Bản đánh giá hiện trạng các công trình hồ đập năm 2024

Ngày 25/11/2019 Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã ban hành Báo cáo số 635/BC-SNN đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi thành phố Hà Nội sau mùa mưa lũ năm 2019

Qua kết quả kiểm tra công trình thủy lợi sau mùa mưa bão năm 2019 của các Công ty Thủy lợi cho thấy hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố như các trạm bơm, kênh mương, cống, hồ chứa nước…. cơ bản vẫn ổn định; Các đơn vị đã chuẩn bị các phương tiện, công cụ bơm tát dã chiến, thủ công để hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết; phối hợp với các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án cấp nước, đảm bảo phục vụ sản xuất.

Đối với những công trình bị hư hỏng nhỏ, Sở Nông nghiệp và PTNT, các Công ty Thủy lợi đã và đang tổ chức triển khai tu sửa bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và nguồn vốn sửa chữa thường xuyên trong Kế hoạch đặt hàng của các Công ty Thủy lợi để trước mắt các công trình có thể tiếp tục vận hành phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai; Một số công trình được Thành phố quan tâm đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trong năm 2018 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế năm 2018 đã hoàn thành, góp phần nâng cao năng lực phục vụ của công trình phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai...

Để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và phòng chống thiên tai năm 2020 và các năm tiếp theo, phát huy năng lực, hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đề nghị:

1. Tổng công ty Điện lực Hà Nội kiểm tra, sửa chữa các tuyến đường dây cao thế, trạm biến áp; có phương án xử lý kịp thời các sự cố; ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm hoạt động ổn định;

2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường và UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói chung, hoạt động xả thải nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo việc phổ biến, tuyên truyền Luật Thủy lợi và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thực hiện rộng rãi trong nhân dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi và kiên quyết trong việc giải toả các vi phạm, các chướng ngại vật trên dòng chảy trong hệ thống, kịp thời ngăn chặn không để các vi phạm mới, tái vi phạm tạo dòng chảy thông thoáng trên các sông, kênh, mương chính (đặc biệt là trục chính sông Nhuệ và các hệ thống tưới, tiêu chính).

4. Các Công ty Thủy lợi

- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy lợi do đơn vị quản lý khai thác. Nghiên cứu đổi mới phương pháp quản lý, khai thác công trình khoa học, hiệu quả hơn trong điều kiện kinh phí có hạn.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra phát hiện các vi phạm công trình thủy lợi từ khi mới nảy sinh, không để vi phạm phát triển tới mức khó xử lý. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, nhằm giảm số vụ vi phạm phát sinh và tăng cường công tác giải tỏa.

- Thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi đảm bảo vận hành an toàn cho công trình phục vụ sản xuất chống hạn vụ Đông Xuân năm 2019-2020. Tiến hành tu bổ, sửa chữa hư hỏng các trạm bơm, cống tiêu, hồ đập, thiết bị điện, nạo vét bể hút trạm bơm, kênh, mương, đặc biệt hệ thống công trình phục vụ chống hạn; Chủ động xây dựng phương án chống hạn phục vụ sản xuất vụ Đông- Xuân năm 2019-2020 nhằm ứng phó với tình hình hạn hán và các diễn biến bất thường của thời tiết trên địa bàn Công ty phục vụ

Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Nội dung của báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Nội dung của báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước được quy định tại Về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:

- Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn: Mực nước cao nhất trong hồ chứa nước; dòng chảy lũ lớn nhất về hồ chứa nước, thời gian xuất hiện, lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ; kết quả quan trắc đập đã được phân tích, đánh giá và xử lý số liệu; kết quả kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa; các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục;

- Đối với đập, hồ chứa vừa, nhỏ: Mực nước cao nhất trong hồ chứa nước; kết quả kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa; các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục.

Trên đây là câu trả lời về nội dung của báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước. Để biết thêm thông tin về vấn đền này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP.