Biểu tượng hòa bình là gì năm 2024

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ NGUYỄN VIẾT CHỨC: Những cánh chim diệu kỳ

Đúng 20 năm trước, tôi còn nhớ ngày ấy bà Duyran - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã hết sức phấn khích và khâm phục khi những cánh chim hòa bình tung bay trên bầu trời Hà Nội, mang theo thông điệp hòa bình. Tôi khi đó là Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội, đã giải thích về truyền thống thả chim bồ câu của người Việt Nam. Những con chim bồ câu không khác nhiều chim bồ câu ở phương Tây về hình dáng và biểu tượng hòa bình của nó, nhưng được nông dân Việt Nam nuôi dưỡng và rèn luyện ở tính gắn kết mang tính nghệ thuật cao siêu của một thú chơi tao nhã. Đàn chim bay càng cao càng chụm lại như dựa vào nhau tạo sức mạnh thắng mọi cản trở trên tầng cao không trung như mây, gió… và như để có tầm nhìn định hướng bay về nơi mình đã sinh sống và được nuôi dưỡng.

Biểu tượng hòa bình là gì năm 2024
Một Hà Nội thân thiện, yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa đã được cả thế giới biết đến Ảnh: H.Sen

Bà Duyran hết sức ngạc nhiên: Có nghĩa là chúng bay về nhà?! Tôi khẳng định và giải thích, cánh chim hòa bình Việt Nam được nuôi dưỡng bằng khát khao hòa bình của những con người bình thường nơi thôn dã mới có khả năng kỳ diệu ấy. Thực ra với tập tính của chim bồ câu, dù ở xứ nào, cũng có thể luyện để nó làm nhiệm vụ đưa thư, nhưng để cả đàn trở về nhà mười con vẹn mười phải luyện công phu.

Câu chuyện về chim bồ câu không dừng ở đó, mà nó còn gắn với chuyện nông dân Việt từ các vùng miền tề tựu về hồ Hoàn Kiếm… để thả chim bồ câu, bởi nơi đây đã trở thành biểu tượng của tinh thần hòa bình từ cái tên và huyền thoại trả gươm thần nhiều thế kỷ trước. Nó không chỉ làm rõ việc dựng cờ khởi nghĩa của Lê Lợi là thuận theo ý trời mà còn mang thông điệp về tinh thần yêu chuộng hòa bình: Chiến tranh vừa dứt, gác vũ khí xây dựng cuộc sống bình yên như là lẽ sống, lý tưởng sống của người Việt Nam…

Đúng như các nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận định: Tất cả có thể sẽ mất đi, cái còn lại là văn hóa! Thời gian, chiến tranh có thể tàn phá nhiều thứ nhưng lòng khát khao hòa bình, văn hóa vì hòa bình của người Hà Nội thì còn mãi mãi.

Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội ĐÀO NGỌC NGHIÊM: Thành phố kiến tạo hòa bình

Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, Hà Nội không chỉ tự hào, vinh dự với danh hiệu đã nhận mà còn xem đây là động lực để tiếp tục phát triển, cống hiến. Với tôi, những công trình văn hóa như Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tượng đài Lý Thái Tổ, khu di tích Cổ Loa… sẽ còn là những giá trị trường tồn.

Tôi vẫn muốn nhắc thêm lần nữa về không khí của Hà Nội những ngày được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai. Đó là thời điểm ghi dấu ấn, mang giá trị rõ nhất cho thấy Hà Nội là thành phố vì hòa bình, thành phố kiến tạo hòa bình. Một Hà Nội thân thiện, yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa đã được cả thế giới biết đến. Đây là động lực để Hà Nội gìn giữ những gì đã có, tiếp tục phát huy thế mạnh trong tương lai.

Với vai trò “Thành phố vì hòa bình”, công tác quy hoạch, phát triển đô thị đã đổi mới và đạt nhiều kết quả lớn. Việc mở rộng địa giới Hà Nội năm 2008 là tầm nhìn có tính chiến lược của Thủ đô, bước đầu là việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Các định hướng trong quy hoạch không chỉ căn cứ từ thực tiễn mà còn kế thừa, chọn lọc từ các xu thế phát triển của London, Paris…; xu thế đô thị sinh thái, xu thế đô thị thông minh… Nhiều khu đô thị mới đã hình thành với chất lượng cao, được nhiều giải thưởng quốc gia về khu đô thị xanh, khu đô thị đáng sống, công trình kiến trúc xanh…

Có thể nói, hai mươi năm qua, Hà Nội đã phát huy tốt, làm sáng tỏ những tiêu chí để được trao giải thưởng cao quý “Thành phố vì hòa bình” và tiếp tục vươn lên phát huy giá trị của danh hiệu, xứng tầm một thành phố mà tôi và nhiều người vẫn mong muốn.

Không gian thanh bình và ấm no

Tôi thích thành phố Hà Nội bởi vẻ đẹp cổ kính của các khu phố cổ, các di tích và công trình lịch sử đậm nét tinh túy của kiến trúc mà người Pháp xây dựng. Các địa danh nổi tiếng như hồ Gươm, hồ Tây, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột… và các công viên, những con đường có nét cổ xưa của thành phố nghìn năm tuổi. Hà Nội cũng đang hưởng các giá trị và nhu cầu tối thiểu của người dân về văn hóa, kinh tế, an sinh xã hội.

Những ngày này, tôi thấy rất phấn khởi và xúc động khi dạo bước trên phố phường Hà Nội, nhất là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Trên nền những điệu nhạc vui trong giờ tập dưỡng sinh, chúng tôi nghĩ mình đang được sống trong một môi trường và không gian tốt lành, thanh bình và ấm no. Nếu có một mong muốn, thì đó là thành phố ngày càng phát triển hơn nữa để chúng tôi có thêm điều kiện tham gia nhiều sân chơi bổ ích, giàu giá trị văn hóa...

Biểu tượng của hòa bình là gì?

Trong quan niệm thế giới ngày nay, con chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc, và hình tượng đó ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người, qua từng thế hệ và qua từng cuộc chiến tranh, tuy rằng hình tượng chim bồ câu chỉ mới chính thức trở thành biểu tượng hòa bình sau Chiến tranh thế giới II.

Khái niệm hòa bình là gì?

Hòa bình (Tiếng Anh: peace) là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp pháp giữa các quốc gia - dân tộc, giữa người với người, là khát vọng của toàn nhân loại.

Thế nào là thế giới hòa bình?

Hòa bình thế giới, hay hòa bình trên Trái Đất, là khái niệm về một trạng thái lý tưởng của hạnh phúc, tự do và hòa bình trong và giữa tất cả mọi người và các quốc gia trên Trái Đất.