Bài học rút ra từ câu chuyện người bán cá

Hướng dẫn

Truyện cười Treo Biển mang lại tiếng cười cho người đọc và để lại nhiều bài học vô cùng ý nghĩa, sau đây là một số nội dung chính mà truyện Treo Biển mang lại.

Người bán cá trong truyện treo biển là hoàn toàn bình thường để giới thiệu mặt hàng kinh doanh. Tấm biển lời thông báo tạo nên sự quan tâm chú ý của người qua đường. Tấm biển “Ớ đây có bán cá tươi” được nhiều người nhận xét và truyện mang lại tiếng cười từ chi tiết đó.

Bốn người góp ý về nội dung của tấm biển. Ông thì đề nghị bỏ chữ tươi, ông thứ hai đề nghị bỏ chữ ở đây, ông thứ ba đề nghị bỏ chữ có bán, ông thứ tư đề nghị bỏ chữ cá. Điều đáng cười là ở chỗ cách bắt bẻ chữ của họ trái với chức năng của tấm biển. Họ tách từng yếu tố ra khỏi nội dung tấm biển, việc tách chữ nghĩa khiến công dụng của tấm biển sẽ mất đi. Yếu tố gây cười đó là sự góp ý vô lý, bắt bẻ chữ nghĩa không có cơ sở.

=> Truyện cười Treo Biển đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, truyện có ý nghĩa phê phán những con người thiếu bản lĩnh, không có chính kiến của bản thân khi nghe người khác góp ý, nhận xét. Trong cuộc sống cần phải biết tiếp thu ý kiến người khác một cách chọn lọc để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình.

Các em xem thêm nhiều bài soạn Văn 6 bên dưới.

Ý nghĩa truyện Treo Biểnbài học rút ra từ truyện Treo biển được mô tả chi tiết, theo dõi để biết ý nghĩa và bài học từ truyện Treo biển.

Truyện cười là một thể loại văn học đặc sắc và để lại nhiều bài học ý nghĩa cho chúng ta. Truyện cười Treo biển trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũng vậy. Vậy bài học và ý nghĩa rút ra từ truyện Treo biển là gì?

Ý nghĩa truyện Treo Biển và bài học rút ra từ truyện Treo biển chi tiết

Tóm tắt truyện cười Treo biển

Treo biển kể về câu chuyện của một cửa hàng bán cá. Họ đã làm một cái biển rõ to và đề lên dòng chữ “Ở đây có bán cá tươi”. Khi chiếc biển được lắp lên, nhiều người đi qua và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Người thứ nhất khuyên chủ cửa hàng nên bỏ chữ tươi. Người thứ hai đề nghị bỏ chữ ở đây. Người thứ ba lại nói nên bỏ chữ có bán. Đến người thứ tự lại khuyên bỏ luôn chữ cá. Cuối cùng chủ cửa hàng quyết định tháo luôn tấm biển xuống.

Nghe qua những ý kiến đó đều có vẻ rất hợp lý. Nhưng cái sai ở đây chính là họ đã tách từng vế câu ra mà bỏ quên đi ngữ cảnh của câu. Điểm gây cười của câu chuyện nằm ở chỗ này. Thế nhưng ông chủ vẫn tin và làm theo, đến khi buộc phải tháo tấm biển xuống.

Bài học và ý nghĩa rút ra từ truyện Treo biển

Treo biển để lại bài học cho chúng ta trong cuộc sống và trong công việc.

Treo biển phê phán những con người thiếu chính kiến

Mỗi người là một phần tử của xã hội. Họ được sinh ra, làm việc với những mục đích và yêu cầu không giống nhau. Đối với việc mình làm, nên giữ vững chính kiến của mình. Treo biển  phê phán những con người thiếu quyết đoán trong công việc. Họ chỉ dựa vào đôi ba lời góp ý của người khác mà không quan tâm đến điều mình muốn.

Cần phải suy xét trước nhiều ý kiến

Việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác là rất tốt. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cần phải tiếp thu có chọn lọc ý kiến đó. Cần biết nhìn nhận đúng sai, tốt xấu và chủ động thực hiện những việc mình cho là hợp lý.

Treo biển cho thấy kết quả của việc thiếu chính kiến

Chủ hàng cá kia đã thay đổi nội dung tấm biển đến bốn lần. Ông cứ chăm chăm vào lời khuyên của người khác. Để rồi, ông phải bỏ hẳn tấm biển đi. Mặc dù nội dung tấm biển hoàn toàn bình thường, là lẽ đương nhiên mà cửa hàng nào cũng cần phải có.

Treo biển tạo tiếng cười vui vẻ cho người đọc

Truyện cười sử dụng các yếu tố ngược đời để mang lại tiếng cười cho khán giả. Treo biển cũng không ngoại lệ. Câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, tạo ra tiếng cười sảng khoái sau mỗi giờ học căng thẳng.

Hướng dẫn soạn bài Treo biển

Phân chia bố cục

Treo biển được chia làm hai phần.

Phần 1: Bắt đầu từ đầu cho đến đoạn “ở đây có bán cá tươi. Đoạn này diễn tả việc chủ cửa hàng đang treo biển quảng cáo.

Phần 2: Là những lời góp ý của khách qua đường đối với tấm biển. Và cách xử lý của chủ nhà hàng đối với ý kiến đó.

Câu 1

Nội dung tấm biển cửa hàng là “Ở đây có bán cá tươi”. Từng câu, từng chữ đều được thể hiện đầy đủ và chi tiết về mục đích của tấm biển. Ở đây chỉ rõ địa điểm. Có bán thể hiện nơi cung cấp sản phẩm. Cá chính là mặt hàng kinh doanh của cửa hàng. Tươi muốn nhắc về chất lượng hàng hóa.

Cả cụm từ có ý nghĩa cô đọng, hàm súc. Rất phù hợp với điều kiện kinh doanh của cửa hàng.

Câu 2

Sau khi tấm biển được treo lên, đã có nhiều ý kiến được đưa ra.

Người thứ nhất nói nên bỏ chữ tươi. Người thứ hai lại khuyên không cần có chữ “ở đây”. Người thứ ba cho rằng “có bán” không quan trọng. Người thứ tư lại nghĩ chữ “cá” là không cần thiết vì đặc trưng cửa hàng đã thể hiện tất cả.

Ý kiến của mỗi người đưa ra đều dựa trên góc nhìn cá nhân. Tuy nhiên, chủ cửa hàng đã tiếp thu từng ý kiến một, không suy xét. Do vậy, đã đưa ra quyết định tháo tấm biển xuống.

Câu 3

Chi tiết gây cười trong tác phẩm được tạo bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên chính là việc chủ cửa hàng chỉ treo một tấm biển nhưng ai cũng quan tâm, dòm ngó. Thứ hai, ông chủ cửa hàng có vẻ là người luôn tiếp thu ý kiến một cách chân thành. Thế nhưng ông lại không có chính kiến của riêng mình. Ông đã xóa bỏ gần như toàn bộ các chữ và phải tháo tấm biển xuống. Vậy phải chăng lý do ông tạo nên biển quảng cáo ban đầu không còn giữ nữa?

Trên đây là nội dung liên quan đến ý nghĩa truyện Treo Biển và bài học rút ra từ truyện Treo biển chi tiết. Hy vọng các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo để hoàn thành bài thi của mình tốt hơn. Chúc các em luôn học tập chăm chỉ. Và đừng quên theo dõi những bài giảng hay của chúng tôi nhé.

  • Xem thêm: Dàn ý về mối quan hệ giữa học và hành đã được kiểm duyệt
Văn Học Lớp 6 -

Văn mẫu lớp 6: Phân tích ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cười Treo biển dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.

Phân tích tác phẩm Treo biển

  • Dàn ý chi tiết Trình bày ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cười Treo biển
  • Trình bày ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cười Treo biển

Dàn ý chi tiết Trình bày ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cười Treo biển

1/ Mở bài

Giới thiệu truyện cười “Treo biển”, nội dung, ý nghĩa: “Treo biển” Câu chuyện bên cạnh đem lại những tiếng cười sáng khoái cũng đồng thời là một bài học quý giá đối với những người đang có lối sống thiếu kiên định trong cuộc sống.

2/ Thân bài

-Khái quát nội dung: Câu chuyện xoay quanh tấm biển “Ở đây có bán cá tươi” và sự góp ý những người đi đường

-Câu chuyện xoay quanh tấm biển “Ở đây có bán cá tươi” và sự góp ý những người đi đường

-Ý nghĩa tác phẩm

+ Góp ý thiếu tính thực tế, góp ý sai lệnh đi lại với nội dung thực thế, đồng thời là sự nghe theo những góp ý đó của ông chủ tiệm cá, dùng sự việc không thể xảy ra để xây dựng truyện.

+ Ý nghĩa châm biếm, phê phán người không có chính kiến, luôn làm theo lời nói của người khác dù không biết đúng hay sai.

– Bài học rút ra

+ Bài học rút ra qua sự góp ý của người đi đường: Thể hiện bộ mặt của xã hội, mỗi người một ý kiến riêng, hãy nên sống theo ý kiến của bản thân

+ Bài học rút ra từ nhận vật ông chủ tiệm cá: Nên nghe những đóng góp từ người khác để hoàn thiện bản thân nhưng cần biết tiếp thu một cách có chọn lọc.

3/ Kết bài

Cảm nghĩ về câu chuyện: Câu chuyện “Treo biển” đem lại cho người đọc nhiều tiếng cười sảng khoái qua những tình tiết mà chỉ có ở trong truyện, đồng thời câu chuyện cũng để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ, phần nào giúp những người đang sống không có bản lĩnh, không có chính kiến suy nghĩ lại phần nào về cách tiếp thu ý kiến từ bên ngoài và vận dụng thích hợp vào cuộc sống của bản thân.

Trình bày ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cười Treo biển

Trong cuộc sống không ít điều xảy ra, nhưng việc thích nghi một cách phù hợp thì không phải là dễ dàng, cũng giống như nhân vật ông chủ tiệm cá trong câu chuyện “Treo biển” Câu chuyện bên cạnh đem lại những tiếng cười sáng khoái cũng đồng thời là một bài học quý giá đối với những người đang có lối sống thiếu kiên định trong cuộc sống.

Câu chuyện xoay quanh vấn đề những chữ được viết trên biển của một tiệm cá mang tên “Ở đây có bán cá tươi”, đọc truyện chúng ta có thể thấy được tiếng cười xuất hiện ở chính trong những góp ý của người đi đường. Bốn người góp ý về nội dung tấm biển, người thì đề nghị bỏ chữ “Tươi” vì như thế chỉ thế hiện rằng trước đây cá ươn chứ không hiểu rằng chữ “Tươi” trong tấm biển là để thể hiện chủng loại của sản phầm mà tiệm kinh doanh.

Cùng với đó là sự góp ý về việc bỏ chữ “Ở đây” của người thứ hai bởi hàng cá thì sẽ bán cá, việc để hai từ đó là không cần thiết, rồi khi tấm biển chỉ còn ba chữ “Có bán cá” thì những người đi đường vẫn chưa vừa ý, người thứ ba cho rằng trưng bày cá ra thì tất nhiên là bán cá nên việc để chữ “Có bán” trong biển là không cần thiết, cuối cùng người thứ tư cho rằng từ đằng xa đã ngửi thấy mùi tanh của cá nên chẳng cần phải treo biển có chữ cá làm gì. Những góp ý không đâu vào đâu, những góp ý đi sai hoàn toàn với những nội dung thực tế trong cuộc sống thế nhưng ông chủ tiệm cá lại vì những góp ý đó mà thay đổi đi nội dung tấm biển và có thể tình huống đó chỉ diễn ra bên trong câu chuyện “Treo biển” chứ ngoài đời sẽ chẳng ai làm theo như vậy cả. Điều thú vị ở đây là nhân dân ta đã lấy thứ không thể xảy ra để xây dựng nên câu chuyện, qua đó châm biếm, phê phán những con người trong xã hội không có chính kiến, luôn làm theo lời nói của người khác dù không biết đúng hay sai.

Qua câu chuyện cũng giúp chúng ta hiểu được nhiều bài học quý giá từ những góp ý của người đi đường cũng như từ cách thay đổi nội dung tấm biển của ông chủ tiệm cá. Đối với những người đi đường góp là những ý kiến mà xã hội sẽ luôn đề cập đến xoay quanh cuộc sống của bạn, mỗi người một cái nhìn, mỗi người một ý kiến, mỗi người một quan điểm, mỗi người một nhận định, vậy nên việc sống sao cho phù hợp tất cả mọi người là rất khó, thay vào đó là hãy sống cho bản thân mình. Còn về phía ông chủ tiệm cá là hình ảnh phản chiếu của những người thiếu chính kiến riêng, thế nên qua đó mỗi người cần hiểu rõ rằng việc tiếp thu những ý kiến đóng góp là rất cần thiết, nhưng tiếp thu sao cho phù hợp sao cho có chọn lọc thì còn cần thiết hơn.

Câu chuyện “Treo biển” đem lại cho người đọc nhiều tiếng cười sảng khoái qua những tình tiết mà chỉ có ở trong truyện, đồng thời câu chuyện cũng để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ, phần nào giúp những người đang sống không có bản lĩnh, không có chính kiến suy nghĩ lại phần nào về cách tiếp thu ý kiến từ bên ngoài và vận dụng thích hợp vào cuộc sống của bản thân.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện cười Treo biển cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn bài lớp 6: Treo biển
  • Soạn Văn 6: Treo biển
  • Treo biển - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Video liên quan

Chủ Đề