Bài tập phương pháp bình quân gia quyền

Hàng tồn kho là những tài sản dự trữ cho các quá trình hoạt động của doanh nghiệp (sản xuất, thương mại và dịch vụ), bao gồm tài sản được giữ để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường (hàng hóa, hàng hóa bất động sản…); tài sản đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…); tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (vật tư, nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ…). Đây là loại tài sản có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, vì vậy cần phải tính giá xuất kho và xác định một cách chính xác trị giá hàng tồn kho.

Bài tập phương pháp bình quân gia quyền
Bài tập phương pháp bình quân gia quyền
Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp

Hiện nay theo thông tư 200/2014/TT-BTC (áp dụng cho doanh nghiệp lớn) và thông tư 133/2016/TT-BTC (dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) của Bộ Tài Chính có 3 phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp nhập trước xuất trước.

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hoạt động kinh doanh thực tế của mình để có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán và phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.

 Bài viết dưới đây của Dantaichinh sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo đúng chuẩn mực kế toán hàng tồn kho một cách đơn giản, dễ hiểu nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

Khái niệm tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá gốc hàng tồn kho xuất trong kỳ được xác định theo công thức:

Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho  x  Đơn giá thực tế bình quân

Đơn giá thực tế bình quân = Giá trị hàng tồn đầu kỳ + giá trị hàng thực tế nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân có thể được tính cho cả kỳ kế toán (bình quân cả kỳ dự trữ/bình quân cố định), hoặc được tính sau mỗi một lần nhập mới (bình quân liên hoàn), tùy thuộc vào tình hình của mỗi đơn vị kế toán. 

 Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần tính một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, phải chờ đến cuối kỳ mới có thể tính được, tất cả các lần xuất kho không xác định được mức giá bình quân, trong phiếu xuất kho chỉ hiện số lượng mà không hiện giá trị hàng xuất.

Công thức tính

Với phương pháp này, ở thời điểm cuối kỳ, kế toán cần thực hiện tính đơn giá bình quân của các mặt hàng ở trong kho theo công thức

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ.

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp X trong tháng 6 năm N có tình hình vật tư như sau:

– Vật tư tồn đầu tháng: 2.000 kg, đơn giá 50.000 đồng/kg

– Tình hình nhập xuất trong tháng:

Ngày 03: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 60.000 đồng/kg

Ngày 06: xuất sử dụng 5.000 kg

Ngày 14: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 55.000 đồng/kg

Ngày 19: nhập 2.000 kg, đơn giá nhập 65.000 đồng/kg

Ngày 20: xuất sử dụng 5.500 kg.

– Trị giá hàng tồn đầu kỳ = 2.000 x 50.000 = 100.000.000 đ

– Trị giá hàng nhập trong kỳ = 4.000 x 60.000 + 4.000 x 55.000 + 2.000 x 65.000 = 590.000.000đ

– Số lượng hàng trong kỳ = 2.000 + 4.000 + 4.000 + 2.000 = 12.000 kg

– Đơn giá bình quân = (100.000.000 + 590.000.000) / 12.000 =  57.500 đ/kg

– Trị giá vật liệu xuất:

Ngày 06 = 5.000 x 57.500 = 287.500.000đ 

Ngày 20 = 5.500 x 57.500 = 316.250.000 đ

Tổng = 603.750.000 đ

– Trị giá vật liệu tồn kho = 100.000.000 + 590.000.000 – 603.750.000  = 86.250.000đ

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập

Ưu điểm: Độ chính xác cao vì được tính toán thường xuyên và liên tục, khắc phục được nhược điểm của cách tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Vì vậy phương pháp này thường được sử dụng để tính giá xuất kho ngoại tệ.

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều do phải tính toán đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập kho, vì vậy sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn.

Công thức tính

Sau mỗi lần nhập kế toán phải tính toán, xác định đơn giá bình quân của các loại hàng hóa nhập về.

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập

Ví dụ: Ví dụ: Doanh nghiệp A có các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 3 năm N như sau:

Ngày 01: tồn 2000 USD, tỷ giá 23.000đ/USD

Ngày 05: nhập 3000 USD, tỷ giá 22.600đ/USD

Ngày 07: xuất 2000 USD

Ngày 15: nhập 1000 USD, tỷ giá 22.800đ/USD

Chúng ta thực hiện tính tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ như sau:

-Ngày 05: nhập 3000 USD, tỷ giá 22.600đ/USD

  Tỷ giá xuất quỹ = (2.000 x 23.000 + 3.000 x 22.600) / (2000 + 3000) = 22.760 đ/USD

-Ngày 07: xuất 2000 USD theo tỷ giá 22.760 đ/USD

   Trị giá xuất = 2.000 x 22.760 = 45.520.000đ 

   Tồn cuối ngày 07: 3000 USD x 22.760đ/USD 

-Ngày 15: nhập 1000 USD, tỷ giá 22.800đ/USD

   Tỷ giá xuất quỹ = (3.000 x 22.760 + 1.000 x 22.800) / (3.000 + 1000) = 22.770 đ/USD

  Mong rằng bài viết trên đây của Dantaichinh sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền và từ đó lựa chọn được cách tính phù hợp đối với doanh nghiệp của mình nhé. 

Bài tập phương pháp bình quân gia quyền

Hiện nay theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Phương pháp tính giá xuất kho bao gồm 3 loại.

  • Thứ nhất: Tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh.
  • Thứ hai: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
  • Thứ ba: Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).

So với trước đây thì hai thông tư này đã bãi bỏ Phương pháp LIFO. Đồng thời thay vào đó là bổ sung Phương pháp giá bán lẻ.

Trong bài viết này các bạn cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu về Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

1. Khái niệm tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của các loại hàng hóa tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Mặt khác, tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà giá trị trung bình có thể được tính bởi 1 trong 2 cách.

  • Hoặc tính theo từng kỳ.
  • Hoặc tính sau từng lần nhập hàng.

2. Ưu điểm và nhược điểm của Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền?

Tùy vào kế toán lựa chọn vào cách tính giá trị trung bình. Thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền có các ưu và nhược điểm khác nhau.

Cụ thể.

  * Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao. Hơn nữa đến cuối tháng kế toán mới tính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho nên khối lượng công việc sẽ bị dồn nhiều vào cuối kỳ. Cũng chính đến cuối tháng mới có giá xuất kho do đó mỗi nghiệp vụ xuất kho vì thế mà không được cung cấp kịp thời giá trị xuất kho.

* Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Nhược điểm: Theo cách này, sau mỗi lần nhập kế toán phải tính toán, xác định đơn giá bình quân của các loại hàng mua về. Căn cứ vào đơn giá bình quân và khối lượng xuất kho giữa hai lần nhập liên tiếp để xác định giá xuất kho. Qua đây, ta có thể thấy kế toán tính toán đơn giá xuất kho theo cách này sẽ tốn nhiều công sức do phải tính toán nhiều lần.

Nhưng mặt khác nó lại mang lại ưu điểm là độ chính xác cao. Đồng thời đảm bảo được tính cập nhật, kịp thời cho mỗi lần xuất kho. Điều này đã khắc phục được nhược điểm mà cách tính cả kỳ dự trữ còn mắc phải.

Bài tập phương pháp bình quân gia quyền

3. Hướng dẫn cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Sau đây chúng ta sẽ đi cụ thể cách tính giá xuất kho đối với phương pháp này.

Cách tính như sau:

Giá xuất kho = Số lượng x giá đơn vị bình quân.

Trong đó:

> Số lượng chúng ta dựa theo số liệu thực tế thống kê được.

> Giá đơn vị bình quân được tính theo một trong 2 cách dưới đây.

Trường hợp 1: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Giá đơn vị bình quân (cuối kỳ) = (Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ)/(số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ).

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng có số liệu của nguyên vật liệu X như sau.

+ Tồn kho đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg

+ Nhập trong kỳ: 4.000 kg, có giá trị là: 88.000.000 đồng.

+ Tổng số lượng xuất trong kỳ: 2.500 kg

=> Vậy, Kế toán tính trị giá xuất kho  của 2.500 kg nguyên liệu X như sau:

Tính giá bình quân 1kg của nguyên liệu X trong kỳ = (1.000kg x 20.000 đồng/kg + 88.000.000 đồng)/(1.000kg + 4.000kg) = 21.600 đồng/kg.

Giá trị của nguyên liệu X xuất kho trong kỳ là: 2.500kg x 21.600 đồng/kg = 54.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Ta xác định:

Giá đơn vị bình quân (sau mỗi lần nhập)  = Giá trị thực tế sau mỗi lần nhập/ Số lượng tồn sau mỗi lần nhập.

Sau đây là một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn.

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng, có số liệu của nguyên liệu M trong tháng 1 như sau:

+ Ngày 01/01: tồn kho đầu kỳ: 5.000 kg, đơn giá 3.000 đồng/kg.

+ Ngày 10/01: Công ty Việt Hưng nhập kho 4.000 kg nguyên liệu M. Với đơn giá 2.000 đồng/kg.

Như vậy, tại ngày 10/01 kế toán phải tiến hành xác định giá đơn vị bình quân 1kg nguyên liệu M. Cụ thể như sau:

Giá đơn vị bình quân (ngày 10/01) = (5.000kg x 3.000 đồng/kg + 4.000kg x 2.000 đồng/kg)/(5.000kg + 4.000 kg) = 2.556 đồng/kg.

 >> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 23.000.000 đồng.

 >> Khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 9.000 kg

+ Ngày 13/01: xuất kho 1.000 kg nguyên liệu M.

Giá trị xuất kho = 1.000kg x 2.556 đồng/kg = 2.556.000 đồng.

>> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = giá trị tồn kho trước ngày 13/01 – giá trị xuất kho ngày 13/01

= 23.000.000 – 2.556.000 = 20.444.000 đồng.

>> Tương tự ta tính khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = 9.000- 1.000 kg = 8.000 kg.

Và kế toán cứ làm tương tự như vậy sau mỗi lần nhập để tính được đơn giá bình quân của từng loại vật liệu.

XEM THÊM: Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Trên đây là bài viết chia sẻ cách Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Hi vọng qua bài viết này Kế Toán Việt Hưng đã giúp bạn nắm được cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng lần nhập hoặc cả kỳ dự trữ. Cũng như nắm rõ được ưu, nhược điểm của từng cách tính để lựa chọn phương pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Chúc các bạn thành công!