Asia-pacific trade agreement free trade agreement là gì năm 2024

The Asia-Pacific Trade Agreement (APTA) is a preferential trade arrangement formerly known as the Bangkok Agreement. The Bangkok Agreement, signed in 1975 as an initiative of the United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (UNESCAP), is a preferential trade arrangement among developing countries. Till now, signatories to the Agreement include China, Bangladesh, India, Lao, Republic of Korea and Sri Lanka. At the First Session of the Ministerial Council of the Bangkok Agreement in Beijing on November 2, 2005, representatives from the member countries endorsed the revised text of the Agreement and decided to rename the Agreement as the Asia-Pacific Trade Agreement. Since Sep. 1 st, 2006, the outcome of the third round of tariff cut talks was successfully implemented by all members of APTA. At present, the fourth round of negotiations is underway and it involves tariff concessions of trade in goods, trade in services, investment, trade facilitation, and non-tariff measures, etc.

Thúc đẩy phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Năng lực sản xuất ngày càng cao dẫn đến tình trạng luôn thiếu hụt thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt nhất. Đó là lý do tại sao các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ngày càng trở nên phổ biến và là chìa khóa để các nước phát triển hội nhập quốc tế.

Theo Cục Quản lý Thương mại Quốc tế, Hiệp định thương mại tự do là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia nhằm giảm thiểu các hạn chế xuất nhập khẩu. Với chính sách thương mại tự do, có rất ít (hoặc không có) thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp hoặc cấm đoán của chính phủ để ngăn cản việc trao đổi sản phẩm và dịch vụ qua biên giới quốc tế.

Asia-pacific trade agreement free trade agreement là gì năm 2024

(Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/)

FTAs hoạt động như thế nào?

Trong thế giới hiện đại, một thỏa thuận chung và chính thức giữa các quốc gia thường được sử dụng để đạt được các chính sách thương mại tự do. Tuy nhiên, một chính sách thương mại tự do có thể chỉ bao gồm việc loại bỏ một hạn chế thương mại bất kỳ.

Chính phủ không cần phải thực hiện hành động cụ thể để thúc đẩy thương mại tự do. Lập trường này được gọi là tự do kinh tế (Laissez-Faire) hay tự do hóa thương mại. Các chính phủ có hiệp định hoặc chính sách thương mại tự do không từ bỏ tất cả các quy định về xuất nhập khẩu hoặc loại bỏ tất cả các biện pháp bảo hộ. Chỉ có một số FTA trong thương mại toàn cầu hiện đại dẫn đến thương mại hoàn toàn tự do.

Chẳng hạn, một quốc gia có thể cho phép thương mại tự do với một quốc gia khác với những hạn chế cấm nhập khẩu một số loại dược phẩm chưa được cơ quan quản lý của quốc gia đó phê duyệt, động vật chưa được tiêm phòng hoặc thực phẩm chế biến không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc gia đó. Ví dụ tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy định cấm Thuốc bảo vệ thực vật, vậy nên các quốc gia khác không thể xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam.

Ngược lại, để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài trong một số ngành nhất định, có thể có các quy tắc loại trừ cụ thể một số mặt hàng khỏi tình trạng miễn thuế. Chẳng hạn như việc Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường, giúp người nông dân tiêu thụ hết mía đã thu hoạch và tăng đáng kể nguồn thu nhập từ mía.

Asia-pacific trade agreement free trade agreement là gì năm 2024
FTA tăng cường thương mại quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Nguồn: https://www.qad.com/)

Thương mại tự do - Chìa khóa để hội nhập quốc tế

Sự phát triển nhanh chóng của quốc gia

Nhiều quốc gia đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc nhờ tự do thương mại như Nhật Bản, Singapore đã thành công trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư quốc tế và cung cấp việc làm được trả lương tương đối cao cho người lao động địa phương bằng cách tập trung vào xuất khẩu và các nguồn tài nguyên mà họ có lợi thế so sánh mạnh.

Giá thành toàn cầu giảm

Thương mại tự do thúc đẩy môi trường nơi các quốc gia cạnh tranh để cung cấp tài nguyên của họ với chi phí phải chăng nhất. Vì thế, các nhà sản xuất có thể cung cấp hàng hóa thành phẩm với giá thấp hơn, giúp cho người tiêu dùng có nhiều sức mua hơn.

Kinh doanh thua lỗ và thất nghiệp

Mặt khác, khi một quốc gia mở cửa biên giới cho thương mại tự do, thất nghiệp tại địa phương có thể xảy ra nếu các ngành công nghiệp trong nước không thể cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Các doanh nghiệp quy mô lớn có thể chuyển đến các quốc gia có tiêu chuẩn lao động và môi trường lỏng lẻo hơn, dẫn đến tình trạng sử dụng lao động trẻ em hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Tăng sự phụ thuộc vào thị trường toàn cầu

Thương mại tự do cũng có thể làm tăng sự phụ thuộc của quốc gia vào thị trường bên ngoài. Ví dụ, một quốc gia sản xuất một số mặt hàng trong nước có thể đạt được lợi ích chiến lược mặc dù giá của chúng thấp hơn trên thị trường toàn cầu. Quốc gia có thể phải bắt đầu lại các ngành công nghiệp này từ đầu trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc thiên tai khác.

Việt Nam tích cực tham gia ký kết các Hiệp định FTA, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững

Kể từ năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO với tư cách là thành viên thứ 150và cam kết khi gia nhập sẽ tuân thủ hoàn toàn các hiệp định của WTO về định giá hải quan, các rào cản thương mại kỹ thuật (TBT) và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS). Hiệp định thương mại song phương (BTA) đã đạt được giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào năm 2000 và có hiệu lực vào năm 2001.

Việt Nam là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bên cạnh đó, Việt Nam đã đàm phán các hiệp định thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Chile và Nhật Bản cùng với các quốc gia ASEAN. Vào năm 2015, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với khối Liên minh Hải quan do Nga đứng đầu cũng như hiệp định thương mại song phương với Hàn Quốc. Việt Nam và EU đã ký kết hiệp định thương mại tự do vào năm 2019 và hiệp định này sẽ có hiệu lực vào tháng 8/2020. Hiện tại, Việt Nam và các quốc gia EFTA đang tích cực thảo luận về hiệp định thương mại tự do (Na Uy, Iceland, Liechtenstein và Thụy Sĩ).

Asia-pacific trade agreement free trade agreement là gì năm 2024
EVFTA - Một FTA thế hệ mới quan trọng giữa EU và Việt Nam (Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/)

Đặc biệt, trong các FTA thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), có những cam kết liên quan đến phát triển bền vững, có thể nâng cao bước tiến của Việt Nam trong phát triển bền vững. Đặc biệt, trong EVFTA, Chương 13 Thương mại và Phát triển bền vững có các cam kết thúc đẩy phát triển bền vững, đặc biệt là thúc đẩy đóng góp của các khía cạnh liên quan đến thương mại và đầu tư trong các vấn đề lao động và môi trường.

Ngoài ra, Việt Nam đã cùng 10 quốc gia khác ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Đối với Việt Nam, hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019.

Asia-pacific trade agreement free trade agreement là gì năm 2024
Một số FTA của Việt Nam (Nguồn: https://mtavietnam.com/)

Ngày 04/03/2023, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam và Israel đã thống nhất nội dung và tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA), chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại song phương trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel trong năm 2023.

Asia-pacific trade agreement free trade agreement là gì năm 2024
Hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/)

Việc ký kết các FTA có thể thúc đẩy đáng kể nền kinh tế Việt Nam cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhưng nó cũng làm tăng sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với các cơ hội giao dịch, Việt Nam có thể đối mặt với nhiều vấn đề như thất nghiệp và khó đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ.

Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, cộng đồng doanh nghiệp và địa phương cần nắm bắt các cam kết của Việt Nam và các đối tác để thực hiện đúng, có hành động kịp thời, nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình và cho cả nền kinh tế.

Để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cũng cần xem xét và từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước trong việc tận dụng các FTA, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực cạnh tranh vĩ mô, bảo đảm công khai, minh bạch, môi trường chính sách ổn định, môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là phát triển xuất khẩu. Song, cùng với việc nhận được những lợi ích rõ rệt từ việc thu hút FDI như thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo thêm việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động, giúp ích cho các ngành, lĩnh vực.