Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 14 15 16

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 5

134

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chính tả trang 14, 15 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 14, 15 Chính tả - Tuần 21

Câu 1 trang 14 VBT Tiếng Việt lớp 5: Tìm và viết lại các từ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc  gi, có nghĩa như sau :

- Giữ lại để dùng về sau : ...............

- Biết rõ, thành thạo : ....................

- Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao :..............

b] Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :

- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm :..........

- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả :.............

- Đồng nghĩa với giữ gìn :..................................

Phương pháp giải:

a. Con phải tìm các từ thoả mãn hai yêu cầu sau:

- Chứa các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi

- Đúng với ý nghĩa mà đề bài đưa ra.

b. Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :

-   Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.

-   Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quà.

-   Đồng nghĩa với giữ gìn.

Trả lời:

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau :

- Giữ lại để dùng về sau : để dành, dành dụm

- Biết rõ, thành thạo : rành rọt, rành rẽ, rành

- Đồ đựng đan bàng tre nứa, đáy phẳng, thành cao : cái giành

b] Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :

- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm : dũng cảm, can đảm

- Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả : vỏ

- Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ

Câu 2 trang 15 VBT Tiếng Việt lớp 5: a] Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau :

Bầu trời rộng thênh thang

Là căn nhà của gió

Chân trời như cửa ngỏ

Thả sức gió đi về

Nghe cây lá ….ầm ....ì

Ấy là khi gió hát

Một biển sóng lao xao

Là gió đang ....ạo nhạc

Những ngày hè oi bức

Cứ tưởng gió đi đâu

Gió nép vào vành nón

Quạt ....ịu trưa ve sầu

Gió còn lượn lên cao

Vượt sông dài biển rộng

Cõng nước làm mưa ….ào

Cho xanh tươi đồng ruộng

Gió khô ô muối trống

Gió đẩy cánh buồm đi

Gió chẳng bao........... ờ mệt!

Nhưng đố ai biết được

Hình ....áng gió thế nào.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm trong mẩu chuyện vui sau :

Sợ mèo không biết

Một người bị bệnh hoang tương, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mai ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hai giai thích :

- Bên công có một con mèo.

Bác sĩ bảo :

- Nhưng anh đã biết mình không phai là chuột kia mà.

Anh ta trả lời:

- Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhơ con mèo nó không biết điều ấy thì sao ?

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập:

a. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống sao cho phù hợp.

b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm sao cho phù hợp.

Trả lời:

a] Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau :

Dáng hình ngọn gió

Bầu trời rộng thênh thang

Là căn nhà của gió

Chân trời như cửa ngỏ

Thả sức gió đi về

Nghe cây lá rầm rì

Ấy là khi gió hát

Một biển sóng lao xao

Là gió đang dạo nhạc

Những ngày hè oi bức

Cứ tưởng gió đi đâu

Gió nép vào vành nón

Quạt dịu trưa ve sầu

Gió còn lượn lên cao

Vượt sông dài biển rộng

Cõng nước làm mưa rào

Cho xanh tươi đồng ruộng

Gió khô ô muối trống

Gió đẩy cánh buồm đi

Gió chẳng bao giờ mệt!

Nhưng đố ai biết được

Hình dáng gió thế nào.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm trong mẩu chuyện vui sau :

Sợ mèo không biết

Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hãi giải thích :

- Bên cổng có một con mèo.

Bác sĩ bảo :

- Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.

Anh ta trả lời:

- Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao ?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp rồi ghi vào chỗ trống:

[giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm]

a] Công nhân: ........

b] Nông dân: ........

c] Doanh nhân: ........

d] Quân nhân: ........

e] Trí thức: ........

g] Học sinh: ........

Phương pháp giải:

- Công nhân: chỉ những người lao động chân tay, làm việc ăn lương trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường,...

- Nông dân: chỉ người lao động sản xuất nông nghiệp.

- Doanh nhân: chỉ những người làm nghề kinh doanh

- Quân nhân: chỉ những người thuộc quân đội.

- Trí thức: chỉ những người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.

- Học sinh: chỉ người học ở bậc phổ thông.

Lời giải chi tiết:

a] Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí

b] Nông dân : thợ cấy, thợ cày

c] Doanh nhân : tiểu thương, chủ tiệm

d] Quân nhân : đại úy, trung sĩ

e] Tri thức : giáo viên, bác sĩ, kĩ sư

g] Học sinh : học sinh tiểu học, học sinh trung học

Câu 3

Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên [Tiếng Việt 5, tập một, trang 27] và trả lời câu hỏi:

Con Rồng cháu Tiên

      Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

     Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

Theo Nguyễn Đổng Chi

a] Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ?

b] Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những từ bắt đầu bằng tiếng đồng [có nghĩa là “cùng”], ví dụ : đồng hương [cùng quê], đồng lòng [cùng một ý chí].

□ đồng môn

□ đồng quê

□ đồng ca

□ đồng cảm

□ đồng chí

□ đồng ruộng

□ đồng thanh

□ đồng bằng

□ đồng đội

□ đồng nghĩa

□ đồng hồ

□ đồng tình

□ đồng thau

□ đồng âm

□ đồng phục

□ đồng ý

□ đồng ngũ

□ đồng tiền

□ đồng hành

□ đồng tâm


c. Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.

Phương pháp giải:

a. Đồng bào: Những người cùng chung giống nòi, cùng đất nước [đồng: cùng; bào: màng bọc thai nhi]

b. Con suy nghĩ và đánh dấu tích vào ô trống thích hợp.

c. Con suy nghĩ và đặt câu sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a] Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào ? Người Việt Nam gọi nhau là đồng bào vì đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

b] Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước những từ bắt đầu bằng tiếng đồng [có nghĩa là “cùng”], ví dụ đồng hương [cùng quê], đồng lòng [cùng một ý chí]. 

✓ đồng môn

✓ đồng quê

✓ đồng ca

✓ đồng cảm

✓ đồng chí

□ đồng ruộng

✓ đồng thanh

□ đồng bằng

✓ đồng đội

✓ đồng nghĩa

□ đồng hồ

✓ đồng tình

□ đồng thau

✓ đồng âm

✓ đồng phục

✓ đồng ý

✓ đồng ngũ

□ đồng tiền

✓ đồng hành

✓ đồng tâm

c] Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được :

- Ba tôi và ba Nam là đồng đội cũ của nhau.

- Chị tôi hát rất hay nên được chọn vào đội đồng ca của trường.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề