Bài tập soạn thảo văn bản hành chính năm 2024

Uploaded by

Nguyễn Tùng

100% found this document useful (1 vote)

722 views

3 pages

rưrfwf

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

Download as docx, pdf, or txt

100% found this document useful (1 vote)

722 views3 pages

Bài Tập Về Soạn Thảo Văn Bản Pháp Luật

Uploaded by

Nguyễn Tùng

rưrfwf

Download as docx, pdf, or txt

Jump to Page

You are on page 1of 3

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập soạn thảo văn bản hành chính năm 2024

Bài tập soạn thảo văn bản hành chính năm 2024

1

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Môn: Soạn thảo văn bản hành chính (EG08)

Họ và tên sinh viên:

Khoa: Luật

Đề 3: Phân tích các yêu cầu về ngôn ngữ đối với văn bản quản lý hành chính nhà

nước? Anh (chị) hãy soạn thảo 1 văn bản đáp ứng các yêu cầu trên

Trả lời:

Phần I.

YÊU CẦU VỀ NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

NHÀ NƯỚC

Văn bản hành chính thông dụng do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình

tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của nhà nước, mang

tính bắt buộc và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước. Việc sử dụng ngôn ngữ là

một phần quan trọng trong các yếu tố cấu thành chất lượng của một văn bản quản lý hành

chính nhà nước. Soạn thảo văn bản quản lý đòi hỏi phải biết lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ.

Khi soạn thảo văn bản, xử lý thông tin ngôn ngữ cần được xem là một giai đoạn có tầm

quan trọng đặc biệt. Trong vấn đề này, nắm vững phong cách của văn bản hành chính và

vận dụng chúng một cách thích hợp là một điều kiện thiết yếu. Vậy nên việc soạn thảo

VBHC thông dụng phải tuân theo các yêu cầu nhất định về nội dung, hình thức và ngôn

ngữ. Ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước phải đảm bảo phản ánh đúng nội dung cần

truyền đạt, sáng tỏ các vấn đề, không để người đọc, người nghe không hiểu hoặc hiểu

nhầm, hiểu sai. Do đó, ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước có các yêu cầu sau:

  1. Đảm bảo chính xác, rõ ràng

Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn mực (đúng ngữ pháp, đúng chính tả, dùng từ, đặt

câu. Thể hiện đúng nội dung mà văn bản muốn truyền đạt; không cho phép có những cách

hiểu, cách giải thích khác nhau trong việc truyền đạt và thi hành công vụ.

− Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn mực (đúng ngữ pháp, đúng chính tả, dùng từ,

đặt câu…);

− Thể hiện đúng nội dung mà văn bản muốn truyền đạt;

− Tạo cho tất cả mọi đối tượng tiếp nhận có cách hiểu như nhau theo một nghĩa duy

nhất;

− Đảm bảo tính logic, chặt chẽ;

− Phù hợp với từng loại văn bản và hoàn cảnh giao tiếp

  1. Đảm bảo trang trọng, lịch sự

Văn bản quản lý nhà nước là tiếng nói của cơ quan công quyền, nên phải thể hiện tính

trang trọng, uy nghiêm. Lời văn trang trọng thể hiện sự tôn trọng với các chủ thể thi hành,

làm tăng uy tín của cá nhân, tập thể ban hành văn bản.