngoài gần thanh cái để thử bảo vệ quá dòng thấp áp...

    Việc thử nghiệm không tải và ngắn mạch với máy phát điện sau lắp đặt là bắt buộc đối với các nhà cung cấp châu Âu như ABB, Gec Alsthom, ... Với tiêu chuẩn Việt Nam, có nhất thiết phải thử hay không thì Nhóc không nhớ.

    Last edited by cô nhóc; 25-05-2010, 17:11.

    Nhóc thích nghịch điện, Nhóc thích xì păm, Nhóc thích trêu mấy anh.

    Hi hi.

  • Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết

    Một ứng dụng thứ 2 của máy phát làm việc với chế độ ngắn mạch, đó là thử nghiệm chính máy phát đó sau khi lắp đặt. Sau khi lắp đặt 1 tổ máy thí dụ như tổ tua bin khí, người ta phải chạy thử nghiệm thu từng phần. Trong các hạng mục nghiệm thu từng phần đó có các thử nghiệm bên phần Tua bin, và các thử nghiệm phần điện. Thử nghiệm phần điện có thử không tải và thử ngắn mạch. Sau khi hoàn tất các thử nghiệm trên mới đưa máy vào thử mang tải. Thử không tải để bảo đảm toàn bộ hệ thống làm việc ổn định với điện áp định mức, và quá định mức trong phạm vi cho phép. Thử ngắn mạch để bảo đảm độ tăng nhiệt độ cho phép của thiết bị khi mang dòng định mức và quá định mức trong phạm vi cho phép. Người ta thường kết hợp 2 thử nghiệm đó để kiểm tra luôn hệ thống đo lường và bảo vệ [nhất thứ và nhị thứ]. Trong đó, quan trong nhất là kiểm tra phần đấu nối. Để thử ngắn mạch, bộ điều thế phải chuyển qua chế độ điều khiển dòng kích từ bằng tay. Do điện áp máy phát =0 do ngắn mạch nên không có nguồn cho kích từ, mà phải lấy nguồn ngoài. Ngắn mạch máy phát tại các điểm quy định để thử nghiệm các thiết bị đo lường và rơ le bảo vệ. Thí dụ như ngắn mạch đầu cực máy phát để thử tác động rơ le so lệch, rơ le quá dòng thứ tự nghịch... Ngắn mạch 1 pha với đất để thử quá dòng chạm đất. Ngắn mạch ngoài máy cắt để thử bảo vệ so lệch khối. Ngắn mạch ngoài gần thanh cái để thử bảo vệ quá dòng thấp áp...

    Việc thử nghiệm không tải và ngắn mạch với máy phát điện sau lắp đặt là bắt buộc đối với các nhà cung cấp châu Âu như ABB, Gec Alsthom, ... Với tiêu chuẩn Việt Nam, có nhất thiết phải thử hay không thì Nhóc không nhớ.

    Cảm ơn ý kiến trên của em, để anh hỏi lại kỹ xem nhưng mà theo trí nhớ của Anh thì chổ Anh máy phát ABB, 6.3KV,4.3 MW,IDEAL SAB của ABB chỉ thử bằng load bank để thử quá tải còn vụ thử ngắn mạch thì anh chưa nghe để hỏi lại PTN của xí nghiệp.Thường định kỳ, anh thấy kiểm tra bằng cách Test bơm dòng .Với lại theo anh nghĩ việc kiểm tra đấu nối thì đơn giản, còn tạo ra 1 vụ ngắn mạch để thử có mạo hiểm và cần thiết không bởi vì dòng ngắn mạch hoàn toàn có thể tính toán được?Chưa kể đem Test Load Bank từ Singapore qua tốn kém chứ o rẻ đâu mà cả 2 công trình họ đều phải làm vậy. Vậy phải chăng Test như em nói chỉ thực hiện ở nhà máy sản xuất thôi

Video liên quan

Chủ Đề