Ý nghĩa của bánh qui

Bánh quy gừng [Ginger Bread] xuất hiện từ thế kỷ thứ 8, được làm từ những mẩu bánh mì còn thừa, mật ong, gừng, gia vị khác nhau. Sau đó, chúng được người Đức nhập cư đưa vào Thụy Điển kể từ thế kỷ thứ 13. Lúc này, bánh quy gừng được bán ở nhà thuốc, tu viện và các chợ trời nhằm mục đích chữa bệnh. Dần dần, món bánh này mới trở nên phổ biến và được bán khắp các tiệm làm bánh. 

Bánh quy gừng là một trong những món bánh không thể thiếu trong dịp Giáng sinh.

Nguyên liệu làm bánh quy gừng không cầu kỳ, chủ yếu gồm bột mì, đường, trứng gà hoặc bơ... Để tăng thêm hương vị, người ta sẽ bỏ thêm các loại gia vị có hương vị mạnh như: quế, đinh hương, hạt nhục đậu khấu... xay nhuyễn. Sau khi trộn, nhồi bột, thợ làm bánh sẽ dùng khuôn và cắt khối bột thành nhiều hình thù độc đáo, đậm chất Giáng sinh như: hình ngôi sao, hình tuần lộc, hình cây thông, hình hoa tuyết... và đem đi nướng ở nhiệt độ thích hợp. 

Tùy theo sở thích, người ta có thể làm bánh quy thành nhiều hình thù khác nhau.

Bánh quy gừng không chỉ là món bánh đặc trưng của mùa đông, mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chiếc bánh quy tuy nhỏ nhưng lại đem đến sự ấm áp từ vị gừng ấm nóng, kết hợp thêm một tách trà thơm lừng là đã có ngay buổi chiều hoàn mỹ. 

>>> Xem thêm: 5 loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp Giáng sinh

2. Cách làm bánh quy gừng Giáng sinh

Dưới đây, 2 Đẹp sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách làm bánh quy gừng Giáng sinh. Thành phẩm có độ giòn ngon, thơm lưng mùi bột và bơ. Sau đó, bạn có thể bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi Zip và đem tặng người thân, bạn bè như một món quà Giáng sinh ý nghĩa.

2.1 Nguyên liệu làm bánh quy gừng Giáng sinh

- Bột mì: 210gr

- Bột gừng: 5gr

- Bột quế: 2gr

- Baking Soda: 1/2 muỗng cà phê

- Mật ong: 2 muỗng

- Đường bột: 150gr

- Đường nâu: 50gr

- Bơ lạt: 85gr

- Trứng gà: 1 quả

- Lòng trắng trứng gà: 1 cái

- Màu thực phẩm, muối

2.2 Cách làm bánh quy gừng Giáng sinh

Bước 1: Trộn bột

- Trộn đều 3 loại bột: bột mì, bột gừng, bột quế cùng Baking Soda.

- Sau đó, đánh đều 85gr bơ lạt và 50gr đường nâu. Khi hỗn hợp tan hết thì cho thêm 50gr mật ong vào đánh đều.

- Thêm 1 quả trứng gà vào hỗn hợp bột vừa trộn và trộn đều.

Bước 2: Cán bột, nướng bánh

- Cho bột vào hỗn hợp bơ trứng, sau đó nhồi thành 1 khối mịn. Bọc kín và để bột nghỉ trong tủ lạnh ít nhất 2 tiếng.

- Sau đó, lấy bột ra, dùng cán cán bột dày khoảng 0,5cm là được.

- Dùng khuôn cắt bánh quy thành những hình thù tùy thích.

- Đem nướng bánh ở nhiệt độ 165 độ C trong vòng 10 - 15 phút đến khi bánh chín đều các mặt.

Bước 3: Trang trí

- Đánh mịn 150gr đường bột và 1 lòng trắng trứng gà.

- Chia kem thành 3 phần đều nhau rồi pha màu thực phẩm yêu thích.

- Đổ kem vào túi bắt kem rồi trang trí bánh quy gừng.

- Cuối cùng, cho những chiếc bánh quy vào lò nướng, nướng thêm 2 - 4 phút để phần kem trang trí khô cứng lại là được. 

2.3 Video hướng dẫn làm bánh quy gừng Giáng sinh

2.4 Lưu ý khi làm bánh quy gừng Giáng sinh

- Bạn có thể để bột trong tủ lạnh tối đa 2 ngày trước khi nướng bánh quy gừng. 

- Bạn nên chia khối bột thành 2 phần để dễ cán hơn cũng như bột không quá mềm khi để ở bên ngoài tủ lạnh.

- Trước khi nướng bánh, bạn nên đặt một tấm giấy nến lên trên khay nướng nhằm mục đích chống dính. Mỗi chiếc bánh nên được đặt cách nhau ít nhất 2,5cm để tránh tình trạng bánh nở và dính vào nhau. 

- Bánh quy gừng nên được để nguội hoàn toàn, khoảng 20 - 30 phút trước khi bắt đầu trang trí nhằm mục đích giúp kem không bị chảy.

- Để bảo quản bánh quy gừng Giáng sinh, bạn nên để chúng thật nguội và cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy hoặc túi Zip. 

3. Bánh quy gừng mua ở đâu? Địa điểm bán bánh quy gừng Giáng sinh Hà Nội?

Dù không phải ngày lễ chính ở Việt Nam nhưng Giáng sinh cũng là một trong những dịp lễ được giới trẻ yêu thích. Thông thường, trong những ngày này, mọi người thường tụ tập, liên hoan ăn uống cũng như trao tặng nhau những món quà ý nghĩa. Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ mua bánh quy gừng Hà Nội thì có thể tham khảo một số địa chỉ sau nhé:

- Balê Cake - 60 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội.

- Le Douxi - 27 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội

- The Moon Bakery - 20/353/38 An Dương Vương, Tây Hồ, Hà Nội. 

- Tiệm bánh Changi - Toà N04A Khu Đô thị Ngoại Giao Đoàn, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

- Ngon Bakery - 74 Ngách 26/23 ngõ 120 Yên Lãng, Hà Nội.

Bánh quy gừng là món quà Giáng sinh ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè.

Ngoài ra, tại một số quán cà phê cũng bán các loại đồ uống theo mùa Giáng sinh, bánh Giáng sinh thơm ngon như bánh quy gừng. Vì vậy, bạn có thể đón Giáng sinh cùng bạn bè, thưởng thức ly trà  thơm cùng những chiếc bánh quy gừng ấm nóng nhé!

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như cách làm món bánh đặc trưng của Giáng sinh - bánh quy gừng. Chúc các bạn thực hiện thành công và có một mùa Giáng sinh an lành, ý nghĩa bên người thân, bạn bè!

Thật ra, không phải tự nhiên mà người ta lại có những món bánh Giáng sinh đặc trưng cho ngày lễ đó. Vì mỗi loại bánh, từ nguồn gốc ra đời đến khâu chế biến, lựa chọn nguyên liệu đều có ý nghĩa riêng của nó.

Bánh khúc cây

Món bánh đầu tiên nhất định phải thưởng thức mỗi khi Giáng Sinh về chính là bánh khúc cây. Đây là món bánh dành riêng cho dịp lễ đầy sắc màu này. Bánh có nguồn gốc từ Pháp với tên gọi là Bûche de Noël, có nghĩa là “khúc cây lễ Giáng sinh”.

Theo truyền thống, trong đêm trước Giáng sinh, các gia đình sẽ chặt một khúc cây lớn đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, rượu nóng và đọc lên những lời cầu nguyện.

Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà tránh khỏi thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Mỗi vùng, mỗi đất nước khác nhau sẽ lựa chọn các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian khách nhau để làm nghi thức này.

Đến khoảng năm 1875, chiếc bánh khúc cây đầu tiên ra đời do một người thợ làm bánh người Pháp có ý định làm một chiếc bánh ngọt hình khúc cây thay cho khúc cây thật. Sau đó phong tục này lan rộng ra và tiếp nối đến bây giờ. 

Hay nói cách khác, bánh khúc cây ăn vào ngày Giáng Sinh nhằm mang ý nghĩa cầu mong sự an lành, hạnh phúc cho mọi người.

Ngày nay, những chiếc bánh khúc cây được trang trí bởi bột đường trắng giống như tuyết, trái cây tươi và những cái nấm được làm bằng kem đường hay phủ lên đó hình ảnh của những cây thông, ông già Noel, thảm cỏ, người tuyết… khiến chúng ta liên tưởng đến một khu rừng đầy sắc màu.

Bánh khúc cây tuy không phải là món bánh truyền thống của người Việt Nam nhưng nhiều năm trở lại đây, khi biên giới về văn hóa trở nên mờ nhạt, mỗi dịp Giáng Sinh về, loại bánh này cũng trở thành món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng và lựa chọn. Hương vị thơm ngon cùng ý nghĩa của món bánh làm cho không khí ngày Giáng Sinh thêm nhộn nhịp, hấp dẫn hơn.

Bánh quy gừng

Cũng giống như bánh khúc cây, bánh quy gừng hay còn gọi là gingerbread là món bánh Giáng sinh không thể thiếu trong các gia đình. Những chiếc bánh thơm ngon, giòn tan với đủ kiểu dáng, màu sắc được làm vào ngày lễ Giáng sinh nhằm mục đích vừa để thưởng thức vừa để đãi khách tới chơi nhà. Vị ấm áp của những chiếc bánh dường như tạo cho người khác cảm giác xua tan cái lạnh của mùa đông.

Bánh quy gừng có thể có hình thù là tất cả những gì mà con người có thể tưởng tượng ra như hình người, hình tuần lộc, hình trái tim, bông hoa tuyết, bánh quy nhà gừng, bánh quy gừng đoàn tàu…

Về nguồn gốc, chiếc bánh quy gừng đã có từ xa xưa, từ thời Hy Lạp cổ đại đã bắt đầu xuất hiện những chiếc bánh quy gừng đầu tiên và người Ai Cập đã sử dụng nó cho các mục đích nghi lễ. Đến thế kỷ 11, gingerbread lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu khi đoàn quân viễn chinh lấy cắp được công thức làm bánh từ Trung Đông, mang về cho đầu bếp của họ sử dụng.

Vài năm sau đó, khi gừng và các gia vị làm bánh đã trở nên dễ dàng tiếp cận hơn với công chúng, bánh quy gừng không còn là món bánh chỉ dành riêng cho giới quý tộc mà nó đã đến tay của những người bình dân.

Ban đầu, nó được làm từ hạnh nhân, vụn bánh mì cũ, nước hoa hồng, đường và gừng. Đến thế kỷ 16, người Anh đã làm mới công thức làm bánh bằng cách thay vụn bánh bằng bột, cho thêm trứng và đường phèn, kết quả là bánh đã trở nên nhẹ hơn rất nhiều.

Nhằm thể hiện tình cảm với các chính khách nước ngoài, Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất đã dày công tìm tòi một loại bánh vừa đơn giản vừa độc đáo.Và bà đã làm ra chiếc bánh quy gừng hình người đầu tiên của nước Anh với ruy-băng đỏ vòng quanh cổ, tượng trưng cho biểu tượng của tình yêu.

Sau đó, bắt nguồn từ ý tưởng trong những câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm thường xuất hiện chiếc nhà được làm từ các loại bánh kẹo nên các nghệ nhân làm bánh ở Đức đã phát triển chiếc bánh quy gừng thành bánh nhà gừng đẹp mắt.

Ngày nay, mỗi khi đến mùa Giáng Sinh, hình ảnh của những chiếc bánh Giáng sinh với đủ hình dáng được mọi người tự làm hoặc mua tặng cho nhau như một cách thể hiện tình yêu.

Video liên quan

Chủ Đề