Bài văn tả bạn gái của học sinh cấp 1 năm 2024

Chắc hẳn chúng ta không ai xa lạ với câu chuyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”. Nàng Bạch Tuyết vốn được miêu tả là nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần khiến cho người mẹ kế là hoàng hậu ganh ghét.

Khi nhắc đến Bạch Tuyết thì dung nhan của nàng công chúa này dường như đã ghim sâu vào trong trí não của tất cả chúng ta với da trắng như tuyết, tóc đen như mun, môi đỏ như son... Một biểu tượng cho nhan sắc không tì vết.

Ấy vậy mà mới đây, trong một bài văn miêu tả của học sinh tiểu học đã có bạn nhỏ nhanh trí lấy luôn những sự so sánh này để lắp vào bài văn của mình. Được biết, đề bài yêu cầu: “Em hãy tả một người bạn mà em yêu quý”.

Không giống như các bạn học sinh cấp 1 khác sẽ cố gắng miêu tả bạn mình theo cách riêng, bạn nhỏ này bê luôn nguyên mẫu nhan sắc của nàng Bạch Tuyết sang cho bạn mình. Cụ thể, bài văn miêu tả người bạn như sau: “Em có một người bạn rất thân tên là Minh Hằng. Mắt bạn đen như hai hột nhãn. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn Hằng thường rủ nhau đi học. Em rất yêu quý bạn Minh Hằng”.

Bài văn tả bạn gái của học sinh cấp 1 năm 2024

Em học sinh tiểu học áp dụng ‘khuôn mẫu' nhan sắc vào bài văn miêu tả.

Không biết bạn Minh Hằng bên ngoài có diện mạo giống như lời văn miêu tả hay không nhưng chắc chắn tác giả của bài văn này phải thuộc lòng truyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” thì mới có thể viết chính xác những chi tiết miêu tả nhan sắc của Bạch Tuyết.

Sau khi bài đăng được chia sẻ thì rất nhiều người đã gửi lời khen ngợi sự nhanh trí của em học sinh, gật gù công nhận việc đọc truyện cổ tích có ích cho quá trình học tập. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng cô giáo nên hướng dẫn thêm để bạn nhỏ này mở rộng vốn từ, dùng thành thạo phép so sánh để lần sau miêu tả ai hay cái gì sẽ chính xác hơn.

Một số bình luận của cộng đồng mạng:

- Bé này thông minh ghê. Lấy luôn hình mẫu Bạch Tuyết để tả bạn mình. Nhanh, gọn, lẹ mà lại còn hay nữa. Rất đáng khen.

- Bài văn này đáng yêu quá. Buồn cười cái đoạn tả bạn như tả Bạch Tuyết ấy. Chắc bạn ý cũng phải xinh xắn y như Bạch Tuyết vì trẻ con thấy gì tả vậy, ngây ngô lắm!

- Chắc là truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là câu chuyện được bố mẹ bạn này đọc cho mỗi tối trước khi đi ngủ hay gì mà thuộc làu làu thế!

- Bạn Minh Hằng mà đọc được bài văn này chắc sẽ khoái chí vì mình được bạn tả giống như nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần.

Có bạn nào muốn kết bạn với tớ không???là bạn trai thì càng tốt , mình muốn làm quen với bạn khác giới , hi hi hià , tớ muốn hỏi : mấy bạn nói rằng nếu tả người bạn mà em yêu quý thì nhất định là con trai tả con trai , con gái tả con gái , con trai mà tả con gái thì nhục lắm , con gái mà tả con trai cũng nhục , mấy bạn còn nói con trai tả con gái là đứ con trai đó đã yêu đứa con gái đó , đó cũng là điều ngược lại đối với con gái , cho tớ hỏi như vậy đúng không???

Vào khoảng thời gian này năm ngoái, khi biết tin con gái lớn trúng tuyển vào Đại học Ngoại thương - Ngôi trường mà con hằng mơ ước suốt 3 năm cấp 3, chị Ngọc Châu (quê Nam Định, sinh năm 1980) thừa nhận cảm giác lúc ấy vui lo lẫn lộn, rất khó diễn tả.

"Con mình đỗ đạt, làm gì có bố mẹ nào không vui. Nhưng cảm giác cho con đi học Đại học thì vui 1, lo 10. Chắc ai cũng thế cả" - Chị Ngọc Châu chia sẻ.

Bố mẹ "oằn mình" mới đủ lực nuôi con lớn học Đại học, con nhỏ học cấp 3

Bản thân chị Ngọc Châu và ông xã đều làm công việc tự do. Chị buôn bán nhỏ tại nhà, còn ông xã làm nghề lái xe. Hiện tại, anh chị đang sống ở huyện Nam Trực (TP. Nam Định).

"Nhiều người nghĩ buôn bán kinh doanh là lắm tiền, chẳng phải lo nghĩ gì nhưng thời buổi bây giờ làm gì cũng khó. Hai vợ chồng mình lại không ai có nguồn thu nhập ổn định, công việc cũng rất vất vả nhưng chỉ cần con ham học, học giỏi là vợ chồng mình không tiếc tiền đầu tư cho con bao giờ. Phải học, có bằng cấp để sau này có công việc ổn định chứ bấp bênh như bố mẹ thì khổ lắm.

Cũng trộm vía là cả hai bạn nhà mình đều ngoan và có học lực ổn, con gái lớn 12 năm liền đều là HSG cấp tỉnh, còn cậu út thì cũng đang học chuyên Toán rồi" - Chị Ngọc Châu chia sẻ.

Hiện tại, cả 2 người con của vợ chồng chị Ngọc Châu đều đang học xa nhà. Con gái lớn học Đại học ở Hà Nội, con trai nhỏ học trường chuyên ở thành phố Nam Định. Điều này đồng nghĩa với việc áp lực tài chính khi nuôi con ăn học đã nhân đôi. Dù không tiếc tiền cho con đi học nhưng vấn đề chi phí cũng lắm khi khiến vợ chồng chị Ngọc Châu "mất ăn mất ngủ".

Dù không tiết lộ về mức thu nhập của hai vợ chồng, nhưng chị Ngọc Châu cho biết trung bình 1 tháng, các chi phí cố định của vợ chồng chị và tiền cho 2 con rơi vào khoảng 22 triệu đồng. Vậy là đủ hiểu tại sao chị lại chắc chắn nếu không làm thêm, vợ chồng chị chẳng nuôi nổi 2 người con ham học.

Bài văn tả bạn gái của học sinh cấp 1 năm 2024

Với các khoản chi như thế này, chị Ngọc Châu cho biết bản thân anh chị đã cố gắng vun vén, tiết kiệm hết mức có thể, gần như vợ chồng anh chị chẳng dám chi tiêu gì nhiều cho bản thân. Đồng thời, cũng phải làm việc hết công suất, có ốm có mệt cũng không dám nghỉ.

Bà mẹ 2 con này còn tiết lộ thêm rằng ông bà nội - ngoại đều có lương hưu, nên anh chị cũng có phần may mắn là không phải biếu bố mẹ tiền tiêu vặt hàng tháng mà chỉ biếu cố định 1 khoản 10 triệu/mỗi bên vào dịp Tết.

"Ông bà biết vợ chồng mình nuôi 2 đứa học hành tốn kém nên cũng thông cảm. Thi thoảng các cháu sang thăm, ông bà còn dúi thêm cho vài đồng tiêu vặt. Vợ chồng mình may mắn là còn sức khỏe, còn khả năng kiếm tiền. Con cái cứ chịu khó học hành, ngoan ngoãn là động lực cho bố mẹ rồi, mình cũng không dám mong gì hơn" - Chị Ngọc Châu bày tỏ.

"Bố mẹ còn phải cố làm thêm nên con cũng phải chủ động kiếm tiền mà trang trải nhu cầu cá nhân"

Vợ chồng chị Ngọc Châu đều có chung một quan điểm với người con gái lớn đang học Đại học ở Hà Nội: Bố mẹ chỉ chu cấp học phí và tiền sinh hoạt phí cơ bản, con muốn đi học thêm hay mua sắm cá nhân, con phải tự kiếm tiền.

"Vợ chồng mình thương con, không tiếc tiền cho con nhưng cũng không bao bọc con quá mức. Mình nói rõ ràng với con rằng hàng tháng, bố mẹ sẽ cho con 6 triệu để trang trải chi phí thuê nhà, ăn uống. Tiền học phí đến hạn phải đóng thì bố mẹ sẽ trực tiếp chuyển khoản thanh toán cho nhà trường. Con về quê, muốn mang đồ gì ra Hà Nội, mình cũng mua cho hết và không trừ vào khoản 6 triệu cho con hàng tháng.

Nói chung, mình thống nhất với con rằng hàng tháng bố mẹ chỉ có thể cho con 6 triệu thôi, còn con muốn đi học thêm hay có tiền mua sắm cá nhân, con phải tự đi làm để có tiền trang trải. Đến bố mẹ ở quê còn đang phải làm thêm, dạy thêm để có tiền nuôi các con, thì không có lý gì con lại được phép sống hưởng thụ quá và từ chối đi làm thêm cả" - Chị Ngọc Châu bộc bạch.

Bài văn tả bạn gái của học sinh cấp 1 năm 2024

Ảnh minh họa

Gần đây, chị Ngọc Châu cũng có đọc được chia sẻ của nhiều bạn sinh viên rằng tiền bố mẹ cho không đủ sống ở Hà Nội. Bản thân là bố mẹ và cũng đang có con học Đại học xa nhà, chị Ngọc Châu cũng có phần thông cảm và thấu hiểu cảnh bí bách của các bạn sinh viên nói chung.

Chị thừa nhận bản thân có thể chu cấp cho con gái lớn nhiều hơn 6 triệu mỗi tháng, nhưng vợ chồng chị vẫn quyết định chỉ cho con chừng đó thôi. Lý do chỉ gói gọn trong 5 từ: Không muốn con ỷ lại.

"Con muốn bao nhiêu là cho bấy nhiêu thì bố mẹ dễ chỉ còn bộ xương mất. Với những gia đình có mức thu nhập vừa tạm ổn, vừa đủ sống như nhà mình thì mình nghĩ 6 triệu cho con hàng tháng là con số vừa đẹp để con có động lực đi làm thêm nhưng không quá áp lực với chuyện tiền bạc. Con lớn rồi, cũng cần học cách tự lập, tự làm việc kiếm tiền để biết cách kiểm soát chi tiêu, cũng như có thái độ đúng với tiền bạc" - Chị Ngọc Châu chia sẻ.